Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Chiến lược này đặt đích đến năm 2030 là mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền phấn đấu đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; các khu vực tự nhiên được quốc tế công nhận: 15 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế [khu Ramsar], 14 khu dự trữ sinh quyển, 15 vườn di sản ASEAN; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42% - 43%.

Để thực hiện việc bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, Việt Nam xác định 3 giải pháp lớn nhằm quản lý hiệu quả hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn; Củng cố và mở rộng các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái.

* Quản lý hiệu quả hệ thống di sản, khu bảo tồn

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học, Việt Nam sẽ tập trung vào thực hiện hàng loạt các giải pháp về chính sách, thể chế.

Đó là, thực hiện hiệu quả Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; thúc đẩy thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước và biển; thành lập và quản lý bền vững các hành lang đa dạng sinh học kết nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên.

Về lâu dài, cần kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; rà soát, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hệ thống quan trắc đa dạng sinh học; giáo dục môi trường, đa dạng sinh học; thử nghiệm và từng bước áp dụng các mô hình đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở những địa bàn phù hợp.

Nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống di sản thiên nhiên, Việt Nam sẽ xây dựng, ban hành các tiêu chí và tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; hướng dẫn đăng ký công nhận các khu bảo tồn thiên nhiên trong “Danh lục Xanh” toàn cầu.

Xây dựng các quy định, hướng dẫn bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bồi hoàn đa dạng sinh học, chính sách đầu tư cho di sản thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu bảo tồn biển; xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, hỗ trợ thực hiện mô hình sinh kế hộ gia đình bền vững của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong vùng đệm cũng là những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Các hệ sinh thái san hô, cỏ biển sẽ được bảo tồn và phục hồi

* Gìn giữ những giá trị đa dạng sinh học quý của thế giới

Với 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới; 3 di sản thiên nhiên thế giới; 10 Vườn di sản ASEAN…, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và tôn vinh. Để gìn giữ những di sản này, Việt Nam tiếp tục xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận, các khu dự trữ sinh quyển thế giới theo hướng quản lý tổng hợp, có sự tham gia của các bên liên quan; bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đề cử công nhận danh hiệu quốc tế về đa dạng sinh học; rà soát, đánh giá các khu vực đạt tiêu chí công nhận các danh hiệu quốc tế, chú trọng các khu vực đại diện cho vùng sinh thái, các khu vực biển, đảo trong việc đề cử các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Ramsar, di sản thiên nhiên thế giới, vườn di sản ASEAN; thành lập và tăng cường năng lực mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới, khu Ramsar, vườn di sản ASEAN.

Từ thành công trong việc bảo tồn các di sản, Việt Nam còn xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững, cải thiện sinh kế cộng đồng; ưu tiên áp dụng các mô hình thí điểm, cơ chế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các khu dự trữ sinh quyển.

* Phục hồi các hệ sinh thái

Hàng loạt các hệ sinh thái đang bị suy thoái sẽ được lên kế hoạch phục hồi như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, trong đó ưu tiên tập trung ở các khu bảo tồn biển; khoanh vi bảo vệ để phục hồi tự nhiên các khu vực có rạn san hô, thảm cỏ biển đang bị suy thoái.

Đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các hệ sinh thái bị suy thoái trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học; xây dựng các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, đặc biệt các hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển.

Hai chương trình lớn triển khai có hiệu quả sẽ góp phần phục hồi các hệ sinh thái quan trọng, đó là Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 - 2030; Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 gắn với mục tiêu phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng.

Để bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, Việt Nam sẽ tiến hành điều tra, đánh giá, xác định các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng; hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả tại các khu vực này. Đồng thời hực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá, khai thác trái phép rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển; thúc đẩy việc quản lý hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng; nhân rộng các mô hình sử dụng đất ngập nước hiệu quả.

TS. Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chủ trì Hội thảo tổng kết dự án về lồng ghép cân nhắc ĐDSH vào hệ thống an toàn môi trường của Việt Nam. Ảnh: Theo VEA


Từ kết quả dự án, Tổng cục Môi trường dự kiến đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét đưa vào chương xây dựng Luật bổ sung một Thông tư hướng dẫn về đánh giá tác động đa dạng sinh học [ĐDSH] trong lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và bồi hoàn đa dạng sinh học.

Trả lại thiên nhiên những gì đã mất…

Hiện nay, các hình thức bồi hoàn đa dạng sinh học [ĐDSH] đã được áp dụng ở hơn 30 nước trên thế giới như: Mỹ, Australia, Đức, Pháp…

Bồi hoàn ĐDSH được hiểu là trao đổi mất mát ĐDSH tại một nơi này để làm tăng ĐDSH ở nơi khác. Cụ thể, ở nước ta lâu nay khi lập một dự án xây dựng một công trình hay khai thác khoáng sản đều được yêu cầu phải có phần đánh giá tác động đến môi trường. Tuy nhiên chưa có cơ chế nào đòi hỏi các dự án đó phải bồi hoàn ĐDSH. Nếu áp dụng bồi hoàn ĐDSH, khi xây dựng một nhà máy thủy điện làm mất 100ha rừng thì chủ dự án sẽ phải tái tạo tại một vị trí khác 100ha rừng với hệ sinh thái đầy đủ các thực vật, động vật, vi sinh vật tương tự như số rừng đã bị mất đi.

Theo các chuyên gia, áp dụng bồi hoàn ĐDSH cũng góp phần cải thiện tài chính bền vững cho công tác bảo tồn. Tại nhiều nước đã áp dụng hình thức này, lợi ích ĐDSH được tạo ra bởi hoạt động bồi hoàn được gửi ngân hàng và được bán như khoản tín dụng cho các dự án đã đăng ký bồi hoàn.

Dù đã được áp dụng tại nhiều nước nhưng các chuyên gia đánh giá bồi hoàn ĐDSH là một lĩnh vực phức tạp. Bởi, khi nêu thuật ngữ “bồi hoàn” thì phải làm rõ ai bồi hoàn và ai được bồi hoàn? Vai trò của Nhà nước như thế nào? Ngoài ra, nói đến ĐDSH là đề cập tới toàn bộ môi trường sống. Do vậy, phạm vi của nó lớn hơn rất nhiều so với việc chi trả môi trường rừng như một số địa phương đang áp dụng.

Bởi sự phức tạp đó, xây dựng lộ trình bồi hoàn đa dạng sinh học là một trong hai sản phẩm quan trọng mà dự án “Tăng cường hệ thống an toàn môi trường quốc gia, lồng ghép cân nhắc ĐDSH vào hệ thống an toàn môi trường của Việt Nam” do Bộ TN&MT phối hợp với ADB thực hiện.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động ĐDSH lồng ghép trong quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lộ trình bồi hoàn ĐDSH. Về nội dung xây dựng lộ trình bồi hoàn ĐDSH, dự án đã xây dựng một số nghiên cứu về phương pháp bồi hoàn và cơ chế tài chính sẽ được triển khai như: phân loại hệ sinh thái, lựa chọn các loài chỉ thị, đánh giá điều kiện khu vực sống, xác định tiêu chí để đánh giá bồi hoàn …

 Từng bước “luật hóa”

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng cho rằng, lộ trình bồi hoàn đa dạng sinh học là vấn đề còn khá mới với Việt Nam và còn nhiều điều chưa được hiểu thấu đáo.

Ông Đồng đánh giá, lộ trình bồi hoàn đa dạng sinh học mà dự án “Tăng cường hệ thống an toàn môi trường quốc gia, lồng ghép cân nhắc đa dạng sinh học vào hệ thống an toàn môi trường của Việt Nam” xây dựng là cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Đồng, lộ trình trên được xây dựng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quốc tế, còn có khoảng cách với thực tế tại Việt Nam. Tổng cục Môi trường mong muốn ADB và các tổ chức khác hỗ trợ Việt Nam kiểm nghiệm, đánh giá việc xây dựng mô hình. Đồng thời, Tổng cục Môi trường nhận thấy rất cần tăng cường năng lực cho các tổ chức quản lý và các chuyên gia.

 “Để đưa vấn đề bồi hoàn ĐDSH vào thực tiễn tại Việt Nam còn cần tiến hành nhiều bước như: tuyên truyền phổ biến tới từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia; triển khai các dự án thí điểm; luật hóa trong các văn bản của Nhà nước”, TS.Phạm Anh Cường – Cục trưởng Cục Bảo tồn ĐDSH Tổng cục Môi trường nói.

Được biết, Tổng cục Môi trường dự kiến sẽ báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường những sản phẩm quan trọng của dự án gồm: các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động ĐDSH lồng ghép trong quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xây dựng lộ trình bồi hoàn ĐDSH. Đồng thời, Tổng cục sẽ đề xuất Bộ xem xét đưa vào chương trình xây dựng Luật bổ sung [cụ thể là một Thông tư hướng dẫn].

Tác giả bài viết: K. Linh

Nguồn tin: monre.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề