Review bản chất của dối trá năm 2024

Mình đã từng đọc qua các cuốn sách trước của Dan Ariely bao gồm Phi lý trí và Lẽ phải của phi lý trí từ những ngày còn học Đại học. Đấy là lần đầu tiên mình chạm đến kinh tế học phân tích hành vi người tiêu dùng, và trong một thời gian dài mình đã mê mẩn chuyên ngành này đến mức nghĩ rằng muốn làm việc trong lĩnh vực này.

Đây là một cuốn sách khác cũng nghiên cứu về hành vi của con người, và dưới một đề tài hết sức cuốn hút – sự lừa dối – trong đó phân tích động cơ nào của con người thúc đẩy họ thực hiện những hành vi giả dối.

Cũng giống những cuốn kinh tế học thông thường, cuốn này kiểm chứng các giả thuyết của tác giả và đúc kết những lý thuyết, kết luận rút ra được từ việc quan sát hàng trăm thí nghiệm được thực hiện cả trong phòng thí nghiệm đến ngoài đời thực, để kiểm chứng những yếu tố làm ảnh hưởng quyết định lừa dối của con người.

Cơ chế được giải thích như sau: Một mặt, chúng ta muốn mình là 1 người trung thực, lương thiện, cảm thấy hài lòng tự hào về bản thân [gọi là “Động lực cái tôi”]. Một mặt ta lại hành xử dựa trên phân tích lợi ích & thiệt hại, ta muốn hưởng được thêm lợi ích từ việc lừa gạt [gọi là “Động lực tài chính”] . Hai yếu tố này tạo thành 1 vector xung khắc với nhau, và tùy thuộc mỗi tình huống sẽ ra quyết định khác nhau để tự cân đối – vừa bảo đảm lợi ích, vừa bảo toàn hình ảnh lương thiện của chính mình, bằng cách mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình 1 giới hạn được phép lừa gạt [tức là mình lừa dối một chút thì vẫn được xem là chấp nhận được]. Nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì sẽ là sai trái.

Mỗi thí nghiệm sẽ thêm hoặc bớt một vài yếu tố để xác định đo lường mức độ ảnh hưởng đến hành vi lừa dối của con người. Trong đó khi thêm vào các Quy chuẩn đạo đức thì cho kết quả mọi người sẽ ít lừa dối hơn. Phần lớn con người chúng ta không xấu xa, cũng không muốn lừa gạt người khác, chỉ cần được nhắc nhở để luôn sống ngay thẳng nhờ vào các quy chuẩn đạo đức, giúp chúng ta cải thiện hành vi đạo đức thì các sự việc lừa dối/ lừa gạt nhau sẽ được giảm thiểu. Thêm nữa, Cảm giác bị theo dõi có thể giúp hạn chế các hành vi bất chính.

Một yếu tố khác đó là Sự đuối sức sẽ làm giảm sức mạnh lí trí và dễ dàng cho con người hành xử lừa dối nhiều hơn. Trong thí nghiệm được chia thành 2 nhóm: nhóm thực hiện trò chơi khó hơn [tốn thời gian, công sức hoàn thành] cho ra hành động lừa dối cao hơn nhóm thực hiện trò chơi dễ [ít tốn năng lượng và trí óc]. Điều đó cho thấy khi con người càng phải gồng gánh vất vả thì họ càng nới lỏng giới hạn lương thiện của mình và dễ thoả hiệp với lừa dối hơn.

Ngoài ra, lừa dối còn được xem là 1 căn bệnh truyền nhiễm dễ dàng trong cộng đồng, vì con người rất dễ bị cám dỗ bởi hành xử phi đạo đức. Nếu chứng kiến 1 thành viên trong cùng nhóm/ gia đình/ cộng đồng có hành động vượt quá ranh giới đạo đức, chúng ta nhiều khả năng sẽ nới lỏng chuẩn mực và dễ gian lận nhìu hơn [giống như kiểu người ta làm được thì mình cũng làm được ấy]. Nhưng ngược lại, nếu nhìn thấy 1 người gian lận nhưng người ấy không thuộc cộng đồng của mình, ta lại có xu hướng lương thiện hơn vì muốn tạo khoảng cách với kẻ vô đạo đức đó.

Các thí nghiệm được miêu tả rất kĩ càng và áp dụng lên đối tượng những người tham gia là học Đại học, Cao học với trình độ tri thức cao. Có rất nhiều yếu tố được Dan ghi chép lại tác động đáng kể đến hành vi lừa dối của con người, từ đó độc giả cũng hiểu hơn và tìm cách chống chọi các thói xấu lừa gạt này.

Với mình thì cuốn sách này khá ngắn gọn, dễ đọc, ai thích kinh tế học và giải mã hành vi thì sẽ thích. Những gì đọng lại trong mình sau khi đọc cuốn này đó là phải thừa nhận hành vi lừa dối đang hiện hữu ở khắp mọi người. Đôi khi con người đủ tỉnh táo để nhận thức được mình đang làm sai việc gì đấy, biết để chỉnh sửa lại. Đôi khi vì nhiều yếu tố, giới hạn đạo đức bị nới lỏng, hành vi lừa dối lại bị chính mình phớt lờ, cố tình không nhận ra, từ đó hành vi sai trái lại hoá nên bình thường trong mỗi chúng ta và được chúng ta dễ dàng thực hiện mỗi ngày.

Cá nhân mình đã từng bị gạt rất nhiều, đau thương không ít, đọc để hiểu hơn động cơ tại sao người ta lại gạt mình, từ đó nhẹ nhõm hơn, buông xả hơn ahihi.

Quả thực, khi chạm đến một chủ đề nhạy cảm như sự dối trá, con người thường có khuynh hướng tự loại mình ra khỏi những nghi ngờ và chỉ trích về đạo đức từ người khác. Thẳm sâu trong suy nghĩ mỗi người, dường như chúng ta luôn khao khát được nhìn nhận là người lương thiện, dù là với chính bản thân mình; không những thế, khi tự đặt mình vào những tình huống trong đó không ít người đã phải gục ngã trước cám dỗ, hẳn chúng ta vẫn tự tin rằng mình đủ khả năng tự kiểm soát mọi hành vi của bản thân, rằng mọi thế lực lôi kéo chúng ta làm điều bất chính đều chỉ là phù du, và rằng đến phút chót, chúng ta vẫn là những công dân trung thực.

Có thể bạn thích:

  • Máy đọc sách Amazon Kindle giá rẻ
  • Địa chỉ bán máy đọc sách giá rẻ
  • Máy đọc sách Kobo Aura One giá rẻ

Thế nhưng, liệu mọi sự có dễ dàng như vậy? Liệu chúng ta có luôn tự quyết định được hành vi đạo đức của mình, hay ít nhất cũng luôn ý thức được mỗi khi mình làm điều sai quấy? Đơn cử, hãy nhớ lại thời còn đi học: bạn đã từng quay cóp khi làm bài kiểm tra chưa? Có lẽ là chưa. Tuy nhiên, giả sử đó là một bài kiểm tra được cho sẵn đáp án ở cuối trang, và bạn được phép xem lại đáp án của mình sau khi nộp bài để rút kinh nghiệm. Bạn vẫn cam kết làm đúng theo yêu cầu của giáo viên, hay sẽ lợi dụng “đặc ân” này để cải thiện điểm số? Và hãy nhìn xung quanh mà xem! Thầy giáo thậm chí không thiết chấm điểm bạn, mà chỉ yêu cầu bạn kiểm tra đáp án và đọc điểm số; còn đám bạn thân thì ngang nhiên sửa từng câu trả lời sao cho hợp với đáp án cho trước. Đến lúc này, bạn vẫn quả quyết mình sẽ hoàn thành bài kiểm tra một cách trung thực, và chẳng mảy may nghĩ đến việc gian lận dù chỉ một giây hay sao?

Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình qua cuốn sách Bản chất của dối trá – không phải từ những lời thề thốt, mà từ những kết quả thí nghiệm có thực. Trong Bản chất của dối trá, tác phẩm thứ ba viết về đề tài phi lý trí, tác giả Dan Ariely – giáo sư khoa tâm lý học và kinh tế học hành vi tại Đại học Duke – đã một lần nữa thành công trong việc chứng minh những ảnh hưởng từ lối tư duy vô thức, phi lý đến hành vi duy lý của con người. Không những thế, ông còn dành hẳn 10 chương sách để phân tích về một địa hạt nơi những tư duy phi lý mặc sức tung hoành: sự dối trá.

Với Bản chất của dối trá, bạn sẽ khám phá được bản thân mình yếu đuối đến nhường nào khi phải lựa chọn giữa hành vi trung thực và sai trái. Bạn sẽ biết rằng hậu quả từ việc dối trá không phải bao giờ cũng ngăn được chúng ta lừa dối; và đôi khi, chính những nỗ lực giữ cho mình trong sạch lại phản lại chúng ta, và khiến chúng ta bất lực trước cám dỗ sau một thời gian dài mệt mỏi kháng cự. Bạn sẽ lý giải được vì sao số lượng những tên trộm vặt luôn vượt trội so với những tay trùm lừa đảo, vì sao những vụ bê bối tài chính luôn tồn tại các phe cánh, chứ không chỉ từng cá nhân tham lam, và vì sao một kế hoạch giảm cân đơn giản cũng khiến chúng ta điêu đứng, và tự thất hứa với bản thân mình hết lần này đến lần khác.

Tuy nhiên, phi lý không có nghĩa là vô tội. Tác giả không hề có ý muốn biện minh cho những hành vi dối trá, mà chỉ mở ra một hướng tiếp cận mới ngoài địa hạt của suy nghĩ duy lý để đưa ra những biện pháp phù hợp. Đôi khi, chỉ một lời cam kết, một chữ ký đảm bảo, hay một ánh nhìn của người quan sát cũng đủ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại, và nhờ đó hạn chế được hành vi sai trái. Không phải ngẫu nhiên mà máy quay quan sát hay những lời cam kết trong các văn bản hợp đồng luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta, và góp phần giúp ta giữ mình trong sạch. Bài học ở đây chính là: chúng ta không thể xem thường sức mạnh của sự phi lý. Giống với tư duy lý trí, đây cũng là khía cạnh cần được xem xét nghiêm túc khi mỗi người tự phán xét hành vi ứng xử của chính mình.

Chủ Đề