Quản lý giáo dục la một khoa học một nghệ mang tính nghệ thuật cao

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề

  • 1. Quản trị là một khoa học
  • 2. Quản trị là một nghệ thuật
  • 3. Quản trị là một nghề

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản trị thì quản trị chính là sự kết hợp mọi nỗ lực của con người trong một tổ chức nào đó để đạt tới mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và hiệu quả nhất

Quản trị là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học [tổng kết từ thực tiễn quản trị và có sự vận dụng các quy luật, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản trị]. Mặt khác, nó còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng không thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tuỳ cơ ứng biến sao cho có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, quản trị còn là một nghề chuyên nghiệp, kết quả của sự phân công lao động cao trong xã hội; đòi hỏi kỹ năng và phẩm chất nhất định.

1. Quản trị là một khoa học

Tính khoa học của quản trị thể hiện các đòi hỏi sau:

Phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng [tự nhiên, kỹ thuật và xã hội]. Đặc biệt cần tuân thủ các quy luật của quan hệ công nghệ, quan hệ kinh tế, chính trị; của quan hệ xã hội và tinh thần. Vì vậy, quản trị phải dựa trên cơ sở lý luận của ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như toán học, điều khiển học, tin học, công nghệ học, v.v... cũng như ứng dụng nhiều luận điểm và thành tựu của các môn xã hội học, tâm lý học, luật học, giáo dục học, văn hóa ứng xử ...

Phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản trị [về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị; về vận hành cơ chế quản trị, đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản trị].

Phải vận dụng các phương pháp khoa học [như đo lường định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý lưu trữ dữ liệu, truyền thông, tâm lý xã hội ...] và biết sử dụng các kỹ thuật quản trị [như quản lý theo mục tiêu, lập kế hoạch, phát triển tổ chức, lập ngân quỹ, hạch toán giá thành sản phẩm, kiểm tra theo mạng lưới, kiểm tra tài chính].

Phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.

Tóm lại, khoa học quản trị cho chúng ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản trị; để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản trị trong các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu.

2. Quản trị là một nghệ thuật

Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản trị; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản trị. Những mối quan hệ giữa con người [với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng] luôn đòi hỏi mà quản trị phải xử lý khéo léo, linh hoạt. Tính nghệ thuật của quản trị còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng người quản lý; vào cơ may và vận rủi, v.v...

Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và các kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản trị kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “chiêu thức” trong kinh doanh để đạt mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.

Nghệ thuật quản trị không thể tìm thấy được đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và rất linh hoạt. Ta chỉ có thể nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát tham khảo kinh nghiệm của các nhà quản trị khác để vận dụng vào điều kiện cụ thể. Một số lĩnh vực cần thể hiện nghệ thuật quản trị kinh doanh là:

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ, tránh nguy cơ.

Nghệ thuật tạo vốn, sử dụng vốn và tích luỹ vốn.

Nghệ thuật cạnh tranh [giành thị phần, đạt lợi nhuận cao].

Nghệ thuật sử dụng người [phát hiện, bố trí, phát huy, liên kết].

Nghệ thuật ra quyết định [nhạy, đúng, kịp thời ...] và tổ chức thực hiện quyết định.

Nghệ thuật sử dụng đòn bẩy trong quản trị.

Nghệ thuật giao tiếp [với đối tác, với khách hàng, với cấp dưới ...]

Những yếu tố tạo cơ sở cho nghệ thuật quản trị kinh doanh là

Tiềm năng của doanh nghiệp [sự trường vốn, công nghệ mới, nguồn chất xám, nguồn cung ứng, thị trường tiêu thụ ...].

Tri thức và thông tin [kiến thức về nhận biết quy luật, khoa học - công nghệ, tình hình thị trường, đối thủ đối tác, thời cơ và vận rủi ...].

Bí mật trong kinh doanh [ý đồ chiến lược, phương hướng công nghệ, giá cả ...].

Sự quyết đoán của lãnh đạo doanh nghiệp [kiên định mục tiêu, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có biện pháp hữu hiệu, chỉ đạo dứt khoát có hiệu lực ...].

Sử dụng các mưu kế trong kinh doanh hay có thể hiểu là chiến lược kinh doanh [[vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thủ đoạn truyền thống, sáng kiến bất ngờ, tương kế tựu kế ...].

3. Quản trị là một nghề

Đây là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội, hoạt động quản trị phải do một số người được đào tạo, có kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.

Người làm nghề quản lý kinh doanh cần có các điều kiện; năng khiếu quản trị, ý chí làm giàu [cho doanh nghiệp, cho đất nước, cho bản thân], có học vấn cơ bản, được đào tạo về quản trị [từ thấp đến cao], tích lũy kinh nghiệm, có tác phong năng động và thận trọng, có đầu óc đổi mới, có phương pháp ứng xử tốt, có phẩm chất chính trị và nhân cách đúng mực, v.v...

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề về một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

      Cũng như vậy, quản lý có hiệu lực và hiệu quả luôn là quản lý theo tỉnh huống. Chính bản thân một khái niệm quản lý – bao hàm việc thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùnglàm việc với nhau có thể hoàn thành các mục đích, mục tiêu chung – đã ngụ ý về điều đó. Thiết kế là việc áp dụng kiến thức vào một vấn đề thực tiễn nhằm đạt kết quả tốt nhất có thể cho tình huống đang xét. Áp dụng kiến thức vào thực tại nhằm thu được các kết quả mong muốn – đó là tất cả những gì quản lý muốn hướng tới.


Cách tiếp cận chiến lược
     Các nhà quản lý ngày nay cần có tư duy chiến lược trong giải quyết mọi vấn đề cho hệ thống của mình. Cách tiếp cận chiến lược đòi hỏi các nhà quản lý luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi cơ bản: Chúng ta đang ở đãu trong mối quan hệ với mồi trường ? Chúng ta muốn đi tới đãu trong tương lai dài hạn? Chủng ta phải làm gì, làm thế nào và bằng gì để đến được đỏ? Hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của chúng ta và các bên có liên quan khác?
Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
Quản lý là một khoa học
     Tính khoa học của quản lý xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của hệ thống xã hội bao gồm những quy luật kinh tế, xã hội, công nghệ, quản lý, v.v. Những quy luật này nếu được các nhà quản lý nhận thức và vận dụng trong quá trình quản lý sẽ giúp họ đạt kết quả mong muốn, ngược lại sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường.
     Tính khoa học của quản lý đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trinh hoạt động của hệ thống xã hội. Nắm quy luật, thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý gắn liền với các khái niệm, nguyên tác, lý thuyết và kỹ thuật quản lý. Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ như các phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý, lưu trữ, truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại, mạng internet, v.v.
Quản lý là một nghệ thuật
     Quản lý, giống như mọi lĩnh vực thực hành khác dùlà y học, soạn nhạc, xây dựng công trình, hay kế toán] đều là nghệ thuật. Đó tà “bí quyếthành nghề”, gắn liền với sự thực hiện các công việc dưới ánh sáng thực tại của các tình huống.

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề