Phụ nữ mang thai được nghỉ bao nhiều ngày

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày. Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con mất được quy định là 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên. Về thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ mất, trước đây luật quy định thời gian hưởng là cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ. Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản được quy định là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc [thay vì trong 1 năm như trước đây]. Trường hợp, người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

Quy định mới về đi làm trước hạn nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.

Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh tho đến khi con đủ 4 tháng tuổi lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản. Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản. Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con./.

Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 08/2019/L-CTN ngày 03/12/2019; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

Bộ luật Lao động dành Chương X với 8 điều từ Điều 135 đến 142 trình bày những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới. Các điều tập trung quy định về chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng lao động, các quyền, lợi ích của người lao động mang thai, nuôi con nhỏ…Quy định riêng đối với lao động nữ mang thai, lao động nuôi con nhỏ tại Bộ luật 2019 , đã kế thừa một số quy định của Luật Lao động 2012, đồng thời có nhiều điểm mới thể hiện  rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về nữ phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới.

1. Quy định về bảo vệ thai sản [ Điều 137]

Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động đang mang thai tháng thứ 7 hoặc hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa. Trường hợp người lao động [nam hoặc nữ] đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đồng ý, người sử dụng lao động mới được bố trí làm việc ban đêm, thêm giờ hoặc đi công tác xa.

Lao động nữ làm nghề, công việc độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, khi mang thai và có thông báo đến người sử dụng lao động thì được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, người lao động được giảm bớt 01 giờ làm việc mà được hưởng nguyên lương và các quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

2. Đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai [Điều 138]

Khoản 3 Điều 37 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại, về phía lao động nữ mang thai, nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn hợp đồng. Để thực hiện được quyền này, lao động nữ mang thai có nghĩa vụ phải thông báo với người sử dụng lao động về xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Trường hợp trong quá trình lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hợp đồng lao động hết hạn thì được ưu tiên ký kết hợp đồng mới.

Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, dù có hay không chỉ định cụ thể từ cơ sở y tế, Bộ luật Lao động 2019 tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng thời gian tạm hoãn tối thiểu bằng chỉ định tạm nghỉ của cơ sở y tế.

3. Nghỉ thai sản [Điều 139]

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng, thời gian nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.  Hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm thời gian không hưởng lương.

 Trường hợp lao động nữ đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ sinh con phải thoả mãn các điều kiện gồm: đã nghỉ được ít nhất 04 tháng, có báo trước và được sự đồng ý của người sử dụng lao động, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đi làm mà không có hại cho sức khoẻ của lao động nữ. Ngoài việc vẫn hưởng đủ trợ cấp thai sản, lao động nữ được trả lương khi đi làm sớm.

Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được quy định chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm: chế độ khám thai, khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thời gian hưởng chế độ khi sinh con, khi mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai, trợ cấp 1 lần, dưỡng sức phục hồi sau thai sản, đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, mức hưởng.

Người lao động hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau dưới 3 tuổi, 7 tuổi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo luật, người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi, tối đa 15 ngày làm việc nếu con đủ từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mỗi người cha hoặc mẹ đều được hưởng chế độ này. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

4. Bảo đảm việc làm [Điều 140]

Sau khi nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định, lao động được bảo đảm việc làm cũ mà không bị cắt giảm lương, quyền và lợi ích so với thời điểm trước khi nghỉ. Trường hợp công việc cũ không còn, người lao động được bố trí việc làm khác với mức lương ít nhất bằng mức lương công việc cũ.

5. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con [Điều 142]

Bộ Luật Lao động 2019 quy định Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đối với cả nam và nữ.

Người sử dụng lao động làm các công việc thuộc danh mục này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu cảu công việc và phải đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động theo quy định./.

6. Không xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ mang thai, người lao động [cả nam và nữ] nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Đây là nội dung quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 122 quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Nội dung này phù hợp với các quy định khác của bộ luật về lao động nữ, bảo vệ thai sản và bình đẳng giới.

Video liên quan

Chủ Đề