Sale forwarder là gì

Với các bạn trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương, hay hàng hải, thì nghề forwarding cũng là một trong những lựa chọn đáng được xem xét.

Tại các công ty giao nhận vận tải, bạn có thể được làm những công việc đặc trưng như sau:

Bán hàng [sales]. Nghề này khá “hot” và được trao đổi nhiều trên các diễn đàn liên quan đến giao nhận vận tải. Chăm sóc khách hàng [customer service] Chứng từ [documentation] Khai thác [operation] Thông quan [customs clerance] Quản lý vận tải bộ [trucking operation]

Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng. mặc dù vậy, những người làm nghề giao nhận vận tải đều cần tìm hiểu một số lĩnh như:

Các bên liên quan: hãng tàu [hàng không], cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C…

Các điều khoản thương mại quốc tế [Incoterms], nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…

1. Sale là gì? Sale Forwarder [SFW] là gì? – Sale là những người lăn lộn để tìm kiếm Khách hàng [KH], chào sản phẩm/ dịch vụ [sp và dv] của công ty mình có hoặc cung cấp cho Khách hàng, làm sao để cho KH thấy sp/ dv của mình là Best của Best.

– SFW họ cũng thế, họ nhấc điện thoại lên hàng ngày, gọi và gọi, tìm những công ty xuất nhập khẩu chào bán dịch vụ của mình. Mình sẽ nói chi tiết ở dưới hơn.

2. Tại sao lại chọn nghề Sale FWD: – Rất nhiều người họ coi thường nghề Sale, nào là Sale không có đồng lương ổn định, lúc nào cũng lo chạy kiếm KH…

=> Nếu bạn nghĩ như họ thì bạn đã sai

– Hãy thử đặt vấn đề, nếu bạn là Boss của 1 công ty: + Bạn phải tìm Doanh thu về cho công ty + Bạn phải lo Lợi nhuận kiếm về trả lương cho toàn bộ nhân viên + Bạn có quá nhiều việc để lo + Hoặc vô vàn lý do khác… => Những lý do đó sẽ được Sale giải quyết cho bạn, họ là những người giải quyết những nỗi trăn trở đó cho Công ty. => Sale là những gì tinh túy nhất của 1 Công ty. Họ là những con người luôn được các Sếp chiều hết mình. Săn sóc tận răng

Bạn có thể kiếm một nhân viên thường thường lo các việc sổ sách lặt vặt. Nhưng để kiếm được một nhân viên Sale giỏi cực kì khó.

– Hãy thử đặt vấn đề, nếu bạn là Nhân viên [không phải Sale] của 1 công ty:
+ Thử đặt vấn đề nếu không có khách hàng, bạn có việc gì để làm, hàng không bán được, bạn làm gì, ngồi chơi xơi nước thôi. Sớm muộn cũng bị giảm biên chế, hoặc đuổi sớm

3. Những công việc của Sale FWD: – Gọi, gọi nữa, gọi mãi… Đúng thế đấy ạ – Gọi để gặp ai? Gặp những người phụ trách xuất nhập khẩu [ xnk ], giám đốc…thậm chí trong một công ty thì Kế toán kiêm luôn mảng xnk – SFW gọi và tiếp cận được họ là một con đường đầy gian truân Nhiều khi bạn vừa mở mồm ra họ dập máy cái một Bạn thắc mắc tại sao ư? Vì một ngày có cả chục thằng SFW như bạn gọi cho họ đấy. Thử nghĩ bạn là chủ xem, có mệt không – Sau khi KH đã nghe và cho bạn các thông tin mà bạn cần, việc tiếp theo bạn cần làm là gì? CHÀO GIÁ SP/ DV – Bạn đã chào giá rồi đấy, có nghĩa là KH họ có sử dụng SP/ DV mà bên mình cung cấp. Nhưng họ đã và đang xài dịch vụ của 1 FWD khác rồi. – Hãy Chăm sóc KH cho đến khi nào họ sử dụng dịch vụ của mình thì thôi

– Còn chi tiết như thế nào, các sale FWD có mỗi cách riêng, Mỗi KH là mỗi con người khác nhau, mỗi tính cách khác nhau

4. Sale FWD được gì và mất gì: Trước tiên bạn sẽ mất gì:

– Gần như bạn chẳng mất gì Chắc chỉ mất nước bọt thôi

Vậy bạn sẽ được gì: – Bạn được rất rất nhiều thứ mà khi chưa bước vào nghê này bạn chưa hình dung được: + Bạn được kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp…miệng lưỡi bạn sẽ ngọt xớt => Khả năng tán đổ KH sẽ thành công cao hơn, Còn Gái ư…Các sếp lớn của các Công ty còn bị bạn tán đổ thì mấy đứa con gái không chết mê chết mệt mới lạ + Bạn có được rất nhiều bạn bè, họ là ai: Vâng, họ là chính Khách hàng của bạn đấy, là những người có chức trách trong 1 Công ty. + Bạn là đứa con cưng của Công ty, bạn muốn gì các sếp cũng chiều bạn hết, miễn bạn mang lại lợi nhuận cho Công ty + Bạn sẽ kiếm ra được vô vàn các cách làm ăn mà khi ở Văn phòng không bao giờ bạn có thể kiếm được + Còn gì nữa ư…nhiều lắm rất nhiều bạn ạ

+ Lương ư: Vài ngàn đô là chuyện bình thường, bạn có KH lớn thì 10000 Obama là chuyện dễ hiểu. Khi bạn kiếm được như vậy thì bạn đã là Top Sale của cả nước Việt Nam rồi. Mà có khi thành Boss rồi chả phải là Sale nữa

Sales Forwarder là gì? Công việc của Sales Forwarder ra sao? Để có kĩ năng và kinh nghiệm làm sele forwarder tốt thì bạn hãy hãy đọc bài viết dưới đây của Nguyên Anh để rút ra cho mình kinh nghiệm nhé!

Sales Forwarder là gì ?

Sales Forwarder hay còn gọi là Sales Logistics là một ngành nghề mà có thể nói tất cả các bạn dù là sinh viên mới ra trường hay dân lâu năm trong nghề đều có thể làm được, nhưng có thể gắn bó được với nghề hay không, thì đòi hỏi bạn cần phải có khá nhiều kỹ năng,kinh nghiệm làm sele forwarder. Trước hết để hiểu được Sales Logistics là gì thì bạn cần phải hiểu khái niệm Sales là gì ? và Logistics là gì ?

Logistics là một thuật ngữ phức tạp, để phân tích ra thì khá trừu tượng, bạn có thể hiểu đơn giản đây là một chuỗi các dịch vụ bao gồm : xếp dỡ hàng hóa, kho bãi, chuyển phát, đóng gói, thông quan, vận tải hàng hóa quốc tế, và các DV bổ trợ khác. Bằng các dịch vụ của mình, doanh nghiệp Logistics giúp hàng hóa từ người bán [ nhà Xuất Khẩu] đến với người mua [nhà Nhập khẩu] thông qua đường hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt,… một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tư vấn xuất nhập khẩu của Nguyên Anh

Sales chính là bán hàng, và nhân viên sales chính là nhân viên bán hàng. Nhiệm vụ của họ là không chỉ giữ chân được khách hàng cũ mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới cho công ty. Mục đích của hoạt động Sales là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm tăng giá trị của sản phẩm trao đổi.

Tóm lại, nhân viên Sales Forwarder hay Sales Logistics  chính là người môi giới, là người đứng trung gian mua bán. Họ không có giá trong tay, phải đi xin giá hãng tàu. Dân gian mình hay gọi là “cò”. Như vậy họ chính là một con “cò” trong một cánh đồng, không hơn không kém. Họ là người đứng giữa người mua và người bán. Để có kinh nghiệm làm sele forwarder tốt thì bạn nên hiểu sơ qua về vấn đề này.

Kinh nghiệm sale forwarder:

  • Logistics: Theo luật thương mại Việt Nam năm 2005, “logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
  • Sale logistics: Trách nhiệm của sale logistics chính là giới thiệu, tìm kiếm khách hàng để cung cấp các dịch vụ cung ứng của công ty mình đến những công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, nước ngoài bằng đường biển, đường hàng không. Trách nhiệm chính có thể phân loại như sau:
  • Sales FCL: Sales hàng nguyên cont, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu và các LCL forwarder.
  • Sales LCL: Sales hàng lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài.
  • Sales Overseas: Tìm kiếm các công ty forwarder nước ngoài để làm agent và handle hàng cho họ. Đây là công việc khó khăn nhất của nghề forwarding

Xem thêm: Thuế nhập khẩu là gì và những điều cần biết

Như vậy, nếu bạn đang có ý định vào nghề shipping forwarding, sau khi nắm bắt, có kinh nghiệm làm sele forwarder hình dung được phần nào nghề nghiệp, hãy chuẩn bị thêm những kỹ năng mà một forwarder cần nữa nhé:

  • Trước tiên, nên tìm cho mình một công ty cung cấp dịch vụ forwarding tốt, uy tín [có được sự tin cậy của khách hàng trước sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sale], đồng thời tìm hiểu đầy đủ về những dịch vụ mà công ty mình cung cấp.
  • Trau dồi và rèn luyện thêm kiến thức chuyên môn như: kỹ năng gọi điện chào hàng, bán hàng, sách về vận tải, forwarding, marketing, xuất nhập khẩu,…
  • Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng gọi điện thoại, giữ liên hệ để tự tin giao tiếp khi tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, luôn cập nhật những thông tin nóng liên quan đến khách hàng, cũng như những thông tin khách hàng quan tâm để những cuộc trò chuyện không bị nhàm chán và mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho họ.
  • Chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, một ý chí đủ mạnh để sẵn sàng nghe khách hàng hỏi, căn vặn và từ chối.

Hi vọng qua bài viết về kinh nghiệm làm sele forwarder bạn sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Chúc bạn thành công!

Bản quyền thuộc về Nguyên Anh Logistics, một thành viên của Vĩnh Cát Group Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại Quốc tế Nguyên Anh Địa chỉ: – Hà Nội: P2032, Tầng 20, Tòa HH1A , Linh Đường, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: 203/19/3E, Huỳnh Văn Nghệ, P12, Q. Gò Vấp , TP HCM – Hải Phòng: P16A, Tầng 4, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng

Số điện thoại: 0901-565-222

Video liên quan

Chủ Đề