Quy trình xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy

[HNM] - Bài học kinh nghiệm hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp ủy, tổ chức Đảng tại thành phố Hà Nội là phải thường xuyên rà soát, hoàn thiện quy chế làm việc sao cho thật cụ thể, chặt chẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp ủy, tổ chức Đảng của thành phố.

Thực hiện Quy chế làm việc, lãnh đạo Huyện ủy Đông Anh kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị tại xã Vĩnh Ngọc. Ảnh: Thế Vĩnh

Bước đầu tiên, khâu chủ yếu

Gần một năm nay, cùng với các phường của thị xã Sơn Tây và 11 quận khác, 14 phường của quận Hoàng Mai đã nỗ lực triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Một trong những bước đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện chủ trương quan trọng này là xây dựng quy chế làm việc của Đảng ủy, UBND phường.

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm, điều thuận lợi cho các địa phương là ngay khi triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ban Chấp hành Đảng bộ phường. Nhờ đó, quận triển khai rất nhanh, không lúng túng; sau khi có quy chế làm việc thì bộ máy mới của các phường hoạt động trôi chảy. Đây là nguyên nhân giúp quận Hoàng Mai hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2021, trong đó kinh tế tăng trưởng 7,58% dù chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19.

Tại huyện Hoài Đức, không chỉ chú trọng hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy còn chỉ đạo tăng cường hoàn thiện quy chế làm việc của các ngành, lĩnh vực. Đơn cử, cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác dân vận thông qua việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Trong khi đó, ở Mê Linh, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm cho biết, huyện chú trọng tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy với các ban Đảng và Văn phòng Huyện ủy, các cơ quan khối nội chính...

Tại Long Biên, nhằm kiện toàn hệ thống chính trị ở tổ dân phố có nhà chung cư, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo các phường rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc tại 48 chi bộ và các chi hội, đoàn thể có nhà chung cư; trong đó, trọng tâm là quy chế phối hợp với Ban Quản trị nhà chung cư. Ông Lê Trung Kiên, chung cư CT20B, phường Giang Biên nhìn nhận: “Một khi xây dựng được quy chế làm việc cụ thể, chặt chẽ thì chắc chắn mọi hoạt động sẽ đi vào nền nếp”.

Phường Long Biên [quận Long Biên] tổ chức lấy ý kiến góp ý về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức gắn với trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Ảnh: Nguyễn Đức Hà

Mấu chốt bảo đảm hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của cấp ủy là việc làm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng. Mới đây, khảo sát tình hình đổi mới phương thức lãnh đạo tại Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá: “Thành ủy Hà Nội làm rất tốt việc xây dựng và thực hiện các quy chế làm việc; quá trình lãnh đạo, chỉ đạo vừa bảo đảm có nguyên tắc, vừa linh hoạt, mềm dẻo theo tình hình để bảo đảm tính hiệu quả”.

Về vấn đề này, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác đối với các cấp ủy trực thuộc thông qua quy chế làm việc, nghị quyết và chương trình công tác toàn khóa và hằng năm. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các quy chế làm việc, quy trình công tác, Thành ủy đã kịp thời sửa đổi quy chế làm việc theo đúng Quy chế mẫu của Ban Bí thư và các quy định của Trung ương phù hợp với thực tiễn của Đảng bộ; đồng thời chỉ đạo các quận, huyện, thị ủy kịp thời sửa đổi quy chế theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Nhằm siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, Thành ủy Hà Nội đã ban hành 22 quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Thành ủy với các tổ chức Đảng có liên quan trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết cho biết, một trong những nội dung kiểm tra, giám sát đầu tiên và hàng đầu đối với các cấp ủy được xác định trong năm 2022 là về quy chế làm việc.

Bên cạnh đó, Thành ủy Hà Nội cũng đã chỉ đạo hoàn thiện quy chế làm việc, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội... Cùng với đó, quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, theo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, một trong những hạn chế còn tồn tại hiện nay là một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa kịp thời rà soát, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định, quy trình công tác, chưa quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp...

Có thể nói, quy chế làm việc chặt chẽ là cơ sở quan trọng hàng đầu giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng. Ngược lại, quy chế làm việc không phù hợp mà không được sửa chữa, hoàn thiện kịp thời là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai phạm. Điều này đòi hỏi mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng phải thực sự quan tâm, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về hoàn thiện quy chế làm việc, tạo động lực nâng cao năng lực lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bổ sung, sửa đổi kịp thời quy chế làm việc của cấp ủy là nhằm quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; xác lập mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Công tác tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy là việc làm quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm vai trò tập thể lãnh đạo của cấp ủy, phát huy có hiệu quả trách nhiệm cá nhân cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu và giải quyết tốt các mối quan hệ công tác. Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp uỷ không phải là vấn đề mới, nhưng qua nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn kinh nghiệm trong tham việc mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy còn có nhiều vấn đề cần xem xét, thảo luận và đúc rút kinh nghiệm.

Qua nghiên cứu xem xét thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết các cấp ủy ngay sau đại hội đảng đã xây dựng được quy chế làm việc theo đúng với hướng dẫn của Trung ương và của cấp trên. Các cấp ủy, tổ chức đảng đảng đã bám sát quy chế, tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với tập thể cấp ủy và từng ủy viên; đã xây dựng được chương trình công tác và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm. Các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ được duy trì và thực hiện có hiệu quả. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế bài bản hơn, nền nếp hơn, khoa học hơn; công sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc ngày càng được quan tâm chăm lo nhiều hơn.

Tuy nhiên, ở một số cấp ủy, việc sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc vẫn chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí có nơi trong suốt nhiệm kỳ chưa tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; có nơi đã triển khai tổ chức thực hiện nhưng quá trình bổ sung, sửa đổi vẫn chưa chuẩn, chưa thật khoa học, nhất là về mặt quy trình tổ chức thực hiện. Một số cấp ủy sản phẩm sửa đổi mới chỉ là của một vài cá nhân được giao nhiệm vụ tham mưu trực tiếp, chưa phải là sản phẩm trí tuệ của tập thể, được nhiều tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, đóng góp ý kiến. Một số ủy viên cấp ủy được xin ý kiến nhưng chưa thật sự tâm huyết đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiệu quy chế; có lúc, có nơi còn xem việc cho ý kiến chỉ là một quy trình trong tổ chức thực hiện việc bổ sung, sửa đổi, chưa chú trọng về chất lượng, tính pháp lý, tính phản biện…

Một trong những nguyên nhân khiến cho đảng bộ chưa thực sự đoàn kết, vững mạnh, hoạt động có nguyên tắc, nền nếp là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc điều hành, tổ chức thực hiện, tham mưu sửa đổi bổ sung quy chế làm việc còn hạn chế; có nơi, có việc chưa đủ, chưa đúng quy trình. Công tác tham mưu triển khai sửa đổi, bổ sung quy chế và tổ chức thực hiện quy chế chậm, hoặc không sửa đổi, bổ sung, dẫn đến có những thời điểm, có những vụ việc vi phạm nguyên tắc của Đảng; xảy ra tình trạng buông lỏng lãnh đạo, quản lý; mất dân chủ, vượt thẩm quyền, không xác định rõ và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý các mối quan hệ công tác chưa thật sự nhuần nhuyễn, hiệu quả… Việc thiếu quy chế hoặc tham mưu sửa đổi, bổ sung chưa tốt, thường dẫn đến tình trạng lãnh đạo và giao nhiệm vụ theo kinh nghiệm, dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lợi dụng chức vụ để làm trái quy định, thậm chí vi phạm pháp luật. Cấp ủy viên xác định nhiệm vụ không rõ, chạy theo sự vụ và khi gặp khó khăn vướng mắc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; có những việc chưa thực sự lấy quy chế làm căn cứ, cơ sở để giải quyết công việc. Một số công việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ giải quyết của cấp mình nhưng tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, đã ỷ lại chờ ý kiến cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy, nên đã tạo sự ôm đồm, không đúng người, đúng việc, không đúng thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Để góp phần tham mưu cho cấp ủy, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp ủy trong thời gian qua.

Quy chế làm việc của cấp ủy được ban hành từ đầu nhiệm kỳ đại hội Đảng là văn bản cụ thể hoá các nguyên tắc, quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành các nguyên tắc, chế độ, quy định hoạt động của tổ chức đảng. Tuy nhiên, trong mỗi nhiệm kỳ, tại mỗi thời điểm, hệ thống văn bản của Trung ương có sự thay đổi, đồng thời quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy có những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan tới an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại,… thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của tập thể ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy nhưng chưa được quy định trong quy chế làm việc của cấp ủy, đòi hỏi cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy phải đề xuất để bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cấp ủy một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Việc bổ sung, sửa đổi kịp thời quy chế làm việc của cấp ủy là nhằm quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; xác lập mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Những điều, khoản quy định trong quy chế buộc tất cả mọi thành viên trong cấp ủy phải chấp hành và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Trước hết, cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy, phải tham mưu cho trường trực cấp ủy, thành lập tổ công tác sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy. Chủ trì là văn phòng cấp ủy; thành phần tổ công tác gồm văn phòng hội đồng nhân dân, văn phòng ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và một số cơ quan, ban, ngành có liên quan.

Theo chức năng, nhiệm vụ phân công, tổ công tác tham mưu xây dựng quy trình sửa đổi, bổ sung quy chế; báo cáo quá trình tổ chức thực hiện quy chế của cấp ủy; dự thảo quy chế sửa đổi, bổ sung [dưới dạng đầy đủ và dạng bảng biểu để đối chiếu so sánh]; tham mưu tổ chức lấy ý kiến đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền; chuẩn bị các tờ trình, tài liệu liên quan, trình hội nghị thường trực, ban thường vụ, ban chấp hành xem xét, quyết định việc sửa đổi bổ sung; tự giải tán khi hết yêu cầu nhiệm vụ.

Báo cáo đánh giá kết quả việc triển khai việc tổ chức thực hiện quy chế phải được thực hiện một cách cẩn trọng, khách quan, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà tập thể, các cấp ủy viên đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tập trung chủ yếu vào một số nội dung cơ bản như: Việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của tập thể ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy; việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của các ủy viên; việc thực hiện nguyên tắc, chế độ làm việc, phương pháp công tác, mối quan hệ công tác… Đồng thời báo cáo nêu lên được ưu điểm; chỉ ra được tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế.

Tham mưu thường trực cấp ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và bộ phận phân công theo dõi quy chế của cấp ủy cập nhật, rà soát các văn bản của Trung ương, nhất là những văn bản mới ban hành sau thời điểm ban hành quy chế của cấp ủy; tổng hợp các nội dung, nhiệm vụ phát sinh trong thực tiễn thuộc thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét, xử lý…của ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp ủy nhưng chưa có trong quy chế, tổng hợp vào tờ trình đề nghị cấp ủy xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Việc xây dựng dự thảo báo cáo quá trình tổ chức thực hiện quy chế; tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung quy chế; biểu tổng hợp các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung… Tổ công tác báo cáo thường trực cấp ủy cho ý kiến thông qua các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung để thực hiện quy trình lấy ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các đồng chí ủy viên.

Trên cơ sở ý kiến của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tổ công tác tổng hợp, tiếp thu, giải trình trước hội nghị thường trực cấp ủy thông qua trình hội nghị ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến để trình hội nghị cấp ủy xem xét, quyết định thông qua các nội dung sửa đổi, bổ sung và chỉ đạo ban hành triển khai tổ chức thực hiện.

Thực hiện tham mưu có hiệu quả việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc và sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy đã góp phần giữ vững nguyên tắc hoạt động của cấp ủy theo Điều lệ Đảng và các quy định liên quan. Tuy nhiên, để việc sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc đạt hiệu quả như mong muốn, xin nêu lên một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Quy chế làm việc của cấp ủy có tầm quan trọng, có phạm vi tác động lớn, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong toàn đảng bộ, bởi vậy việc tham mưu bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy là việc làm cần thiết để để giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đồng thời xem đây không phải là sản phẩm của một hay một vài cá nhân nào đó, mà là sản phẩm của cấp ủy, do cấp ủy tạo ra, để cấp ủy thực hiện, theo đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng trên cơ sở các văn bản của cấp có thẩm quyền và thực tiễn tại địa phương, đơn vị.

Thứ hai: Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế là vấn đề cần thiết, kịp thời, nhưng không tùy tiện, mà phải được tiến hành một cách bài bản, khoa học, có căn cứ pháp lý rõ ràng; nội dung bổ sung, sửa đổi phải phải đúng trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền; quy trình sửa đổi, bổ sung phải chặt chẽ; thời điểm tiến hành phải phù hợp; tránh tình trạng quy chế của cấp ủy không ổn định, thay đổi thường xuyên, gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thứ ba: Việc tham mưu bổ sung, sửa đổi quy chế về cơ bản không nên làm thay đổi kết cấu, bố cục, các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng,…mà chủ yếu là những nội dung cụ thể được Trung ương mới quy định hoặc những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của địa phương, đơn vị, nay cần được cụ thể hóa vào quy chế để tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nền nếp, đúng quy định.

 Thứ tư: Quá trình thực hiện bổ sung, sửa đổi cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc, có phương pháp khoa học, thực hiện nghiêm túc quy trình các bước bảo đảm chặt chẽ, nhất là việc lấy ý kiến vào các dự thảo; cần biên tập quy chế dưới dạng bảng biểu đối chiếu, so sánh giữa quy chế hiện hành và quy chế đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, cấp có thẩm quyền đóng góp ý kiến được thực hiện nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Thứ năm: Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, bộ phận theo dõi quy chế cấp ủy, cập nhật đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện những tồn tại, “lỗ hổng” trong quy chế, đề xuất, kiến nghị cấp ủy sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất, không ngừng củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy.

                                               Bùi Văn Vinh 

Văn phòng Tỉnh ủy 

Video liên quan

Chủ Đề