Quy chuẩn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hải sản

Việc sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế đã trở thành một yêu cầu cần thiết để có thể thâm nhập thị trường, đáp ứng nhu cầu thu mua và cung cấp thủy sản trên thế giới. Một trong các tiêu chuẩn được quan tâm hàng đầu phải kể đến là GlobalGAP, BAP, Nutrace®.

Những hiệp định thương mại mà điển hình là EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam bước vào thị trường châu Âu (EU); tuy nhiên, đây là một trong những thị trường được biết đến với nhiều yêu cầu khắt khe nhất không chỉ về an toàn thực phẩm (ATTP), dư lượng hóa chất, mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, phát triển bền vững, an sinh động vật… Đối với các nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam, thỏa mãn được tất cả những yêu cầu này là một thách thức lớn. Bởi, những áp lực mới từ người tiêu dùng, cơ sở thu mua, nhà phân phối và pháp luật đã đặt ra nhiều yêu cầu hơn về công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường (đất và nước), hạn chế sử dụng hóa chất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời quan tâm đến sức khỏe người lao động, vật nuôi và hệ sinh thái.

GlobalGAP – Tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

Ở các nước phát triển, nhận thức của người tiêu dùng về vệ sinh ATTP rất cao. Trước những yêu cầu khắt khe như vậy của thị trường EU, một nhóm các đơn vị bán lẻ tại EU đã đề xuất một bộ tiêu chuẩn dành cho sản xuất nông nghiệp, hướng đến xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thực phẩm an toàn. Trong đó, GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các quy trình kỹ thuật) áp dụng cho sản xuất nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) từ khâu sản xuất, thu hoạch, cho đến các bước xử lý sau thu hoạch trên phạm vi toàn cầu. Đây là tiêu chuẩn áp dụng trực tiếp tại nơi sản xuất, việc chứng nhận bao hàm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm, ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào (thức ăn, giống và các hoạt động nuôi trồng) cho đến khi sản phẩm rời khỏi nơi sản xuất.Đối với người tiêu dùng và nhà nhập khẩu hay phân phối, chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo thực phẩm đạt tiêu chí ATTP theo quy chế quản lý của EU, quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững, đồng thời có trách nhiệm với sức khỏe và phúc lợi của người lao động, môi trường và quan tâm đến các vấn đề về phúc lợi của vật nuôi; nếu không có sự đảm bảo này, nhà cung cấp sản phẩm có thể bị thị trường từ chối. Chứng chỉ này cũng được chấp nhận rộng rãi ở nhiều thị trường khác ngoài EU.

Quy chuẩn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hải sản

Người nuôi an tâm sử dụng những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng của Skretting – Ảnh: SK

BAP – Tiêu chuẩn thực hành nuôi thủy sản tốt

Tương tự như GlobalGAP, BAP là bộ quy chuẩn được Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA) xây dựng, nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP thủy sản khi nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU… GAA hiện có hơn 1.100 thành viên từ 70 quốc gia và đang là hiệp hội đông đảo và hoạt động tích cực nhất, đại diện cho ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu. Trong đó, chứng nhận BAP là một trong những chứng chỉ hàng đầu cho các hệ thống NTTS bền vững.

BAP cung cấp các hướng dẫn và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động xuyên suốt quá trình nuôi trồng, từ trại sản xuất giống, công ty sản xuất thức ăn cho đến cơ sở chế biến. BAP còn quan tâm đến trách nhiệm xã hội, phúc lợi động vật, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý đất và nước, quản lý hóa chất, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Nutrace® – Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc

Trong hầu hết các quy trình về quản lý và giám định chất lượng, truy xuất nguồn gốc luôn là một trong những khái niệm được quan tâm và đánh giá cao nhất. Vì vậy, Nutreco (Tập đoàn mẹ của Skretting) đã áp dụng chương trình quản lý truy xuất nội bộ Nutrace® để giảm thiểu những rủi ro tiềm tàng trong quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc này của Nutreco đã được công nhận và tin tưởng bởi tất cả các khách hàng ở các quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu thủy sản.

Nutrace® được phát triển để theo dõi, xác định và giải quyết kịp thời tất cả các vấn đề xảy ra từ khâu nguyên liệu thô cho đến sản phẩm hoàn chỉnh. Chương trình Nutrace® được cấu thành từ 5 chuẩn mực tuân thủ theo luật định và nhu cầu của khách hàng: Chất lượng chứng thực và An toàn thực phẩm, Đánh giá và Quản lý nguyên liệu và nhà cung cấp, Giám sát và Kiểm soát, Quản lý rủi ro, Theo dõi và Truy xuất nguồn gốc. Với chương trình quản lý sát sao này, giờ đây nhà sản xuất thức ăn, người nuôi lẫn nhà nhập khẩu và phân phối có thể tìm hiểu và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của toàn bộ các thành phần nguyên liệu cấu tạo nên viên thức ăn một cách chính xác. Các chuẩn mực này là nền tảng đảm bảo việc sản xuất thức ăn chất lượng cao từ những nguyên liệu bền vững.

Các công ty thu mua thủy, hải sản giờ đây không chỉ chú trọng các nhà máy chế biến, mà ngày càng quan tâm nhiều hơn tới cả những đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào. Con tôm có tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc sẽ có giá trị cao hơn. Vì vậy, những sản phẩm của Skretting sẽ giúp người nuôi thu lợi được nhiều hơn từ truy xuất nguồn gốc này mà không cần bỏ thêm đồng nào để có được tiêu chuẩn này.

Quy chuẩn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hải sản

Dây chuyền sản xuất hiện đại

Là một tập đoàn cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện hàng đầu châu Âu, Skretting hiểu rõ nhu cầu cũng như xu hướng tiêu dùng của những thị trường khó tính nhất; vì vậy, Skretting đã cung cấp cho thị trường những giải pháp dinh dưỡng chất lượng nhất nhờ vào việc tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn hàng đầu như ISO 9001, HACCP, GlobalGAP, BAP và Nutrace®. Với những công cụ hữu ích này, Skretting luôn sẵn sàng là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng nhà nông Việt vươn ra biển lớn, gặt hái thành công.