Rối loạn tiền đình khám ở đâu

Hỏi: “Chào bác sĩ, vợ em 25 tuổi, bị hoa mắt chóng mặt, ù tai cả 2 tháng nay. Rồi vợ em có đi khám và uống thuốc ở bệnh viện Gò Vấp rồi nhưng vẫn không đỡ. Thấy vợ chóng mặt nhiều như vậy mà vẫn phải chăm con [con em 15 tháng] em thương lắm. Nhưng em chỉ giúp chăm con đc phần nào thôi vì con em khó quá, chỉ mẹ nó mới cho ăn, cho ngủ đc.

Theo tìm hiểu thì tình trạng của vợ em giống triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Em cũng nghe nói bệnh này chụp X quang, CT, MRI cũng không thể phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em khám rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào uy tín và chữa bệnh như thế nào được hiệu quả không ạ? “ – Bạn Tài – TP.Hồ Chí Minh

Thắc mắc của nhiều người: khám bệnh rối loạn tiền đình ở đâu uy tín tại TP.Hồ Chí Minh?

Khám rối loạn tiền đình ở đâu?

Chào bạn, 

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý gây nên trạng thái mất cân bằng về tư thế bao gồm các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ù tai, đi đứng lảo đảo, cơ thể mệt mỏi, khó chịu… Bệnh lại rất hay tái phát, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh.

Hội chứng này tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Người mắc chứng rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị sớm, để kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Gây ra các bệnh lý tim mạch, thần kinh thậm chí là đột quỵ và tai biến mạch máu não.

Để xác định được bệnh rối loạn tiền đình, vợ bạn có thể đến chuyên Khoa Nội Thần Kinh hoặc Tai Mũi Họng các bệnh viện ở TP.HCM dưới đây. Tùy theo tình trạng và các triệu chứng của vợ bạn, các bác sĩ sẽ làm một số những xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, chụp công hưởng từ, Scan não… 

1. Bệnh viện Y Học Cổ Truyền

  • Điện thoại: [028]9326579
  • Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. HCM

2. Bệnh viện Tâm Thần TP HCM

  • Điện thoại: [028]9234675
  • Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM

3. Bệnh viện 30 tháng 4

  • Điện thoại: 06936468
  • Địa chỉ: 9 sư Vạn Hạnh, Phường 9, Quận 5, TP. HCM

4. Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Điện thoại: [028]8554137
  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, HCM.
Các trung tâm điều trị bệnh rối loạn tiền đình tại TP. HCM

5. Bệnh viện dân quân Miền Đông

  • Điện thoại: [028]7307125
  • Địa chỉ: 50 Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú, Quận 9, TP. HCM.

6. Bệnh viện An Bình

  • Điện thoại: [028]9234260
  • Địa chỉ: 146 An Bình, phường 7, Quận 5, HCM

7. Bệnh viện Bưu điện 2

  • Điện thoại: [028]8649829
  • Địa chỉ: MM12 CX Bắc Hải Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP. HCM

8. Bệnh viện Nhân Dân 115

  • Điện thoại: [028]8652368
  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

9. Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược

  • Điện thoại: [028]8554269 – 3952 5355
  • Địa chỉ: Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5,HCM

Sau khi thăm khám có kết luận về bệnh lý rối loạn tiền đình. Để được hướng dẫn cách điều trị bệnh tiền đình bạn hãy liên hệ tổng đài 0908.696.477

Hiện tại có nhiều phương pháp chữa rối loạn tiền đình. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần biết để chọn cho vợ phương án thích hợp nếu bị bệnh. Cụ thể:

Phương pháp Tây Y thì cắt ngay các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Nếu vợ bạn cần chữa trị cấp bách và cắt ngay những cơn đau đầu chóng mặt thì bạn có thể chọn 1 trong 2 loại thuốc có tên STURGERON hoặc CINNARIZIN. Thuốc tây có tác dụng và hiệu quả rất nhanh ngay thời điểm đó, tuy nhiên lại không thể trị dứt điểm bệnh mà bệnh cứ tái đi tái lại. Việc sử dụng thuốc Tây thường xuyên sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho dạ dày, gan, thận…

Một phương pháp chữa bệnh rối loạn tiền đình được rất nhiều người bệnh quan tâm đó là chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng Đông Y. Phương pháp này cũng đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nước chứng minh là tốt đối với bệnh rối loạn tiền đình. Giúp bệnh nhân điều trị tận gốc mầm bệnh, xóa bỏ các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Tăng cường vận mạch, giúp lưu thông khí huyết…

Điều trị rối loạn tiền đình bằng đông y và tây y

Tác dụng của thuốc Đông y không thể nhận thấy ngay trong 2 – 3 ngày đầu sử dụng. Nhưng theo thời gian, các thành phần từ thảo dược tự nhiên của thuốc sẽ thẩm thấu dần vào cơ thể. Giúp chữa bệnh từ ngay chính bên trong. Chính vì vậy, nó sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao. Và bệnh nhân cũng sẽ không phải lo lắng bệnh rối loạn tiền đình tái đi tái lại nhiều lần.

Sản phẩm khuyên dùng: Thuốc Đông Y gia truyền Tiền Đình Hoàng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình dứt điểm. Tiền Đình Hoàng dùng được cho cả phụ nữ mang thai trên 3 tháng và đang cho con bú. 

Bạn Tài thân mến! Mong rằng với những chia sẻ trên đây từ chuyên gia LATIGG đã giúp bạn tìm được địa chỉ khám bệnh rối loạn tiền đình cũng như phương pháp chữa trị tốt nhất cho vợ mình. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn biết thêm thông tin sản phẩm Tiền Đình Hoàng và liệu trình sử dụng theo đúng tình trạng bệnh, hãy gọi đến số Hotline: 0908 696 477 chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Mời Bạn Tham Khảo Thêm:

Rối loạn tiền đình [RLTĐ] là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo…

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, đóng vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Triệu chứng của rối loạn tiền đình thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát khiến đôi khi người xung quanh có cảm giác người bệnh ‘giả vờ’.

Tuy nhiên RLTĐ hiện nay đang là một căn bệnh phổ biến cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây RLTĐ như do ảnh hưởng của môi trường, thời tiết thay đổi [chuyển mùa]; nhiễm độc [hóa chất, thuốc, thực phẩm…]; và do các bệnh lý như: rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, các bệnh về não như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8…

Biểu hiện rõ nhất của RLTĐ là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng trong tư thế, cảm giác lảo đảo muốn ngã; nhức đầu, chân tay run rẩy…

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

Có hai loại RLTĐ là RLTĐ ngoại biên và RLTĐ trung ương:

Ở thể nhẹ, người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt. Cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên.

RLTĐ ngoại biên ở thể nặng còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được.

Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai.

Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Ngoài ra, RLTĐ ngoại biên xảy ra thường do: viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình – ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau…

Ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính nên vùng cột sống cổ, dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. 

Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng khó khăn, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn.

RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu…

Khi bị RLTĐ, nếu nhẹ như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; huyết áp hạ, người mệt lả… gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như khả năng lao động.

Nếu kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất thăng bằng, mất tập trung, mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… nhưng nếu khi thấy có biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã… có thể là dấu hiệu của RLTĐ.

Người bệnh cần đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng và có thể phải làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ… để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Khi bị RLTĐ, người bệnh cần phải nằm nghỉ, nên chọn tư thế nằm cho thích hợp [nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa], tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động; uống một cốc sữa nhỏ nhiều đường nóng…

Nếu đã đi khám và được chẩn đoán đúng bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, lao động phù hợp, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,… tạo tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,… 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/        

Video liên quan

Chủ Đề