Phản vệ độ 3 với dị nguyên là gì

Suckhoedoisong.vn - Mới đây, một thanh niên ở Phú Thọ vì thái một củ hành sau đó dẫn đến sốc phản vệ và nguy kịch tính mạng. Nhiều người khá băn khoăn vì không lẽ sốc phản vệ lại đến dễ dàng vậy sao?.

Theo BS. Ngô Đức Hùng - Khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai, tác giả của cuốn sách 3 phút sơ cứu, bất cứ cái gì gây dị ứng đều có thể bị phản vệ. Dị ứng nặng bằng phản vệ, dị ứng nặng hơn thì thành sốc phản vệ. Có khi chỉ là một con sâu róm cũng có thể gây sốc phản vệ.

Cũng theo BS. Hùng, phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị báo động khi tiếp xúc với một số chất trong môi trường. Đa phần chúng vô hại. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm lại dễ phản ứng với chúng, các chất này gọi là dị nguyên.

Sốc phản vệ là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong nhanh chóng từ một vài phút đến một vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Ngoài các nguyên nhân gây sốc phản vệ mà mọi người thường biết đến nhiều là từ dược phẩm thì các dị nguyên trong môi trường sống hàng ngày như cây độc, lông của động vật, ngòi ong, các loại hạt, tôm cua, phấn hoa, bụi, nấm mốc, thậm chí nước bọt của động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến sốc phản vệ nghiêm trọng.

BS. Ngô Đức Hùng - khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai.

- Nổi mày đay tại chỗ đến toàn thân kèm theo ngứa

- Phù nề mí mắt, kết mạc, chảy nước mũi, hắt hơi

- Đau quặn bụng hoặc kèm theo nôn

Do đó, bác sĩ lưu ý, khi bị côn trùng cắn cần theo dõi các triệu chứng dị ứng ngay cả với người tiếp xúc với nọc độc lần đầu. 

Nếu hít/ ngửi phải chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà. Có thể rửa mũi bằng cách bơm nước muốn sinh lý 2 lần một ngày làm giảm triệu chứng ho hắt hơi, sổ mũi.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với dị nguyên

- Biểu hiện là phù nề vùng đầu mặt cổ, họng miệng, tiếng thở khò khè, ho dai dẳng

- Nói khó hoặc khàn tiếng.

- Cảm giác choáng váng, mất cân bằng.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm 2 tổn thương gây tử vong nhanh chóng là phù nề đường dẫn khí gây ngạt thở.

Giãn mạch tụt huyết áp gây sốc [gọi là sốc phản vệ].

Những người có tiền sử bệnh lý hen phế quản, bệnh lý dị ứng từ trước rất dễ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, với đối tượng này cần hết sức thận trọng.

Lông chó, mèo là một trong những dị nguyên dễ gây phản ứng dị ứng với cơ thể 

Xử trí thế nào?

Nếu phản ứnh dị ứng mức độ nhẹ với mày đay nhẹ khu trú tại một vùng cơ thể thì chúng có thể tự biến mất. Cần rửa sạch vùng tiếp xúc bằng nước và xà phòng, sử dụng thuốc kháng histamin bôi tại chỗ làm dịu chỗ ngứa.

Nếu mày đay xuất hiện toàn thân và ngứa, không nên tắm nước nóng vì như vậy sẽ kích thích giãn mạch tăng tiết histamin làm tăng triệu chứng bệnh. Lúc này bạn cần dùng thuốc chống dị ứng đường uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Cởi bỏ quần áo, tránh mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng tại chỗ.

Nếu có bất kể một triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, cần để người bệnh vào tư thế an toàn.

Khi thấy có dấu hiệu sốc cần ủ ấm người bệnh, để người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, nghiêng đầu về một bên để tránh nôn sặc.

Với phản ứng dị ứng nghiêm trọng [bao gồm sốc phản vệ] thuốc cần sử dụng là adrenalin và corticoid, thuốc này chỉ có ở bệnh viện. Vì thế không chậm trễ đưa người bệnh đến bệnh viện.

Tuyệt đối không uống nước hay bất cứ thứ gì vì có nguy cơ nôn sặc vào phổi. Cần bình tĩnh nới rộng quần áo, trấn an tinh thần người bệnh, cho người bệnh nằm tư thế an toàn đợi xe cấp cứu.

H.Nguyên [ghi]

Nguốn://suckhoedoisong.vn/vi-cu-hanh-ma-nguy-kich-tinh-mang-soc-phan-ve-den-de-dang-vay-sao-n190455.html

Một trường hợp sốc phản vệ do thuốc gây tê Bupivacaine, bệnh nhân được cứu sống và đã xuất viện - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Cẩn thận hội chứng sốc phản vệ

Trong cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 cán bộ, nhân viên y tế. 

Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Số phản ứng nặng chỉ có 5 người phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Các trường hợp này được xử lý và đều đã ổn định sức khỏe.

Riêng tại TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cùng ngày thông tin trong 824 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã được tiêm vắc xin có 6 trường hợp có triệu chứng khác: 1 ca huyết áp kẹp, 2 ca tiêu chảy độ trung bình và 3 ca phản ứng phản vệ độ 2. Tất cả được điều trị kịp thời, diễn tiến ổn định, xuất viện sau 24 giờ.

Bộ Y tế cho hay tiêm vắc xin là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh để kích thích hệ miễn dịch và phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại mầm bệnh mà không gây ra bệnh liên quan đến mầm bệnh.

Theo ông Trần Minh Điển, phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin. Đa số phản ứng này là nhẹ, rất hiếm phản ứng nặng [hội chứng nhiễm độc, hội chứng sốc phản vệ].

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên [yếu tố lạ như thức ăn, thuốc... có khả năng gây dị ứng cho cơ thể] gây ra các bệnh cảnh lâm sàng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản, có thể gây tử vong trong một vài phút.

Để đảm bảo xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị các điểm tiêm chủng đều có trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Các đội cấp cứu lưu động thường xuyên túc trực để hỗ trợ các điểm tiêm trong trường hợp cần thiết.

Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm, sau đó lên phòng bệnh theo dõi tiếp trong 24 giờ và sau khi về nhà thì tiếp tục theo dõi, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

4 mức phản ứng sau tiêm

Có 4 mức độ phản vệ nhanh diễn tiến nặng. Phản vệ độ 2 có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, 4 nhưng cũng có khi mức độ phản vệ nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự, cần phải khẩn trương xử trí.

* Mức nhẹ [độ I]: chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

* Mức nặng [độ II]: có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp có thể tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

* Mức nguy kịch [độ III]: biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn gồm: đường thở [tiếng rít thanh quản, phù thanh quản], thở [nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở]; rối loạn ý thức [vật vã, hôn mê, co giật]; tuần hoàn [sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp].

* Mức độ IV với biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Trong số các trường hợp gặp phản ứng sau tiêm ngừa COVID-19 thời gian qua là mức độ nhẹ, có khoảng 0,7% là phản ứng phản vệ. Trong các trường hợp phản ứng phản vệ [độ 2 và 3], chỉ có 1 người phản ứng độ 3, còn lại là độ 2.

Xử trí thế nào?

Theo ông Trần Minh Điển, các phản ứng mức nhẹ có thể theo dõi tại nhà, trường hợp có biến chứng bất thường cần đưa đến cơ sở y tế. Các phản ứng mức vừa và nặng đều phải xử trí tại cơ sở y tế.

Các trường hợp gặp phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có các dấu hiệu kẹt huyết áp, phù mạch tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nôn, choáng.

Hiện nay các cơ sở y tế đều theo dõi tại chỗ 30 phút sau tiêm, yêu cầu người được tiêm theo dõi tại nhà trong 1-2 ngày sau tiêm, phát hiện sớm bất thường và đến cơ sở y tế ngay.

TP.HCM: 3 người phản ứng phản vệ độ 2 sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

X.MAI - L.ANH ghi

Tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra chỉ vài giây hoặc thậm chí vài phút khi người bệnh tiếp xúc với chất dị ứng với họ. Những bệnh nhân này nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời thì rất khó qua khỏi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn dành cho bạn.

1. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng, là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng từ hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cho nạn nhân bị sốc.

Tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra chỉ vài giây

Đây cũng được cho là một tình trạng, dễ nhận biết, khi xuất hiện tình trạng giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức.

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân nhưng số còn lại thì không xác định được vì nó có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp lại và việc chẩn đoán lại càng khó khăn hơn.

Sốc phản vệ do tiêm kháng sinh penicillin chính được cho là hay gặp nhất.

2. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Các loại thuốc uống, thuốc tiêm, các loại kháng sinh, truyền dịch, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê,… được cho là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng sốc phản vệ do thuốc.

Ngoài ra, nọc côn trùng, chẳng hạn như nọc ong cũng có thể gây nên tình trạng này.

Nhiều trường hợp sốc phản vệ do ăn các loại hải sản

Một số loại thức ăn chẳng hạn như các loại hải sản, trứng, lạc cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ do thức ăn.

Các trường hợp bị chấn thương nghiêm trọng như tình trạng mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát thì cũng có thể gây sốc.

3. Sốc phản vệ có nguy hiểm?

Chỉ sau vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Tình trạng sốc xuất hiện càng sớm thì mức độ nguy hiểm càng trầm trọng và tỉ lệ tử vong càng cao.

Vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như dị nguyên cụ thể là vô cùng cần thiết để việc cấp cứu nhanh chóng, chính xác cho người bệnh.

Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây sốc

Diễn biến của sốc phản vệ được chia thành 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt và có cảm giác sợ hãi. Nhiều trường hợp có thể xuất hiện những nốt mề đay, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, các ngón tay bị tê, có hiện tượng khó thở, bụng đau quặn, mệt mỏi và đi tiểu, đi ngoài không tự chủ. Phổi có ran rít, ran ngáy giống như hiện tượng hen phế quản, không nghe rõ nhịp tim của bệnh nhân. Tụt huyết áp, tim đập nhanh.

Ở mức độ nặng hơn, các biểu hiện có thể rõ ràng hơn, bệnh nhân thường choáng váng, hoảng hốt, ngứa ran khắp người, khó thở, nhiều trường hợp co giật, chảy máu mũi, xuất huyết dạ dày và đôi khi là hôn mê. Da bệnh nhân tái nhợt, môi thâm và đồng tử giãn, niêm mạc có tình trạng tái tím. Nhịp tim yếu, khó bắt mạch và nhiều trường hợp không đo được huyết áp.

Ở mức độ nghiêm trọng, có thể xảy ra ngay những phút đầu tiên khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên khiến người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, co giật, không đo được huyết áp, có thể tử vong sau ít phút hoặc một số ít trường hợp tử vong sau vài giờ.

  • Áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực động mạch phổi của bệnh nhân đều thấp. Ở giai đoạn này, rõ ràng nhận thấy ở người bệnh tình trạng thiếu oxy máu và hiện tượng giảm thể tích tuần hoàn.
  • Sốc giảm thể tích là sự giãn mạch, mất máu vào các khoang chứa ngoài thành mạch, và kèm theo hiện tượng giảm co bóp cơ tim. Chính vì thế, cấp cứu sốc giảm thể tích là điều quan trọng nhất trong cấp cứu sốc phản vệ.
  • Một số biến chứng muộn như viêm cầu thận, viêm thận, viêm cơ tim dị ứng,…chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
  • Một số trường hợp đã được điều trị nhưng khoảng 1,2 tuần sau đó mới xuất hiện tình trạng hen phế quản, hiện tượng mày đay tái phát nhiều lần và đôi khi là một số bệnh như viêm nút quanh động mạch, Lupus ban đỏ,...

4. Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Một số biểu hiện của sốc phản vệ nguy hiểm như da người bệnh nhợt nhạt, da lạnh hoặc ẩm, bệnh nhân khó thở, mạch nhanh, yếu, người bệnh bị mất ý thức,…

Bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt

Người bệnh bị sốc phản vệ cần phải được cấp cứu càng sớm càng tốt. Vi thế, trong trường hợp thấy ai đó bị phản ứng dị ứng hoặc có các biểu hiện giống với sốc phản vệ nhưng không chắc chắn, bạn vẫn nên:

Gọi 115 hoặc liên hệ tới trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Để người bệnh ở tư thế nằm thoải mái và nâng cao chân bệnh nhân lên.

Kiểm tra mạch, nhịp thở của người bệnh. Có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu hoặc tiến hành hồi sức tim phổi cho nạn nhân.

Có thể khẳng định rằng, hiện tượng sốc phản vệ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Những người có nguy cơ cao nên mang theo dụng cụ tiêm tự động. Đây là ống tiêm có khả năng kết hợp với kim tiêm ẩn, khi ấn vào đùi, nó sẽ có tác động làm chậm các phản ứng sống và tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Nếu bạn còn thắc mắc, muốn được tư vấn các vấn đề về sức khỏe hoặc cần đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56. Các chuyên gia tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín tại thủ đô Hà Nội. Chúng tôi tự hào về đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh. Không những thế, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị máy móc tân tiến giúp việc chẩn đoán chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và tăng hiệu quả điều trị cũng là một điểm cộng của bệnh viện. Đến với MEDLATEC, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề