Phụ nữ có thai ăn bánh tráng trộn được không

Bà bầu ăn bánh tráng được không? Cách làm bánh tráng trộn cho mẹ tại nhà

Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến của nhiều giới trẻ và nhiều bà bầu. Tuy nhiên bà bầu ăn bánh tráng được không? Sau đây hãy cùng Songkhoe.medplus tìm hiểu bà bầu có ăn được món ăn vặt này không nhé!

1. Bánh tráng trộn là món gì?

Bánh tráng trộn là món ăn được nhiều người ưa thích không chỉ riêng gì giới trẻ. Đây là  món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh. Nguyên liệu để làm nên món bánh tráng trộn là bánh tráng cắt nhỏ, khô bò, mực khô, trứng cút, xoài, rau răm, tép khô, lạc, nước khô bò, ớt. Đây là món ăn kết hợp rất nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên hương vị cay cay, chua chua. Sự kết hợp giữa khô bò, mực khô, trứng cút và bánh tráng hòa quyện lại giúp người thưởng thức yêu thích món ăn này.

Bánh tráng trộn.

2. Bà bầu ăn bánh tráng được không?

Được nhiều giới trẻ yêu thích bởi hương vị chua chua, cay cay. Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra bà bầu ăn bánh tráng lợi hay hại. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều bánh tráng vì nguy cơ mắc các bệnh và biến chứng nguy hiểm từ các nguyên liệu làm nên món ăn này không an toàn. Bà bầu chỉ nên ăn bánh tráng 1-2 trong thai kỳ và tốt hơn hết mẹ nên tự tay làm để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên một số tác hại khôn lường như sau:

Bà bầu ăn bánh tráng được không? Nguy hiểm đến từ các nguyên liệu

Có một điều mẹ nhận ra rằng, không thể đảm bảo chất lượng từ các nguyên liệu như khô bò, khô mực, trứng cút hay các nước hương liệu. Không ai biết xuất xứ hay địa chỉ uy tín của các nguyên liệu này.

Thời gian gần đây, người ta nghi ngại khi đồ giả ngày càng tràn lan. Khô bò, khô mực được làm bằng nhựa, nhiều cơ sở chế biến trên cả nước bị bắt đang chế biến các thực phẩm thịt bò, thịt lợn ôi thiu, gia súc hôi thối, chết do bệnh dịch. Các loại nước sốt không có địa chỉ cụ thể hoặc tự chế biến không qua một công thức nào khiến nhiều người nghi ngại về tính an toàn của chúng.

Mẹ vô tình ăn các thực phẩm bẩn, ôi thiu vô tình khiến cơ thể bị ngộ độc như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu ăn nhiều.

Bà bầu ăn bánh tráng được không? Nguy hiểm đến từ chất lượng

Đa số các địa điểm bán hàng rong là nơi bán bánh tráng trộn. Hằng ngày đối mặt với thời tiết mưa, nắng thất thường, khói bụi của phương tiện tham gia giao thông. Bất cập đến từ chất lượng. Liệu mẹ có đủ chắc chắn rằng những điều đó không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Một số vi khuẩn có hại từ môi trường có thể xâm nhập gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé.

Bà bầu ăn bánh tráng được không? Gây sảy thai

Bà bầu ăn bánh tráng trộn có nguy cơ gây sảy thai hoặc động thai. Nguyên nhân xuất phát từ nguyên liệu rau răm có trong bánh tráng. Rau răm là một trong những loại rau được khuyên không nên ăn trong thai kỳ. Trong 3 tháng đầu tiên bà bầu không nên ăn rau răm. Vì đây là lúc thai nhi chưa phát triển ổn định. Nếu ăn rau răm trong giai đoạn này có thể dẫn tới sảy thai do thành tử cung bị kích thích, co bóp. Vì vậy mẹ cũng nên cẩn thận khi sử dụng bánh tráng thì loại br rau răm ngay nhé.

Rau răm gây sảy thai.

Xem thêm: Bà bầu ăn rau răm:Tuyệt đối không nên ăn nếu mẹ không muốn bị sảy thai

Bà bầu ăn bánh tráng được không? Gây táo bón

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu rất thích ăn cay vì có thể do cơ địa thay đổi hoặc đơn giản vị cay có thể lấn át được cơn buồn nôn, ốm nghén. Trong bánh tráng vị vị cay do ớt, vị cay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu đặc biệt là táo bón. Nếu mẹ táo bón thời gian lâu có thể gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra ăn cay có thể gây các triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, co mạch, ảnh hưởng tuyến tụy thậm chí là sinh non.

Ăn cay nhiều bà bầu dễ bị táo bón.

Cách làm bánh tráng trộn an toàn cho mẹ tại nhà

Mẹ có thể nhân dịp rảnh rỗi làm những món ăn tại nhà cho riêng mình để thỏa mãn cơn thèm mà lại an toàn cjo chính sức khỏe của mình và bé. Các bước làm bánh tráng trộn đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • Một gói bánh tráng
  • 1/2 quả xoài xanh [ chọn xoài vừa, không nên chua quá]
  • Hành khô
  • Lạc [đậu phộng]
  • 1 trái tắc
  • Thịt bò khô
  • Tép
  • 2-4 quả trứng chim cút
  • Gia vị: xì dầu, sa tế, muối tôm, 1/2 trái ớt.

Cách làm:

  • Dùng kéo cắt nhỏ bánh tráng, vừa ăn.
  • Xoài xanh rửa sạch, gọt bỏ vỏ, bào thành sợi.
  • Lạc rang chín, bỏ vỏ, tách đôi nhân làm hai.
  • Trứng cút, luộc chín để nguội, bóc vỏ.
  • Bò khô xé nhỏ.
  • Hành khô bóc vỏ, thái mỏng. Cho dầu ăn vào chảo đun sôi, cho hành khô vào phi tới khi hành chuyển sang màu vàng thì vớt ra để nguội.
  • Tép rang khô, để vào bát cho nguội.
  • Sợi xoài đã nạo vào tô có bánh tráng. Tiếp đến cho bò khô, tép rang, mỡ hành, hành khô trứng cút vào.
  • Vắt 1 trái tắc, 1 thìa xì dầu, 1/2 thìa muối tôm vào và trộn đều cho thấm gia vị.
  • Ăn liền ngay sau khi trộn bánh tránh bánh bị mềm không còn thơm, ngon, chuẩn vị.

Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn bánh tráng được không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.

Xem thêm bài viết:

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Bánh tráng trộn nghe tên thôi là đã chảy nước miếng. Có thời nhà nhà bánh tráng trộn, người người bánh tráng trộn tới nỗi ai kinh doanh món này cũng phất lên. Em có đứa bạn ở Tây Ninh còn kể một nhà ở đó làm bánh tráng 3 năm mà từ nhà lá xây luôn 3 tấm kiên cố. Nhưng cái em nói ở đây không phải là chuyện bán buôn mà là về thành phần nguyên liệu của món bánh khoái khẩu này. Em cũng đứa nghiện bánh tráng trộn lắm các mẹ ạ. Lúc bầu, còn nghén ăn bánh tráng trộn thay cơm là chuyện thường. Nhưng có lần, ăn trúng một miếng bánh nghe mùi phân gián xong là từ đó nhợn luôn. Tự dưng lại thấy sờ sợ món này. Vậy mà ngó qua ngó lại, người mua bánh tráng trộn ăn nhiều nhất lại là các mẹ bầu. Cái này cũng dễ hiểu vì bà bầu hay đói giữa giờ mà đói thì ăn vặt với bánh tráng trộn là số một. Nhưng mẹ có biết bánh tráng trộn tiềm ẩn nhiều ngơ lắm không ạ? Bánh tráng trộn gồm các nguyên liệu: Bánh tráng, các loại khô gà, khô mực, khô nai,… nước sốt, nước me… Mỗi thành phần nguyên liệu như vậy đều tiềm ẩn rất nhiều mối họa cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Nguy cơ ung thư từ nguồn nguyên liệu bánh tráng Nhiều bệnh nhân ung thư gan thắc mắc với bác sĩ mình không hút thuốc, không uống rượu, gia đình cũng không có người bị viêm gan, vậy tại sao họ lại mắc bệnh. Chỉ đến khi tiết lộ nhà có gạo bị mốc hay đồ khô bị lên men vẫn rửa sạch rồi ăn thì họ mới tá hỏa đó chính là nguồn căn gây bệnh.

Báng tráng được làm từ gạo. Nhưng không ai dám chắc gạo này là gạo sạch. Gạo có thể lên mốc, được vò kỹ, xay trộn và làm ra những tấm bánh trắng thơm ngon mà không ai biết. Ăn những loại bánh tráng này không chỉ có nguy cơ ngộ độc mà còn có thể dẫn đến nhiều mối họa như ung thư gan và virus này nếu nhiễm từ trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Chưa kể bánh bày ở vỉa hè, ngày này sang ngày khác đóng bụi sẽ không đảm bảo vệ sinh khi đến miệng các mẹ ạ! Phẩm màu, hóa chất từ mực khô, nai khô, bò khô Các loại cá mực khô, nai khô, bò khô giả đầy rẫy. Mực khô giả có thể được làm từ bã sắn, nhựa cao su dẻo. Sau khi tạo hình như sớ mực, nó được tẩm ướp gia vị để đánh lừa vị giác. Nhưng khi đốt thì rất dễ cháy và bốc mùi khét lẹt. Nếu mực được ngâm vào nước thì sẽ bị phai màu, trắng bệch, khi kéo còn dãn ra như cao su.

Nai khô thì chỉ nhìn đủ biết không thật. 1kg nai cũng mất ít nhất 300 nghìn. Nai cũng chẳng phải gia súc, gia cầm nuôi được, số lượng không nhiều để cung cấp thị trường. Vậy mà một bịch bánh tráng trộn 10 nghìn lại được cho cả nắm. Ăn vào, ngoài gia vị cũng chẳng nghe mùi thịt nai đặc trưng nhất. Bò khô giả cũng tương tự. Nó có thể được làm bằng lõi sắn, được ướp màu và tẩm gia vị. Khi ăn chỉ biết hương của gia vị và phẩm màu mà không nghe bất kỳ mùi bò khô nào. Theo nghiên cứu, phẩm màu hóa chất nếu dùng quá nhiều có thể khiến thai nhi bị rối loạn hành vi và tăng nguy cơ ung thư rất cao. Thêm vào đó, các loại thịt dù là thịt thật chăng nữa thì số lượng bò thối, bẩn tuồn đi khắp nơi hàng ngày cũng chắc gì không đến tay những người chế khô bò, khô nai cho món bánh tráng trộn như vậy? Chất gây ung thư có từ trong các nước nước sốt

Nước sốt chính là linh hồn của các món ăn. Đó là lý do vì sao cùng bán bánh tráng trộn nhưng có người trộn ngon hơn, người trộn không ngon bằng. Tuy nhiên, cũng phải cẩn thận! Để tiết kiệm chi phí nhiều người sử dụng dầu ăn thải được dùng nhiều lần nên rất độc hại. Một tiến sĩ khoa học cho biết, dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng, trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc lại bằng nhiều phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường. Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit [có lợi cho sức khỏe] sang dạng trans [không có lợi]. Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Ngộ độc về chất lượng vệ sinh Bánh tráng trộn là món nguội, nguyên liệu đều không được tiệt trùng. nên không được tiệt trùng như nhiều thực phẩm khác. Người ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm, nôn ói, nhức đầu, có những biểu hiện di chứng về thần kinh rất nguy hiểm.

Vật liệu sử dụng có thể là chậu nhựa, xông nồi, túi nilon,…người bán có thể sử dụng găng tay chế biến thực phẩm nhiều lần, thậm chí là để tay không nhào trộn vào món bánh tráng trộn này để tạo ra món ngon ngũ vị.Bên cạnh đó là rau răm, xoài xanh, trứng cút, không biết đã được sơ chế, từ bao giờ và nguồn gốc ra sao cũng không thể đảm bảo. Và quá trình bảo quản có bị ruồi muỗi, chuột hay gián thì hằng hà sa số. Nói tóm lại, cứ cái đà mẹ bầu ăn bánh trộn thay cơm như hiện nay các mẹ vẫn làm thì nguy cơ thai nhi rước mầm bệnh ung thư, rối loạn tăng trường... sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nếu thương con, các mẹ hãy cẩn thận hơn với những món ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu nhé! Xem thêm các bài viết liên quan tại đây: 12 món ngon mát phổi, bổ phế, mẹ bầu ăn cật lực con sinh ra có lá phổi sạch tinh, khỏe mạnh, mẹ chẳng lo ốm đau khi bầu bì Chăm chỉ ăn 5 món rau củ này suốt 9 tháng 10 ngày, thai nhi tăng gấp đôi chất xám, sinh ra dễ ăn, dễ ngủ, mẹ nhàn tênh Cha càng gần gũi, con cái càng thông minh, hạnh phúc và dễ thành công trong cuộc sống Xem thêm clip:

Video liên quan

Chủ Đề