Răng hàm bị sâu lung lay có nên nhổ không

Việc nên nhổ hay giữ lại răng hàm bị lung lay phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương của răng và các mô nâng đỡ răng. Để có được cái nhìn cụ thể và khách quan nhất, chúng ta hãy cùng tham khảo qua thông tin tư vấn của Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn dành cho anh Nguyễn Xuân Tứ với câu hỏi có nội dung như sau:

“Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi là răng hàm bị lung lay và đau có nên nhổ không bác sĩ? Tôi năm nay 35 tuổi, nếu nhổ rồi thì trồng lại bằng phương án nào hợp lý và hiệu quả nhất. Mong bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!”

Răng hàm bị lung lay có nên nhổ không

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn trả lời:

Răng hàm là tên gọi chung của các răng nằm ở vị trí 6, 7, 8 tính từ ngoài vào trong. Trong đó, Răng 6, 7 là răng hàm chính, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Do đó, bác sĩ thường rất hạn chế nhổ các răng này.

Răng số 8 còn được gọi là răng khôn, thường không có chức năng ăn nhai, hơn nữa rất khó chăm sóc, vệ sinh do nằm quá sâu trong cung hàm. Vì thế, bác sĩ thường khuyên khách hàng nên nhổ răng khôn đi. Và sau khi nhổ răng khôn thường không phải trồng lại.

Các vị trí răng hàm

Anh Nguyễn Xuân Tứ không đề cập đến nguyên nhân khiến răng hàm bị lung lay và đau. Do đó, Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn sẽ tư vấn dựa trên một số nguyên nhân phổ biến, bao gồm:

  • Bệnh viêm nướu, nha chu
  • Bệnh sâu răng, viêm tủy
  • Chấn thương, tai nạn

Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của răng và các mô xung quanh răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng tư vấn như sau:

“Nếu phát hiện răng hàm có dấu hiệu bị lung lay và đau, khách hàng nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám, điều trị nhầm đảm bảo chức năng ăn nhai, bảo tồn răng thật và tránh biến chứng liên quan.”

Trường hợp có thể điều trị răng hàm bị lung lay

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn luôn chú trọng đến việc chăm sóc, bảo tồn răng thật cho khách hàng, nếu chiếc răng hàm số 6, 7 bị lung lay của anh vẫn có thể giữ được, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các giải pháp điều trị phục hồi.

Điều trị viêm nha chu để giữ răng hàm bị lung lay

Nha chu là tên gọi của tổ chức xung quanh răng [nướu, xương ổ răng, dây chằng, cementum], có chức năng nâng đỡ và cố định răng vào trong xương hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng bám, mảnh vụn thức ăn trên răng và nướu, khiến nướu bị viêm, sưng phồng, chảy máu…

Viem nha chu làm răng lung lay

Bệnh sẽ khiến mô nướu bị tách ra, không còn ôm sát vào răng như bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ bên dưới nướu, gây viêm nhiễm trên diện rộng. Nếu không được điều trị sẽ khiến dây chằng và xương ổ răng bị tổn thương, tiêu dần đi, khiến răng bị lung lay…

Biểu hiện của bệnh viêm nha chu

Chúng ta có thể nhận biết bệnh viêm nướu, nha chu thông qua các dấu hiệu sau:

  • Có mảng bám và cao răng tích tụ ở cổ răng
  • Nướu răng bị sưng phồng, đổi màu
  • Nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Có mủ chảy ra ở giữa nướu và răng
  • Áp – xe [abces]
  • Răng bị lung lay
Giai đoạn phát triển của bệnh viêm nướu viêm nha chu

Giải pháp điều trị bệnh viêm nha chu

Để điều trị nha chu, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tình trạng viêm nhiễm cấp tính [nếu có] bằng cách dùng thuốc kháng sinh để giảm đau.

Sau khi bệnh đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành các giải pháp nẹp cố định răng hàm bị lung lay bằng dây cung hoặc nẹp kim loại liên kết răng. Quy trình cố định răng thường bao gồm các bước sau:

  • Làm sạch bề mặt các răng bằng các dụng cụ và vật liệu thích hợp
  • Chọn và sửa soạn dây cung hoặc nẹp kim loại liên kết răng
  • Tiến hành đặt dây cung hoặc nẹp kim loại liên kết răng
  • Kiểm tra độ sát khít, độ ổn định và khớp cắn
  • Chỉnh sửa cho phù hợp
  • Hướng dẫn khách hàng kiểm soát mảng bám răng
Nẹp cố định răng

Khi các răng hàm bị lung lay đã được cố định, bác sĩ sẽ loại bỏ vôi răng ở trên và dưới nướu bằng cách dùng các đầu lấy cao siêu âm, đánh bóng và bơm rửa bề mặt chân răng, rãnh nướu bằng dung dịch chuyên dụng.

Sau khi bệnh viêm nướu, nha chu đã được điều trị dứt điểm, các mô xung quanh răng sẽ dần lành lại. Nẹp cố định răng lung lay thường được tháo sau 1 tháng. Trước đó, khách hàng sẽ được chụp X – Quang để bác sĩ kiểm tra, đánh giá độ vững ổn của răng.

Điều trị sâu răng – viêm tủy

Với thân phình to, mặt nhai rộng, phân nhiều thành nhiều múi, rãnh, vi khuẩn và vụn thức ăn rất dễ tích tụ lại trên bề mặt, kẽ răng hàm, gây sâu răng, thậm chí là viêm tủy, áp – xe [abces] chân răng…

Tác hại sâu răng

Biểu hiện của bệnh viêm tủy

Chúng ta có thể nhận biết răng hàm lung lay do sâu răng – viêm tủy qua các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các lỗ sâu trên răng
  • Răng bị đau khi tác động bởi ngoại lực
  • Răng bị đau tự phát, đặc biệt là vào ban đêm
  • Xuất hiện ổ mủ, áp – xe [abces] chân răng
Giai đoạn phát triển của bệnh sâu răng viêm tủy răng

Giải pháp điều trị bệnh viêm tủy

Giải pháp trong trường hợp này là loại bỏ hoàn toàn tủy răng và trám bít ống tủy để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, sau đó tái tạo lại hình dáng răng bằng cách trám răng sâu hoặc bọc răng sứ.

Răng đã lấy tủy thường giòn, dễ gãy hơn bình thường, trong khi răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc sứ để bảo tồn răng và đảm bảo chức năng răng.

Răng sâu viêm tủy phải bọc sứ

Cố định răng bị tổn thương do chấn thương, tai nạn

Trường hợp răng hàm bị lung lay do tổ chức nha chu bị chấn thương do va chạm, tác động của ngoại lực CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC nếu thỏa mãn được các điều kiện sau:

  • Răng không bị tổn thương quá nghiêm trọng
  • Răng không bị lung lay quá mức
  • Không có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng
  • Răng lung lay không xen kẽ giữa các vùng mất răng
Điều kiện giữ răng hàm lung lay

Giải pháp lúc này là dùng nẹp giữ cố định răng và xương ổ răng bằng dây cung hoặc nẹp kim loại. Theo thời gian, răng sẽ định hình lại và bớt lung lay, đảm bảo ăn nhai bình thường.

Sau khi các răng cửa bị lung lay đã được cố định, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm lợi, viêm quanh răng [nếu có] hoặc điều trị những thương tổn do chấn thương. Một số trường hợp có thể được kê đơn thuốc kháng viêm, giảm phù nề, giảm đau…

Trường hợp phải nhổ răng hàm bị lung lay

Răng hàm số 6, 7 bị viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, chân thương quá nghiêm trọng không thể điều trị được nữa bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng và tư vấn phương án trồng lại, thường là trồng răng Implant, trồng răng sứ bắc cầu, trồng răng giả tháo lắp.

  • Trồng răng Implant: Bác sĩ cấy trụ Implant vào xương hàm. Sau đó, gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Kỹ thuật này có thể được thực hiện ngay sau khi nhổ răng [Implant tức thì] hoặc sau đó khoảng 2 – 4 tuần [Implant muộn]. Sau khi các trụ Implant đã tích hợp cứng chắc vào xương hàm, bác sĩ sẽ gắn cố định răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Trồng răng hàm số 6 bằng cấy ghép implant
  • Trồng răng bắc cầu: Phương pháp này thường được thực hiện sau khi mô nướu đã lành hẳn. Bác sĩ mài ít nhất 2 răng bên cạnh để làm trụ cầu. Sau đó, gắn cầu răng sứ lên trên để lấp đầy khoảng trống mất răng.
Trồng răng hàm số 6 bằng bắc cầu răng sứ
  • Trồng răng tháo lắp: Bác sĩ gắn cấu trúc gồm nướu và nền hàm nhân tạo lên nướu răng, có thể có móc kim loại hoặc không.
Trồng răng hàm bằng răng giả tháo lắp

Ưu nhược điểm của mỗi phương pháp đã được Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn giới thiệu một cách cụ thể, chi tiết trong bài viết “Trồng Răng Hàm Bằng Cách Nào Là Đúng Nhất”. Anh Nguyễn Xuân Tứ có thể tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NHỔ RĂNG HÀM CÓ THAY KHÔNG

SAU KHI NHỔ RĂNG KIÊNG ĂN GÌ

Kết luận trường hợp trồng răng giả bị lung lay

Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể rút ra các kết luận sau:

  • RĂNG HÀM 6, 7 nên được ƯU TIÊN ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI
  • Sau khi NHỔ RĂNG HÀM 6, 7 NÊN TRỒNG LẠI để đảm bảo ăn nhai
  • RĂNG HÀM SỐ 8 NÊN NHỔ đi để phòng ngừa bệnh lý răng miệng
  • Khách hàng THƯỜNG KHÔNG PHẢI TRỒNG LẠI RĂNG SỐ 8

Để có được thông tin cụ thể, chính xác nhất về phương án điều trị cho chiếc răng hàm bị lung lay và đau của mình, anh Nguyễn Xuân Tứ và khách hàng gặp phải tình trạng tương tự nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

bác sĩ tiến hành khám chữa

# Răng hàm bị lung lay được tư vấn bởi bác sĩ Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề