Phật đại thế chí bồ tát là ai

Phật bản mệnh tuổi Ngọ là Đại Thế Chí Bồ Tát hay còn gọi là Đại Tinh Tiến Bồ Tát. Là 1 trong 3 vị Tây Phương Tam Thánh. Hiện nay mẫu tượng này được rất nhiều gia chủ ưa chuộng. Lý do tại sao lại có sự ưa ái đặc biệt. Ý nghĩa tượng Đại Thế Chí như thế nào? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

Bồ Tát Đại Thế Chí mang đến sáng trí tuệ chói rọi đến của con người, đến những nơi u ám của thế gian

Lại một thủa khác, Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:

- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.

- Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.

- Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.

Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh.

>>>Xem thêm các mẫu tượng Phật bằng đồng ở đình, chùa

Ánh sáng trí tuệ chói rọi đến thâm tâm của con người, đến những nơi u ám của thế gian, để phá vỡ màn vô minh cứu khổ cho nhân loại. Tất cả chư Phật chư Bồ Tát nào cũng có hạnh nguyện đại từ bi và đại trí tuệ như Đức Phật A Di Đà và đó cũng là Phật tánh sáng suốt thanh tịnh, bất sanh bất diệt của con người.

Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ, vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí. Bồ tát cũng từ thế giới ta bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh giác.

Ngài đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà, đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược.

Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô nầy để có thể đưa họ về cõi Tịnh độ.

>>>Xem thêm các mẫu tượng phong thủy bằng đồng giúp gia chủ tài lộc đầy nhà

Gia chủ tuổi ngọ nhất định phải sở hữu ngay mẫu tượng Bồ Tát Đại Thế chí. Vì đấy chính là phật hộ mệnh cho tuổi này.

Những người tuổi Ngọ sinh vào các năm: 1954 [Giáp Ngọ], 1966 [Bính Ngọ], 1978 [Mậu Ngọ], 1990 [Canh Ngọ], 2002 [Nhâm Ngọ], 2014 [Giáp Ngọ],…

Phật bản mệnh tuổi Ngọ là Đại Thế Chí Bồ Tát hay còn gọi là Đại Tinh Tiến Bồ Tát. Ngài đứng bên phải A Di Đà Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát xưng “Tây Phương Tam Thánh”. Quan Vô Lượng Thọ Kinh ghi chép: “Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ soi sáng khắp thế gian, giúp chúng sinh thoát khỏi huyết quang tai ương, bảo vệ chúng sinh khỏi tà ma xâm hại”

+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

+ Nên đặt ban thờ để Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.

>>>Xem thêm các mẫu vật phẩm phong thủy không thể thiếu ở phòng làm việc

+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.

+ Gia chủ không được thờ chung Thần khác cùng với Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.

+ Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.

+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.

+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật. 

+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thấp hơn ban thờ gia tiên.

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng thủ công Ý Yên, Nam Định. Là đơn vị uy tín, chuyên chế tác và bán tượng Đại Thế Chí Bồ Tát, tượng Phật bằng đồng, đồ thờ đồng....Sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, đội ngũ thợ lành nghề. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Riêng về chất lượng sản phẩm, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu chuyên về đồ đồng hiện nay. 

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, yêu cầu về chất lượng và thẩm mĩ càng cao. Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từ hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn. Riêng với tượng Đại Thế Chí, là một trong những mẫu tượng Phật nổi tiếng của công ty. Chúng tôi nhận thi công đúc các mẫu tượng Phật đầy đủ kích cỡ phục vụ từ chùa đền, đến thờ tại gia. Đặc biệt, vì là đơn vị trực tiếp sản xuất, giá thành của Bảo Long luôn ổn định và phù hợp với túi tiền người mua.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các Showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline: 0912.055.661- 0985.918.661 để được hỗ trợ tốt nhất

Trong câu niệm hằng ngày của chúng ta thường xuất hiện cái tên Đại Thế Chí Bồ Tát. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết về Ngài, ý nghĩa cái tên cũng như là sự tích ra đời của Ngài. Đối với một người tu hành mà nói, chúng ta càng hiểu sâu sắc về Ngài thì khả năng thẩm thấu đức hạnh từ Ngài càng rõ nét hơn hết. Hãy cùng Gốm Bát Tràng Family tìm hiểu về Ngài qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như là Đại Tinh Tấn Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Lượng Quang Bồ tát, …. Hoặc có thể gọi vắn tắt hơn là Thế Chí.

Theo như Tây Phương Tam Thánh có viết, Ngài chính là vị Bồ Tát đứng phía bên phải của Đức Phật A Di Đà. Trên cổ Ngài thường đeo chuỗi anh lạc và trên tay luôn cầm hoa sen xanh. Trong đó thì hoa sen xanh chính là tượng trưng cho sự thanh tịnh. Ngài đã dùng trí tuệ để dứt ra khỏi những phiền não vô mình, đồng thời cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng vùn ác trước mắt. Cũng giống như là đóa sen luôn vươn mình lên cao hơn “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Sự tích về Đại Thế Chí Bồ Tát

Từ thuở xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có một vị Đức Phật tên hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để có thể hóa độ chúng sanh. Vào lúc ấy, tại đất nước này có vị vua lấy hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để ngự trị nhân dân. Do đó ông được gọi với cái tên là Pháp Vương. Và vị vua này rất thờ kính Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ.

Vào một ngày nọ, nhà vua đang ngồi tọa thiền Tam muội cho đến khi xuất định thì thấy hai bông hoa sen mọc ở hai bên tả hữu. Và bên trong mỗi bông sen sẽ có mỗi đồng tử.

Nhà vua cùng với hai đồng tử cùng đến chổ Phật để được nghe Pháp. Vị Vua Oai Đức đó chính là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ tát Quán Thế Âm.

Lại vào một thuở khác, Khi mà Đại Thế Chí Bồ Tát chưa xuất gia học đạo. Lúc bấy giờ Ngài chính là đứa con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm có tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài đã vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Đồng thời phát nguyện phổ độ chúng sanh.

Xem thêm: 8 vị phật bản mệnh hộ mệnh 12 con giáp mang lại bình an và may mắn

Những hạnh tu mà Ngài chú tâm

Ba nghiệp của bản thân

  • Không sát hại chúng sanh.
  • Không trộm cướp của người.
  • Không tà dâm.

Bốn nghiệp tại miệng

  • Không nói láo xược.
  • Không nói lời thêu dệt.
  • Không nói lời hai chiều.
  • Không nói lời độc ác.

Ba nghiệp tâm ý

  • Không tham lam nhiễm danh lợi và sắc dục.
  • Không hờn giận oán cừu.
  • Không được si mê ám muội. Cùng với những món hạnh tu thanh tịnh mà cùng hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Và luôn cầu đặng về một thế giới trang nghiêm và đẹp đẽ. Tựa như coi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Ngài là vị Phật đứng bên phải của Đức Phật A Di Đà. Ngài luôn đeo chuỗi anh lạc và trên tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh ở đây tượng trưng cho sự thanh tịnh, tức là sự đoạn đức. Ngài đã dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não ô nhiêm trong cuộc sống. Đồng thời cứu vớt chúng sanh lên khỏi vũng bùn ác trước mặt.

Muốn cứu vớt được chúng sanh đi về cõi Tịnh độ thì trước tiên cần dạy họ cách dứt sạch phiền não và ô uế. Chính vì vậy, danh hiệu của Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh. Giúp họ có thể thấy rõ những ô nhiễm của mình và giúp cho họ có thêm sức mạnh. Nhờ sức mạnh này để đoạn trừ được những ô nhiễm này và đưa họ trở về cõi Tịnh độ.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài Bồ Tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần. Làn da màu vàng tử Kim, bên trong thiên quan của Bồ tát có 500 hoa báu. Mỗi một bông hoa báu lại có 500 đài báu và bên trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương Chư Phật. Nhục kế như Bát đầu ma, bên giữa nhục kế sẽ có một bình báu, khác hoàn toàn với hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Trong hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Ngài Mật tông, ngài là vị thứ hai ở bên phương trên trong viện Quan Âm. Người ngồi trên bông hoa sen đỏ, thân màu trắng và trên tay cầm hoa sen mới nở. Tay phải của Ngài co ba ngón giữa và đặt ở trước ngực. Mật hiệu chính là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.

Kết luận

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc đồng tu có thể hiểu hơn về Đại Thế Chí Bồ Tát. Để từ đó ta cũng hiểu hơn về lý do tại sao ta lại thờ cúng Ngài trong cuộc sống. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề