Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu

ThS. BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp và ekip thực hiện phẫu thuật hạ tinh hoàn cho bệnh nhi

Các bác sĩ khoa Ngoại nhi Tổng hợp, Trung tâm Sản Nhi vừa thực hiện phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn thành công cho một bé trai 7 tuổi ở Phú Thọ.

Được biết, bệnh nhi đã được phát hiện tình trạng ẩn tinh hoàn từ lâu nhưng do tâm lí chủ quan nên gia đình không đưa bé đi khám. Khi được tiếp nhận vào Trung tâm Sản Nhi, bệnh nhi đã lên 7 tuổi, tinh hoàn bên phải không sờ thấy trong bìu và trong ống bẹn mà lạc sâu trong ổ bụng.

Tại Trung tâm Sản Nhi, sau khi được làm các xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp ẩn tinh hoàn dạng không sờ thấy được, kích thước tinh hoàn ẩn nhỏ hơn nhiều so với tinh hoàn bên phía đối diện và chỉ định phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn cho bệnh nhi.

Hình ảnh tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng của bệnh nhi

ThS. BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp cho biết đây là một ca phẫu thuật tương đối khó khăn do tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng, các mạch máu tinh hoàn rất ngắn. Các bác sĩ đã thực hiện giải phóng mạch máu và ống dẫn tinh tối đa để hạ được tinh hoàn xuống cố định ở gốc bìu. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các bác sĩ cũng nỗ lực bảo tồn mạch máu và ống dẫn tinh để đảm bảo tinh hoàn vẫn có chức năng hoạt động tốt sau khi được hạ xuống.

Đối với trường hợp bệnh nhi này, tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng, các mạch máu tinh hoàn rất ngắn nên  phải thực hiện phẫu thuật làm 2 thì. Theo đó, các bác sĩ sẽ thực hiện hạ tinh hoàn xuống cố định ở vùng bẹn trong thì 1. Sau đó khoảng 6 tháng sẽ tiếp tục phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống cố định ở bìu [phẫu thuật thì 2] để đảm bảo an toàn cho bệnh nhi.

Sau phẫu thuật 2 ngày, toàn trạng bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện.

Ẩn tinh hoàn cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt

Theo ThS. BS Nguyễn Đức Lân, tinh hoàn có thể tự xuống bìu trong những tháng đầu sau sinh [thường trong 3 tháng đầu], sau đó tỉ lệ này giảm dần và còn rất thấp. Do đó cần thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn bị ẩn xuống cố định lại vị trí bình thường ở bìu.

Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn được chỉ định trong các trường hợp tinh hoàn lạc sâu trong ổ bụng. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật gây mê hồi sức kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại tại Trung tâm Sản Nhi, khoa Ngoại nhi Tổng hợp đã thực hiện phẫu thuật thành công cho rất nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ. Hầu hết các trường hợp được phẫu thuật nội soi đều hồi phục rất nhanh, ít đau đớn và được ra viện chỉ sau 2-3 ngày.

ThS. BS Nguyễn Đức Lân cũng khuyến cáo phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn cần được tiến hành càng sớm càng tốt, thời điểm phẫu thuật phù hợp là từ 13 -18 tháng. Đối với các trường hợp có tinh hoàn duy nhất phải xem xét phẫu thuật ở thời điểm sớm hơn, có thể từ khi trẻ 6 tháng đến 1 tuổi. Bởi từ sau 1 tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống bìu được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi. Tinh hoàn sẽ bắt đầu teo đi và có thể xuất hiện các biến chứng như xoắn tinh hoàn, ung thư hóa và vô sinh nam đối với trường hợp tinh hoàn ẩn hai bên.

Tinh hoàn ẩn là một dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng hầu hết chỉ ẩn một bên. Tình trạng này có thể gây vô sinh và ung thư tinh hoàn.

Bác sĩ Phạm Đức Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, tỷ lệ tinh hoàn ẩn chiếm 33% ở bé trai sinh non, 3,4% ở trẻ sinh đủ tháng. Đây là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí [trong bìu] khi trẻ đã được sinh ra mà nằm trong ổ bụng hoặc trên đường di chuyển từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu.

Nguy cơ ung thư cao gấp 40 lần

Trong một lần tắm cho cu Tuấn, chị Hoa [Xuân Trường, Nam Định] giật mình khi thấy tinh hoàn cậu con trai mới 6 tháng tuổi chỉ có ở bìu bên trái mà không thấy bên kia đâu.

Đưa con đi khám tại Bệnh viện tỉnh, chị được biết con mình bị tinh hoàn ẩn và phải mổ. Nghĩ con còn bé, phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm nên chị Hoa lẳng lặng bế con về nhà và định bụng sẽ cho phẫu thuật khi con lớn hơn một chút. Khi Tuấn được 5 tuổi, chị chết ngất khi bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thông báo tinh hoàn ẩn đã gây ra khối u ác tính trong bụng của bé.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, hội viên Hội Nam học Mỹ, cho biết, hai tinh hoàn bắt đầu được hình thành khi có sự nhập lại của tế bào mầm ưu thế thành dây tinh hoàn trong ụ sinh dục từ giai đoạn sớm của bào thai.

Sự phát triển của tuyến sinh dục tinh hoàn bắt đầu từ tháng thứ hai của quá trình thai nghén. Trong những tháng tiếp theo, tinh hoàn tiếp tục phát triển và biệt hóa. Đến tháng thứ bảy, nó bắt đầu quá trình đi xuống bìu và thường ‘đến đích’ vào cuối tháng thứ chín. Một số trường hợp chưa xuống hết sẽ tiếp tục đi xuống trong những tháng đầu của thời kỳ nhũ nhi. Chính vì thế, trẻ đẻ non thường bị tinh hoàn ẩn.

Ngoài nguy cơ vô sinh, các trường hợp bị tinh hoàn ẩn còn có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao gấp 40 lần người bình thường. Quá trình ung thư thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi 30 – 40.

Minh họa một số vị trí tinh hoàn ẩn

Nên điều trị tinh hoàn ẩn ngay trong năm đầu đời

Theo bác sỹ Phạm Đức Thịnh, chỉ cần sờ bìu của trẻ là có thể phát hiện tinh hoàn ẩn, và điều quan trọng là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh nguy cơ gặp các biến chứng nặng nề. Thời điểm điều trị tinh hoàn ẩn tốt nhất là trước một tuổi vì có nhiều bằng chứng cho thấy tế bào sinh tinh không bị tổn thương ở giai đoạn này.

Hiện có hai phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn: điều trị nội tiết và phẫu thuật. Trong điều trị nội tiết, bệnh nhân sẽ được tiêm HCG [Pregnyl] trong 8 tuần và theo dõi sự di chuyển của tinh hoàn. Nếu sau vài tháng, tinh hoàn không xuống thêm thì bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật. Hiệu quả của phương pháp điều trị nội tiết là 10% – 40%.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Vài giờ sau mổ, bệnh nhân có thể xuất viện. Trường hợp bác sĩ phát hiện có tế bào bất thường hoặc không thể kéo tinh hoàn xuống được sẽ phải cắt tinh hoàn để tránh nguy cơ ung thư sau này

Để phát hiện sớm tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ khi tắm cho trẻ nên để ý xem trẻ có đủ hai bên tinh hoàn và tinh hoàn có nằm đúng vị trí trong bìu hay không. Nếu không thấy, dù chỉ một bên, cũng phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa nhi.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trong quá trình phát triển của thai nhi nam, lúc đầu, tinh hoàn nằm trong ổ bụng, sau đó, nó di chuyển dần xuống bìu. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu. Tỷ lệ tinh hoàn ẩn khoảng 3-4% trẻ trai khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, sinh non, sinh đôi.

Rối loạn phát triển gây tinh hoàn ẩn

Quá trình tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu có rối loạn, các yếu tố này sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây ra chứng tinh hoàn ẩn. Các yếu tố đó là: suy tuyến yên, làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và nhỏ dương vật; sai lệch tổng hợp testosteron: thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường; giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen: gây ảnh hưởng sự phát triển chức năng sinh dục nam, gây ẩn tinh hoàn; nếu mẹ mang thai nhi nam mà dùng diethylstilbestrol nhiều hay dùng kháng androgen thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn; phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn - bìu làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu; các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

Dấu hiệu bệnh

Nếu trẻ trai còn nhỏ, cha mẹ có thể kiểm tra nơi bìu nhưng không thấy tinh hoàn ở dưới bìu. Ở trẻ lớn hay người lớn, tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên. Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

Sơ đồ mô tả tinh hoàn ẩn.

Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng có thể xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn… Nghiệm pháp HCG: là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy. Xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, prolactin, estradiol và testosteron để chẩn đoán tinh hoàn ẩn.

Nguy cơ vô sinh

Tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn bình thường, nhu mô thường mềm nhão. Nghiên cứu của Anne Suskind và cộng sự ở Hoa Kỳ cho thấy: Các trẻ có tinh hoàn ẩn, đường kính của các ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn; sự thay đổi về mô học của các tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng gây vô sinh. Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Nhưng họ có nhiều rủi ro do nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và nhiều nguy cơ khác.

Trường hợp bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những người này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Thậm chí, có người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng. Thể trạng những nam giới này thường yếu đuối, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và tâm sinh lý người bệnh. Ngoài ra, người bị tinh hoàn ẩn thường phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác làm tăng nguy cơ vô sinh cho người bệnh.

Cần điều trị sớm tinh hoàn ẩn

Trẻ bị tinh hoàn ẩn, nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu. Khi phát hiện trẻ bị tinh hoàn ẩn, chúng ta chỉ nên đợi đến khi trẻ 9 tháng tuổi để xem tinh hoàn có xuống bìu hay không. Nếu sau 9 tháng mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên xử lý bằng phẫu thuật cho trẻ. Thời gian phẫu thuật tốt nhất là khi trẻ được 1-2 tuổi.

Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc nội tiết như: HCG; GnRH, có thể sử dụng phối hợp GnRH và HCG.

Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả. Nhằm đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc; phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu. Đối với nam giới trưởng thành phát hiện thấy ẩn tinh hoàn cần phải tiến hành phẫu thuật ngay: nếu tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố. Trường hợp tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ...

Lời khuyên của bác sĩ

Tinh hoàn ẩn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phòng tránh được như khi mẹ mang thai tránh dùng diethylstilbestrol nhiều; hoặc không dùng các chế phẩm kháng androgen. Đối với trẻ trai sinh thiếu cân, sinh non, sinh đôi, cha mẹ cần chú ý kiểm tra xem bé có bị ẩn tinh hoàn hay không để đưa trẻ đi điều trị sớm. Mọi trường hợp phát hiện được trẻ trai bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư hóa tinh hoàn...

BS. Trần Văn Phong


Video liên quan

Chủ Đề