Rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng la gì

Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng thương mại thiếu khả năng chi trả tại một thời điểm nào đó hoặc không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng huy động hay phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Như vậy thì rủi ro thanh khoản là gì? Rủi ro thanh khoản bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về rủi ro thanh khoản. Để tìm hiểu hơn về rủi ro thanh khoản các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về rủi ro thanh khoản nhé.

Rủi ro thanh khoản

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về rủi ro thanh khoản như sau:

Rủi ro thanh khoản là rủi ro do:

  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc quản lý rủi ro thanh khoản phải có chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản. Theo quy định tại Điều 48 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản như sau:

Quản lý rủi ro thanh khoản phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:

  • Duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong trong điều kiện ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh khoản [bao gồm cả việc xác định tổn thất, chi phí khi tiếp cận thanh khoản trên thị trường];
  • Thực hiện quản lý thanh khoản theo quy định tại Điều 49 Thông tư này;
  • Xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh trọng yếu [bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng].

Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:

  • Nguyên tắc để quản lý thanh khoản;
  • Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, thời hạn vốn huy động để tăng sự ổn định Nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày;
  • Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản.

Hạn mức rủi ro thanh khoản bao gồm:

  • Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn;
  • Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý thanh khoản đối với:

  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Đồng Việt Nam và ngoại tệ [tối thiểu đô la Mỹ, bao gồm cả các ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đô la Mỹ].

Quản lý thanh khoản tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:

  • Quản lý thanh khoản trong ngày đảm bảo theo dõi trạng thái thanh khoản trong ngày, xác định các nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn này để đảm bảo thanh khoản trong ngày, dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản trong ngày và đề xuất các biện pháp xử lý;
  • Quản lý tài sản có tính thanh khoản cao theo giá trị thị trường và khả năng chuyển đổi thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản;
  • Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định [core deposits] và các chỉ số khác về nguồn vốn huy động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Quản lý dòng tiền tối thiểu đảm bảo lập thang kỳ hạn cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể [1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm] để xác định chênh lệch về dòng tiền thông qua so sánh dòng tiền ra và dòng tiền vào, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tỷ lệ về thanh khoản khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Quản lý nguồn thanh khoản đảm bảo đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tương lai trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường và thị trường khó khăn về thanh khoản.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của rủi ro thanh khoản và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến rủi ro thanh khoản. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về rủi ro thanh khoản đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về rủi ro thanh khoản vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp cụm từ “rủi ro thanh khoản” trên thời sự, báo chí, internet… Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu rủi ro thanh khoản là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng ACC tìm hiểu rủi ro thanh khoản là gì và những vấn đề liên quan nhé!

Rủi ro thanh khoản là gì

Theo Wikipedia, giải đáp cho câu hỏi rủi ro thanh khoản là gì được giải thích như sau:

Rủi ro thanh khoản là một rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Thiếu ngân quỹ ở đây có thể được hiểu theo hai cách: 

Hoặc là thiếu dự trữ tại ngân hàng.

Hoặc là không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức.”

Có thể hiểu, tự do thanh khoản làm việc khi người gửi tiền tại ngân hàng có nhu cầu rút tiền hoặc một cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền tại ngân hàng nhưng ngân hàng không có đủ tiền ngay lập tức hoặc không thể huy động vốn để cung cấp tiền cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay hoặc rút tiền.

Khái niệm rủi ro thanh khoản là gì đã được ACC lúc kết từ khái niệm khả năng thanh khoản:

Khả năng thanh khoản là thật ngữ thường xuyên và liên tục được sử dụng trong lĩnh vực, ngành ngân hang. Khái niệm này có thể hiểu là khả năng của ngân hàng trong hoạt động tiếp cận những tài sản hoặc huy động những nguồn vốn để có thể cung cấp và đáp ứng những nhu cầu chi trả cho khách hàng [vay tiền, rút tiền…] ngay khi nhu cầu của khách hàng phát sinh. Nói cách khác, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là khả năng thực hiện nghĩa vụ trả những khoản nợ tới hạn mà không cao hơn mức thị trường.

Trên thực tế, khả năng thanh khoản của ngân hàng thể hiện rõ nét được tình trạng và trạng thái thanh khoản ròng [hay còn được gọi tắt là NPL], hoặc khoản chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản với tổng cầu thanh khoản trong cùng một thời điểm. Công thức như sau:

NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

Có thể xảy ra 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1[NLP > 0]: đây là trường hợp thể hiện ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản.

Trường hợp 2[NLP < 0]: đây là trường hợp thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng đang ở trong tình trạng thâm hụt.

 Trường hợp 3[NLP = 0]: đây là trường hợp thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng đang ở trong tình trạng cân bằng.

Nguyên nhân hình thành nên ruổi do thanh khoản đã được nhà nước quy định cụ thể, chi tiết tại khoản 14 điều 2 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:

“ a] Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc

b] Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Theo quy định trên, có thể hiểu, nguyên nhân dẫn tới tình trạng rủi ro thanh khoản là do ngân hàng không có đủ khả năng tài chính để thực hiện việc trả nợ khi những khoản nợ của ngân hàng tới hạn cần phải thanh toán, hoặc trường hợp tài chính ngân hàng có đủ khả năng để thực hiện hoàn trả khoản nợ nhưng ngân hàng phải trả khoản nợ với mức chi phí trả nợ cao hơn so với thị trường.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về rủi ro thanh khoản là gì và những vấn đề liên quan tới rủi ro thanh khoản để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về rủi ro thanh khoản. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

Video liên quan

Chủ Đề