Quyết định có cấu trúc là gì

Các định nghĩa trước đây của HHTQĐ nhấn mạnh vào khả năng hỗ trợ các nhà ra quyết định quản lý trong các tình huống nửa cấu trúc. Như vậy, HHTQĐ có ý nghĩa là một bổ trợ cho các nhà quản lý nhằm mở rộng năng lực nhưng không thay thế khả năng phân xử của họ. Tình huống ở đây là cần đến các phân xử của các nhà quản lý hay các quyết định không hoàn toàn được giải quyết thông qua các giải thuật chặt chẽ.

Thông thường các HHTQĐ sẽ là các hệ thông tin máy tính hóa, có giao tiếp đồ họa và làm việc ở chế độ tương tác trên các mạng máy tính.

Các khái niệm cơ sở của các định nghĩa HHTQĐ

Nguồn Khái niệm cơ sở
Gorry & Scott-Morton [1971] Kiểu của bài toán, chức năng hệ thống
Little [1970] Chức năng hệ thống, đặc điểm giao tiếp
Alter [1980] Mục tiêu hệ thống, khuôn mẫu sử dụng
Moore & Chang [1980] Năng lực hệ thống, khuôn mẫu sử dụng
Bonezek et al [1989] Thành phần hệ thống
Keen [1980] Quá trình phát triển

Cơ sở của các định nghĩa về HHTQĐ thay đổi từ nhận thức HHTQĐ làm gì [thí dụ, hỗ trợ ra quyết định trong các bài toán phi cấu trúc] cho đến cách thức đạt được các mục tiêu của HHTQĐ [các thành phần yêu cầu, khuôn mẫu sử dụng, quá trình phát triển ..]

Cách giải thích :

Little [1970]: HHTQĐ là tập các thủ tục dựa vào các mô hình để xử lý dữ liệu và phán xét nhằm trợ giúp các nhà ra quyết định.

Alter [1980]: định nghĩa HHTQĐ bằng cách tương phản với các hệ xử lý dữ liệu điện tử theo 5 thứ nguyên như bảng sau:

Thứ nguyên HHTQĐ Hệ xử lý dữ liệu điện tử [EDP]
Cách dùng Tích cực Thụ động
Người dùng Quản lý Thư ký
Mục tiêu Hiệu dụng Hiệu quả
Thời gian Hiện tại, tương lai Quá khứ
Đặc trưng Linh hoạt Kiên định

Moore & Chang [1980] cho rằng tính cấu trúc trong các định nghĩa trước đây không thật sự có ý nghĩa vì rằng bài toán mô tả là có cấu trúc hay phi cấu trúc chỉ tương ứng theo người ra quyết định/tình huống cụ thể. Vì vậy, nên định nghĩa HHTQĐ như là hệ thống hỗ trợ các mô hình quyết định và phân tích dữ liệu tùy biến, được sử dụng ở các khoảng thời gian bất kỳ, không hoạch định trước.

Bonezek et al [1980] cho rằng HHTQĐ là một hệ máy tính gồm 3 thành phần tương tác với nhau: hệ thống ngôn ngữ[cơ chế để giao tiếp giữa người dùng và các thành phần khác], hệ kiến thức[kho lưu chứa các kiến thức của lĩnh vực đang xét dưới dạng dữ liệu hay thủ tục] và hệ xử lý vấn đề[liên kết giữa 2 thành phần kia, chứa một hay nhiều năng lực xử lý vấn đề tổng quát cần để ra quyết định]

Keen [1980] áp dụng thuật ngữ HHTQĐ cho các tình huống ở đó hệ thống cuối cùng chỉ có thể được xây dựng bằng một quá trình thích nghi về học tập và tiến hóa. Vì vậy, HHTQĐ là sản phẩm của quá trình phát triển ở đó người dùng hệ thống, người xây dựng hệ thống và bản thân hệ thống có khả năng ảnh hưởng lên nhau gây ra một tiến hóa và khuôn mẫu sử dụng.

1. HHTQĐ cơ bản hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các tình huống nửa cấu trúc và phi cấu trúc bằng cách kết hợp phán xử của con người và xử lý thông tin bằng máy tính. Các bài toán như vậy không thể/không thuận tiện giải quyết được chỉ bằng các công cụ máy tính hóa hay các phương pháp định lượng

2. Phù hợp cho các cấp quản lý khác nhau từ cao đến thấp

3. Phù hợp cho cá nhân lẫn nhóm. Các bài toán ít có tính cấu trúc thường liên đới đến nhiều cá nhân ở các đơn vị chức năng hay mức tổ chức khác nhau cũng như ở các tổ chức khác

4. Hỗ trợ cho các quyết định tuần tự, liên thuộc, được đưa ra một lần, vài lần hay lặp lại

5. Hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế, lựa chọn và hiện thực

6. Phù hợp cho một số các phong cách và quá trình ra quyết định

7. Có thể tiến hóa theo thời gian. Người dùng có thể thêm, bỏ, kết hợp, thay đổi các phần tử cơ bản của hệ thống

8. Dễ dùng và thân thiện với người dùng

9. Nhằm vào nâng cao tính hiệu dụng của quyết định [chính xác, thời gian tính, chất lượng] thay vì là tính hiệu quả [giá phí của việc ra quyết định]

10. Người ra quyết định kiểm soát toàn bộ các bước của quá trình ra quyết định, HHTQĐ chỉ trợ giúp, không thay thế người ra quyết định

11. Người dùng cuối cùng có thể tự kiến tạo và sửa đổi các hệ thống nhỏ và đơn giản

12. Thường dùng mô hình để phân tích các tình huống ra quyết định

13. Cung ứng các truy đạt dữ liệu từ nhiều nguồn, dạng thức và kiểu khác nhau

14. Có thể dùng như một công cụ độc lập hay kết hợp với các HHTQĐ/ứng dụng khác, dùng đơn lẻ hay trên một mạng lưới máy tính [intranet, extranet] bất kỳ với công nghệ WEB

Phân hệ quản lý dữ liệu gồm một cơ sở dữ liệu [database] chứa các dữ liệu cần thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu [DBMS – data base management system]. Phân hệ này có thể được kết nối với nhà kho dữ liệu của tổ chức [data warehouse] – là kho chứa dữ liệu của tổ chức có liên đới đến vấn đề ra quyết định.

Phân hệ quản lý mô hình còn được gọi là hệ quản trị cơ sở mô hình [MBMS – model base management system] là gói phần mềm gồm các thành phần về thống kê, tài chánh, khoa học quản lý hay các phương pháp định lượng nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích; cũng có thể có các ngôn ngữ mô hình hóa ở đây. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mô hình của tổ chức hay ở bên ngoài nào khác.

Phân hệ quản lý dựa vào kiến thức có thể hỗ trợ các phân hệ khác hay hoạt động độc lập nhằm đưa ra tính thông minh của quyết định đưa ra. Nó cũng có thể được kết nối với các kho kiến thức khác của tổ chức.

Phân hệ giao diện người dùng giúp người sử dụng giao tiếp với và ra lệnh cho hệ thống. Các thành phần vừa kể trên tạo nên HHTQĐ, có thể kết nối với intranet/extranet của tổ chức hay kết nối trực tiếp với Internet.

Phân hệ quản lý dữ liệu

Phân hệ quản lý dữ liệu bao gồm các phần tử sau [phần trong khung hình chữ nhật trên hình vẽ]

- Cơ sở dữ liệu

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Danh mục dữ liệu

- Phương tiện truy vấn

Cơ sở dữ liệu [CSDL]:tập hợp các dữ liệu có liên quan phục vụ cho nhu cầu của tổ chức, dùng bởi nhiều người [vị trí], đơn vị chức năng và ở các ứng dụng khác nhau.

CSDL của HHTQĐ có thể lấy từ nhà kho dữ liệu, hoặc được xây dựng theo yêu cầu riêng. Dữ liệu được trích lọc từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức. Dữ liệu nội tại thường từ hệ xử lý giao tác [TPS – transaction processing system] của tổ chức, có thể ở các đơn vị chức năng khác nhau.

Lịch bảo trì máy móc, thông tin về cấp phát ngân sách, dự báo về bán hàng, giá phí của các phụ tùng hết hàng ..

Dữ liệu ngoại tại thường gồm các dữ liệu về ngành công nghiệp, nghiên cứu thị trường, kinh tế quốc gia …có nguồn gốc từ các tổ chức chính phủ, các hiệp hội thương mại, công ty nghiên cứu thị trường ..hay từ nỗ lực tự thân của tổ chức.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu:thường các HHTQĐ trang bị các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn [thương mại] có khả năng hỗ trợ các tác vụ quản lý – duyệt xét các bản ghi dữ liệu, tạo lập và duy trì các quan hệ dữ liệu, tạo sinh báo cáo theo nhu cầu .. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của các HHTQĐ chỉ xuất hiện khi tích hợp dữ liệu với các mô hình của nó. Phương tiện truy vấn: trong quá trình xây dựng và sử dụng HHTQĐ

Phân hệ quản lý mô hình

Phân hệ quản lý dựa trên kiến thức

• Cung cấp khả năng cần để giải quyết một vài khía cạnh của bài toán và tăng cường năng lực vận hành của các thành phần khác của HHTQĐ

• Silverman [1995] đề nghị 3 cách tích hợp các hệ chuyên gia dựa trên kiến thức với mô hình toán:

‰ Trợ giúp quyết định dựa trên kiến thức - giúp hỗ trợ các bước của quá trình quyết định không giải quyết được bằng toán

‰ Các hệ mô hình hóa quyết định thông minh - giúp người dùng xây dựng, áp dụng và quản lý thư viện các mô hình

‰ Các hệ chuyên gia phân tích quyết định - tích hợp các phương pháp lý thuyết nghiêm ngặt về tính bất định vào các cơ sở kiến thức của hệ chuyên gia

• Khi có thành phần này, có các tên gọi: HHTQĐ thông minh [intelligent DSS], HHT chuyên gia [ESS - expert support system], HHTQĐ tích cực [active DSS], HHTQĐ dựa trên kiến thức [knowledge-based DSS]

Phân hệ giao diện người dùng

Video liên quan

Chủ Đề