Rừng nước ta có vai trò như thế nào

Vai trò của rừng trong đời sống của chúng ta ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt. Từ sản xuất, kinh tế, xã hội,… Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức đúng về vai trò của rừng. Do vậy, qua bài viết này chúng ta cùng phân tích kỹ hơn. Vai trò của rừng trong cuộc sống của con người.

Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất

Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất:

  • Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư trú của các loại động thực vật, tàng trữ nguồn gen quý. Ngăn chặn gió bão, giúp chống xói mòn. Đảm bảo sức sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người.

Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm bảo diện tích tối ưu là 45%. Là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng.

Vai trò của rừng đối với đời sống xã hội là một mối quan hệ hữu cơ:

  • Rừng cho không khí trong lành: Với chức năng quang hợp của cây xanh. Rừng như một nhà máy sinh hóa thu nhận CO2 và cung cấp O2,… Đặc biệt khi hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây sự nóng lên của trái đất. Thì việc giảm lượng khí CO2 là đặc biệt quan trọng.
  • Rừng giúp điều tiết nước, phòng lũ lụt, xói mòn: Vai trò của rừng là giúp điều hòa nguồn nước. Giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó thành lượng nước ngầm xuống đất vào tầng nước ngầm. Vai trò của rừng còn giúp khắc phục xói mòn. Hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của các con suối, con sông.
  • Rừng giúp tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở khu có rừng sẽ giúp chế ngự dòng chảy. Ngăn chặn nạn bào mòn đất. Đặc biệt là ở trên các đồi núi dốc vì vai trò của rừng là rất lớn. Rừng giúp cho lớp đất mặt không mỏng đi. Đồng thời giữ nguyên mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa của đất. Giúp đất không bị phá hủy và duy trì được độ phì nhiêu. Rừng còn liên tục tạo ra chất hữu cơ. Rừng tốt tạo đất tốt và đất lại nuôi rừng tốt.
  • Vai trò của rừng còn giúp chống cát di động ven biển. Che chở vùng đất nội địa bên trong, bảo vệ đê biển, cải hóa vùng bị nhiễm mặn, phèn chua. Cung cấp gỗ và lâm sản cho hoạt động sản xuất của con người.
  • Rừng còn là nơi trú ngụ của các loại động vật quý hiếm. Cung cấp dược liệu, thực phẩm, nguồn gen, sừng thú, da lông,…

Vai trò của rừng đối với nền kinh tế

Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”

  • Cung cấp gỗ giúp con người làm vật liệu xây dựng. Tạo ra nhiên liệu phục vụ cho đời sống con người
  • Tạo nguồn nguyên liệu như gỗ và các loại lâm sản. Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ, sợi phát triển, giấy, gỗ trụ mô,…
  • Cung cấp nguồn dược liệu quý, nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người: đương quy, tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, mộc nhĩ, nấm hương.
  • Cung cấp nguyên liệu, lương thực chế biến thực phẩm. Nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu của đời sống xã hội.
  • Rừng có vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Giúp phát triển du lịch [xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…]

Vai trò của tài nguyên rừng

Rừng là nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc miền núi. Tài nguyên rừng là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư. Điều tiết lao động trong xã hội giúp xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng với mùa màng, đất đai, khí quyển. Cung cấp gen động thực vật quý hiếm và rất nhiều lợi ích khác. Tài nguyên rừng giúp điều hòa nguồn nước, nhiệt độ và không khí. Con người thường sử dụng tài nguyên rừng. Để khai thác và chế biến ra các loại thực phẩm phục vụ cho đời sống.

Tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên. Loại tài nguyên này có thể tái tạo được. Tuy nhiên nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý. Thì loại tài nguyên này sẽ bị suy kiệt và không tái tạo lại được. Do vậy việc bảo vệ rừng để giữ vững vai trò của rừng là vấn đề cần thiết và được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia.

Bảo vệ rừng

Vai trò của rừng là rất quan trọng trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên nạn khai thác rừng bừa bãi hiện nay vẫn đang diễn ra từng ngày. Nhiều người vì các lợi trước mặt mà bỏ qua lợi ích lâu dài mà rừng đã và đang đem lại.

Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ khiến lũ lụt xảy ra liên miên. Làm xói mòn đất khiến người dân mất của thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Các loại cây trồng trong rừng bị chặt phá khiến các loài động vật mất đi chỗ trú ngụ. Bên cạnh đó nạn đốt phá rừng làm nương rẫy cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm trầm trọng.

Do vậy chúng ta cần bảo vệ rừng bằng những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ vai trò của rừng. Vùng thường xuyên bị bão lũ, thiên tai cần trồng rừng đầu nguồn. Ngoài ra, cần tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc biệt, với nạn phá rừng, Nhà nước cần phải có các chính sách xử phạt nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

Bảo vệ rừng là bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình cũng như xã hội. Đây không phải vấn đề của riêng bất kỳ một ai. Vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ vai trò của rừng.


13 Tháng Hai, 2019

18 Tháng Một, 2019

18 Tháng Một, 2019

18 Tháng Một, 2019

18 Tháng Một, 2019

18 Tháng Một, 2019

  • Chính sách Môi trường
  • Hỏi đáp chính sách

Thứ tư, 29/09/2021 09:30 [GMT+7]

Rừng có vai trò quan trọng với sự sống trên Trái Đất như thế nào?

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng còn có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, cung cấp khí oxy cần thiết cho sự sống. [Ảnh minh họa]

Không những thế, rừng giúp bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Bên cạnh đó, rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hòa dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hòa, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Như vậy, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thỏa mãn được các nhu cầu của con người, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Lan Anh [T/h]

  • Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loài người?
  • Muôn kiểu xâm hại rừng [Kỳ 1]: Lâm tặc hoành hành
  • Rừng đã bị 'ăn mòn' ra sao?
  • Muôn kiểu xâm hại rừng [kỳ 4]: Mất rừng từ những đốm lửa
  • Muôn kiểu xâm hại rừng [Kỳ 3]: ‘Về tay doanh nghiệp’, rừng xanh trơ trụi

Bạn đang đọc bài viết Rừng có vai trò quan trọng với sự sống trên Trái Đất như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • lá phổi xanh Trái Đất
  • bảo vệ rừng
  • trồng cây gây rừng
  • bảo vệ sự sống
  • giảm thiểu thiên tai

Video liên quan

Chủ Đề