Phương pháp thực chất là phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật về quyền sở hữu? Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam? Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu?

Quyền sở hữu vốn là một chế định cơ bản trong pháp luật dân sự của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quan điểm và quy định khác nhau về quyền sở hữu. Bởi vì trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội và phong tục tập quán của mỗi quốc gia là khác nhau từ đó kéo theo chế độ lập pháp cũng khác nhau. Các chế định về quyền sở hữu của hệ thống pháp luật cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia, làm phát sinh xung đột về quyền sở hữu. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu là nhu cầu tất yếu với pháp luật dân sự của mỗi quốc gia. Vậy giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật 24H tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam

1. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu

Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ sở hữu mà trong đó có yếu tố nước ngoài. Một trong những nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu đó là do có sự quy định khác nhau về chế định sở hữu trong pháp luật của các quốc gia. Có sự quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia về chế định sở hữu bởi vì pháp luật của các quốc gia được xây dựng trên nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội là khác nhau, mặt khác sự khác nhau đó còn do ảnh hưởng của tôn giáo, văn hoá, phong tục, tập quán … đến pháp luật của từng quốc gia.

Việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có thể được coi là vấn đề trọng tâm khi đề cập tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu, các quốc gia thường sử dụng hai phương pháp, đó là phương pháp thực chất [dùng quy phạm thực chất] và phương pháp xung đột [dùng quy phạm xung đột].

2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay được giải quyết dựa trên hai phương pháp là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.

Tuy nhiên khi giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu, thì hiện nay Việt Nam sử dụng phương pháp xung đột vẫn là phương pháp giải quyết chủ yếu. Về nguyên tắc chung, để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam cũng cần dựa trên cơ sở nguyên tắc luật nơi có tài sản.

Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng luật của quốc gia nơi có tài sản để điều chỉnh các vấn đề về xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Căn cứ theo quy định này, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng như các tổ chức, cá nhân Việt Nam đối với những tài sản tồn tại ở nước ngoài nếu quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài là nơi có tài sản. Khi tài sản đó được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp thì pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận quyền sở hữu của các chủ tài sản đó. Tuy nhiên, về nội dung và phạm vi hành xử quyền sở hữu trong trường hợp này phải do pháp luật Việt Nam quy định.

Khi giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu, thì trước hết phải xác định đối tượng của vụ việc là động sản hay bất động sản, bởi vì trên thực tế việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Sau đó có thể áp dụng phương pháp xung đột hoặc phương pháp thực chất để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu.

2.1. Phương pháp xung đột

Phương pháp xung đột trong Tư pháp quốc tế là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu được hình thành khá sớm, phương pháp này được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống quy phạm xung đột của quốc gia và hệ thống quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế. Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu phải chọn pháp luật của nước này hay nước kia liên đới tới các yếu tố nước ngoài để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Công việc tiến hành lựa chọn hệ thống pháp luật của nước nào để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu dựa trên những quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột về quan hệ sở hữu tài sản là quy phạm ấn định luật pháp một quốc gia nào cần áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.

Để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản, pháp luật của đa số các quốc gia đều ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật của quốc gia nơi có tài sản. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh đó là nếu đối với cùng một tài sản mà quốc gia này quy định là động sản nhưng quốc gia khác lại quy định là bất động sản thì sẽ phải giải quyết như thế nào? Hiện nay, hai khái niệm “động sản” và “bất động sản” chưa được hiểu một cách thống nhất trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia hay trên hệ thống pháp luật của thế giới. Từ đó phát sinh quy phạm xung đột pháp luật trong vấn đề định danh tài sản là động sản hay bất động sản.

Pháp luật của đa số các quốc gia và các điều ước quốc tế thường ghi nhận luật nơi có tài sản là hệ thuộc luật để giải quyết xung đột về định danh tài sản là động sản hay bất động sản. Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 cũng quy định việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của quốc gia nơi có tải sản.

Theo quy định tại Khoản 2 điều 678 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của quốc gia nơi có tài sản là động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thực hiện áp dụng hệ thuộc luật của quốc gia do các bên thỏa thuận lựa chọn, chỉ khi không có sự thỏa thuận giữa các bên thì mới áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản được chuyển đến. Nếu các bên không thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước nơi có tài sản được chuyển đến sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột về quyền sở hữu.

2.2. Phương pháp thực chất

Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất để trực tiếp điều chỉnh quan hệ sở hữu mà không cần qua bất kì một khâu trung gian nào, điều này có nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài bằng quy phạm thực chất có nghĩa là quy định người nước ngoài có quyền sở hữu những loại tài sản gì, cho phép họ sử dụng quyền [chiếm hữu, sử dụng, định đoạt] đối với tài sản ra sao. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

Nếu chỉ giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu dưới khía cạnh quy phạm xung đột thì sẽ không đầy đủ và không được toàn diện. Hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật là ở tính khả thi của các quy phạm pháp luật, trong đó quy phạm thực chất đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Trên cơ sở đó, việc phân tích về cơ sở pháp lý và việc đảm bảo quyền sở hữu tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là rất cần thiết trong quá trình giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Theo đó, Bộ luật dân sự 2015 là đạo luật quan trọng, cụ thể hóa quyền dân sự cơ bản nói chung và quyền sở hữu nói riêng, là căn cứ để thực hiện giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu.

Như vậy, phương pháp xung đột và phương pháp thực chất là hai phương pháp quan trọng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Quy phạm xung đột luôn mang tính chất dẫn chiếu, quy phạm xung đột sẽ dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể và các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật đó được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật phát sinh về quyền sở hữu. Đây cũng chính là tính chất song hành giữa quy phạm xung đột và quy phạm thực chất trong việc điều chỉnh pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu bằng việc kết hợp giữa phương pháp xung đột và phương pháp thực chất, từ đó mà những xung đột về quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài được giải quyết thỏa đáng.

3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có thể được coi là vấn đề trọng tâm khi đề cập tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế hiện nay. Để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu, các quốc gia thường sử dụng hai phương pháp để giải quyết, đó là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột trên tinh thần tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu.

Thứ nhất, nguyên tắc luật nơi có tài sản. Nguyên tắc luật nơi có tài sản là nguyên tắc được áp dụng để xác định điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản phát sinh xung đột về quyền sở hữu.

Thứ hai, nguyên tắc luật nơi có tài sản được sử dụng để xác định luật của nước cần áp dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bao gồm: định danh tài sản, xác định điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ sở hữu và nội dung quyền sở hữu đối với tài sản phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu.

Video liên quan

Chủ Đề