Quốc hội thông qua luật giáo dục đại học sửa đổi

Trước khi bấm nút thông qua toàn bộ dự án Luật, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua 2 Điều gồm: Điều 2 - mục tiêu giáo dục tại trang 1 dự thảo Luật và Điều 99 - Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo -  gồm 6 khoản. Kết quả biểu quyết như sau: Đối với Điều 2, có 441/452 đại biểu tán thành bằng 91,12%. Đối với Điều 99: Có 441/446 đại biểu tán thành bằng 91,12%. 

Luật Giáo dục [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Luật Giáo dục [sửa đổi] quy định tính chất, nguyên lý giáo dục gồm: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Về phát triển giáo dục, Luật quy định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Trước đó, ngày 21/5/2019, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục [sửa đổi]. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với nội dung dự thảo Luật đã được chỉnh lý; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý và cho rằng dự thảo Luật cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua trong Kỳ họp này.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14.6, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đa số đại biểu đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội XIII về: có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành sách giáo khoa sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, dự thảo luật giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ông Bình cho hay, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã quy định cụ thể về thành phần hội đồng, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.

Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định sách giáo khoa và chịu trách nhiệm về sách giáo khoa là phù hợp nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ như dự thảo chứ không quy định giao cho Chính phủ hay Thủ tướng quy định như đề nghị.

Dự thảo luật vừa thông qua cũng quy định, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.

Ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trẻ em mầm non 5 tuổi ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng nêu trên và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, có ý kiến đại biểu đề nghị xem xét quy định giao hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy định của luật Ngân sách nhà nước, luật Đầu tư công, luật Tổ chức chính quyền địa phương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng ngân sách tại địa phương, do đó, sẽ có thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí. Còn việc bảo đảm hợp lý giữa các địa phương, hỗ trợ các địa phương khó khăn, cũng như khuyến khích các địa phương có tiềm năng phát triển sẽ được xem xét trong quá trình phân bổ ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm

Về quy định liên quan tới nhà giáo, dự thảo luật thông qua quy định trình độ chuẩn giáo viên mầm non là cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật cũng bổ sung quy định cho phép trong trường hợp môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Về lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên, Ủy viên Thường vụ Quốc hội đề không quy định cụ thể để bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, không làm xáo trộn, không gây áp lực và ảnh hưởng đến giáo viên.

Luật Giáo dục sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1.7.2020

Chưa công nhận hình thức tự học tại gia đình

Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, có đề nghị bổ sung quy định ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Hiến pháp chưa quy định về ngôn ngữ thứ 2.

Bên cạnh đó, về đối ngoại, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo rất chú trọng, tôn trọng sự lựa chọn của người học. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung vào dự thảo quy định này.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về hình thức tự học tại gia đình, song đây là một chính sách mới, chưa được thí điểm tại Việt Nam nên cần được tổng kết, đánh giá nên chưa quy định vào luật.

Tin liên quan

Sáng nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Giáo dục [sửa đổi].

Luật Giáo dục [sửa đổi] vừa được Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 115 điều.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Đại biểu bấm nút biểu quyết. Ảnh: Quochoi.vn

Trước đó, ngày 21/5/2019, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục [sửa đổi]. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với nội dung dự thảo Luật đã được chỉnh lý; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý và cho rằng dự thảo Luật cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua trong Kỳ họp này.

Trước khi các đại biểu biểu quyết thông qua dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình đã giải trình một số nội dung.

Có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông, kiến thức phổ thông vào hệ thống văn bằng, chứng chỉ; làm rõ giá trị pháp lý của các loại giấy chứng nhận.

Ý kiến của đại biểu là xác đáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu và bổ sung quy định về giá trị pháp lý của hai loại giấy chứng nhận này tại Điều 34 của dự thảo Luật. 

Về chương trình giáo dục phổ thông, có ý kiến đề nghị giảm bớt số lượng môn học nhằm giảm tải chương trình học và giảm áp lực cho học sinh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được báo cáo như sau: số lượng các môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu, việc thẩm định, ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

Việc bảo đảm chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của phát triển xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tâm sinh lý học sinh được giao cho Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quyết định với sự giám sát của Quốc hội và xã hội như quy định của dự thảo Luật [các điều 8, 31].

Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, ý kiến của đa số đại biểu đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về: có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số sách giáo cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành sách giáo khoa sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.


Không thể bỏ thi Quốc gia

Về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.

Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định sách giáo khoa và chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật [Điều 32].

Đỗ Thơm

Video liên quan

Chủ Đề