Phân tích cái hay của khổ thơ sau Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày

Hai câu thơ trên không còn xa lạ gì với chúng ta, nó có mặt trong bài hát, phim ảnh,...Tuy nhiên, ít người hiểu ý nghĩa thật sự sau những hình ảnh so sánh trong hai câu thơ ấy, vì thế hãy cùng mình tìm hiểu để biết rõ hơn về hai câu thơ này nhé.

Cái đẹp ẩn chứa sau câu thơ Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày

1.Sơ lược về tác giả của bài thơ Quê hương

Nhà thơ Đỗ Trung Quân sinh ngày 19 tháng 1 năm 1955 là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng…Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm [1978].Một số bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông: Hương tràm [1978], Chút tình đầu [1984], Bài học đầu cho con [1986], Khúc mưa, Những bông hoa trên tuyến lửa…

    Bài thơ Quê hương được đăng lần đầu vào năm 1986 với tên gọi là Bài học đầu cho con.Vào đầu thập niên 1990, bài thơ này được phổ nhạc và trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người yêu mến.

2.Nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương, đối với những điều thân thuộc gắn liền với quê hương

Tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân được thể hiện trong đoạn thơ chính là tình cảm sâu nặng của một người con dành cho quê hương của mình. Đó là tình cảm trân trọng, nâng niu từng thứ liên quan đến quê hương mình và sẽ mãi khắc ghi những thứ đó trong tim dù có đi đâu về đ

Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc"; "Quê hương là con đò nhỏ"; "Quê hương là cầu tre nhỏ", "Quê hương là đêm trăng tỏ", "Quê hương là bàn tay mẹ

Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.

3. Hình ảnh Quê hương được đem so sánh với Chùm Khế ngọt

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Em vẫn luôn tự hào về quê hương, đất nước mình. Thật vậy, là một người Việt Nam, em thấy thật yêu quý và luôn muốn trân trọng tất cả những thứ gì thuộc về đất nước và con người VN. Đầu tiên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu tất cả những thứ thuộc về đất nước mình. Nhờ có gia đình, quê hương và đất nước, em được lớn lên và phát triển, hưởng thụ trong một cuộc sống hòa bình, ấm no và yên vui. Thứ hai, em luôn cảm thấy biết ơn cha mẹ, thầy cô, hay từ những thế hệ cha anh đi trước chẳng tiếc máu xương cho đến lực lượng bảo vệ an ninh, bình yên, hạnh phúc của nhân dân trong thời đại ngày nay. Thứ ba, em luôn thấy thật tự hào về những giá trị hồn cốt của dân tộc. Đất nước dù cho nhỏ bé nhưng giàu văn hóa, lịch sử, giàu tình thương giữa những người dân trong cộng đồng. Nhờ có khối đại đoàn kết đó, tinh thần VN mãi mãi được bền vững và phát huy theo tháng ngày. Từ đây, em cũng ý thức được trách nhiệm của mình dành cho quê hương, đất nước. Em phải cố gắng học tập thật tốt để mang đất nước sánh vai cùng các bạn bè trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay

Chi tiết bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân

Bài thơ Quê Hương được Đỗ Trung Quân viết vào năm 1986, cho đến nay, đây vẫn là một tác phẩm đặc biệt. Tác giả miêu tả về quê hương một cách quen thuộc, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Ông sử dụng vô số hình ảnh, cây cối, làm người đọc hình dung về quê nhà trong cảm xúc dâng trào:

Quê hương là chùm khế ngọt ngào

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”

Mở đầu bài thơ, tác giả đặt một câu hỏi tu từ thật ngọt ngào “Quê hương là gì hở mẹ”. Câu hỏi được lặp đi lặp lại 2 lần, nhằm nhấn mạnh sự da diết, lưu luyến của nó. Chỉ là một câu hỏi nhẹ nhàng của em bé nhỏ mà sao nặng lòng đến vậy? Chính chúng ta cũng đã từng thắc mắc rằng quê hương là gì? Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, khi đi xa luôn một lòng nhớ về những ký ức, hình ảnh nơi ấy. Nhớ thêm lời cô giáo dạy rằng, nhất định phải yêu quê hương.

Chỉ khi phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, chúng ta mới cảm động trước những gì mà ký ức, cội nguồn mang lại. Tác giả trả lời rằng “quê hương là chùm khế ngọt”, nuôi nấng, bảo vệ ta trước mọi khó khăn cuộc đời. Chùm khế ngọt ở đây là người thân, luôn yêu thương, ngọt ngào với chúng ta. Đây chính là nguồn sống nuôi chúng ta lớn mỗi ngày, dạy nên người. Cuộc sống nơi quê hương là chốn phồn hoa, tự do, được bảo bọc, nuôi lớn chúng ta thành tài.

“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”

Quê hương là chuỗi những kỷ niệm, tuổi thơ vui vẻ của mỗi người, là nơi “con thả diều trên đồng”. Tuổi thơ tại nơi vùng quê bình yên, an toàn, mọi thứ thật đơn giản, vui vẻ. Quê hương cũng là những cánh đồng rộng bao la, nhuộm màu vàng của lúa thơm nhẹ nhàng. Hình ảnh nón lá, con sông, cánh diều, cầu tre thật quen thuộc, bình dị nơi chốn làng quê Việt Nam.

Cụm từ “quê hương là” được lặp lại rất nhiều lần, khẳng định đa nghĩa về khái niệm của nó. Không thể tổng kết lại khái niệm quê hương là gì, bởi có vô số ý nghĩa. Đối với mỗi người, quê hương là cả ký ức, linh hồn, thương nhớ, thậm chí là không thể rời xa. Sự gắn bó của quê hương thật kỳ diệu, cũng chính nơi đó có tình thương, có bạn bè, người thân, thầy cô, …

Quê hương là nơi chúng ta tìm về lúc mệt mỏi nhất

Phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân để thấu hiểu được sự ngọt ngào của người mẹ. Đoạn tiếp theo, tác giả ví quê hương như một người mẹ, dang vòng tay rộng rãi, ấm áp để ôm lấy con cái. Kể cả khi không có nhà, quê hương vẫn bảo vệ con dưới cơn mưa. Quê hương ở đây hay chính là hình ảnh người mẹ, luôn luôn hy sinh vì con cái? Quê hương còn là vầng trăng, soi sáng lối đi, dẫn dắt chúng ta đi đến muôn nơi. Vầng trăng ở trên cao vui, buồn cùng ta, luôn luôn đồng hành.

Tác giả liệt kê hình ảnh thiên nhiên nơi quê hương bao gồm hoa bí, mồng tơi, dâm bụt, hoa sen. Đỗ Trung Quân kể đến chi tiết từng loài cây, nhằm nhấn mạnh kỉ niệm, ký ức luôn tồn tại. Hình ảnh quê hương đa màu sắc, muôn hoa khoe nở, tươi vui hơn bất cứ đâu. Tuy nhiên, không giống như những điều khác, riêng với quê hương, mỗi người chỉ có một. Quê hương là duy nhất, chúng ta chỉ sinh ra một lần, bất kỳ ai cũng sẽ có nơi đây để quay về.

Đoạn thơ cuối như một lời nhắc nhở chúng ta rằng hãy luôn nhớ về quê hương. Quê hương duy nhất chỉ 1, cũng như mẹ chúng ta. Đỗ Trung Quân còn nhấn mạnh rằng “quê hương có ai không nhớ”, hầu hết đây là nơi duy nhất để về mỗi khi mệt mỏi. Quê hương được so sánh ngang hàng với hình ảnh người mẹ Việt Nam vĩ đại. Chính nơi đây đã nuôi chúng ta lớn khôn, trưởng thành để chống chọi với đời đầy bão giông.

Phân tích bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân để thấy hình ảnh quen thuộc, thân thương nhất. Dù có đi đến bất cứ đâu, chúng ta luôn có 1 quê hương để trở về, luôn bên cạnh chở che. Sống với quê hương, chúng ta được là chính mình, yên lặng, giản dị, đơn giản nhất.

Những phân tích trên dùng để tham khảo, nếu bạn thấy hữu ích hãy cùng nhau chia sẻ cho mọi người nhé.

 

 

Chủ Đề