Sau quan hệ bao lâu thì có máu báo

Dấu hiệu mang thai được rất nhiều cặp vợ chồng chờ mong, trong đó ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm nhất. Vẫn có những trường hợp mang thai nhưng khi thử que vẫn âm tính [1 vạch]. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Ra máu báo thai thử que được chưa? MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và giải đáp những thắc mắc liên quan khác.

1. Khi nào thai phụ sẽ ra máu báo thai?

Máu báo thai là hiện tượng ra máu âm đạo, xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Vì thế ra máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhất biết nhất, thường xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh. Lượng máu báo thai ra thường không nhiều, chỉ để lại các chấm đỏ li ti dính trên quần lót.

Ra máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm nhất

Ra máu bao thai trong thời gian bao lâu? Rất khó để trả lời chính xác bởi thời gian ra máu báo thai ở mỗi người là khác nhau, kể cả ở những lần mang thai cũng không giống nhau. Ra máu báo thai thông thường chỉ diễn ra trong vòng vài giờ, một hoặc vài lần. Trường hợp máu báo thai kéo dài nhiều ngày rất hiếm khi xảy ra. Việc niêm mạc bị tổn thương càng nhiều thì lượng máu báo thai càng lớn, vì thế có người chỉ vài giọt nhỏ, có người lại nhiều như máu kinh.

Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào khi có thai cũng ra máu báo thai, nhiều thai phụ nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt vì hai hiện tượng này khá giống nhau. Để biết chắc chắn, kết quả que thử thai có độ tin cậy cao hơn. Mẹ cũng có thể chờ thêm một thời gian nữa để có thể siêu âm, xét nghiệm thai chính xác hơn.

Nếu ra máu do mang thai nhưng máu báo thai kéo dài quá lâu hoặc đi kèm triệu chứng bất thường khác, chị em cũng cần tới cơ sở y tế kiểm tra để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến phôi thai, sảy thai.

Ra máu báo thai thường rất dễ bị nhầm lẫn với các trường hợp bệnh lý khác

Ngoài ra, nếu bị chảy máu âm đạo đi kèm các triệu chứng bất thường như: ngứa rát âm đạo, ngứa vùng kín, khí hư bất thường,… thì đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa không phải do mang thai.

2. Nhận biết máu báo thai như thế nào?

Hiện tượng ra máu thai thường rất hay bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt hoặc máu do tổn thương tử cung khác. Có thể phân biệt máu báo thai với máu ra trong kỳ kinh nguyệt bằng các đặc điểm nhận dạng sau:

2.1. Đặc điểm của máu báo thai

- Máu có màu hồng, nâu, có thể là đỏ tươi.

- Lượng máu chảy ra thường khá ít, chỉ vài giọt kéo dài từ 1 - 2 ngày.

- Máu chảy không kèm theo dịch nhầy và vón cục, có thể lẫn dịch âm đạo.

- Máu chảy không kèm đau bụng hoặc triệu chứng kinh nguyệt khác.

- Thông thường máu báo thai thường chỉ ra trong vòng vài giờ rồi biến mất.

Máu báo thai thường ra lượng khá ít

2.2. Đặc điểm ra máu do kinh nguyệt

- Máu thường có màu đỏ thẫm hoặc thâm đen.

- Máu chảy nhiều, ồ ạt trong 2 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần kéo dài đến 5 - 7 ngày.

- Trong máu kèm theo dịch nhầy, đôi khi xuất hiện cục máu đông.

- Chảy máu kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, căng ngực,…

Như vậy, nếu chú ý đến đặc điểm máu ra, chị em có thể phân biệt được máu báo thai với máu do kinh nguyệt.

3. Ra máu báo thai thử que được chưa?

Do máu báo thai xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh nên với dấu hiệu sớm này, chị em có thể dùng que thử thai để biết được kết quả chính xác. Việc chờ đợi các dấu hiệu ốm nghén, nôn mửa là không cần thiết bởi những dấu hiệu báo thai này xuất hiện khá trễ.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ra máu báo thai nhưng thử que 1 vạch, có thể do 2 nguyên do sau:

- Do hiện tượng ra máu thai quá sớm, khiến việc sử dụng que thử thai cho kết quả chưa chính xác.

Que thử thai kiểm tra dựa trên nồng độ hCG trong nước tiểu

- Do mẹ bị nhầm lẫn hiện tượng chảy máu do viêm nhiễm âm đạo hoặc kinh nguyệt.

Vì thế, nếu xác định đã ra máu báo thai nhưng khi thử que cho kết quả âm tính thì chị em nên đợi thêm 1 - 2 tuần nữa để kiểm tra lại. Ngoài ra có thể tới bệnh viện, phòng khám phụ khoa để kiểm tra mình có mang thai không một cách chính xác.

- Do sử dụng sai cách que thử thai.

Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo để kết quả thử thai bằng que có tỷ lệ chính xác cao nhất. Việc uống nhiều nước và dùng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến mẫu thử, dẫn đến kết quả thử thai chính xác. Nồng độ hCG trong nước tiểu vào buổi sáng thường cao hơn các thời điểm khác trong ngày, vì thế mẹ nên dùng que thử thai ở giai đoạn này nhé.

Đôi khi kết quả ở que thử thai có thể gặp sai số, vì thế hãy dùng liên tục 2 - 3 que để có kết quả chắc chắn nhất nhé.

Dù ra máu báo thai hay do lý do khác, nếu bạn có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, máu ra có mùi hôi kèm đau bụng dưới quằn quại thì cần đi khám y tế sớm. Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa hoặc dấu hiệu báo hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung.

Thai phụ cần kiểm tra, khám sức khỏe thai định kỳ

Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến với chính bản thân người mẹ cũng như mọi người thân, y bác sĩ. Tuy nhiên mẹ cũng cần ghi nhớ khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và sàng lọc sớm các dị tật có thể gặp phải.

Rất nhiều thai phụ lựa chọn gói Chăm sóc sức khỏe thai sản và sinh nở toàn diện tại Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC để có thai kỳ khỏe mạnh nhất. MEDLATEC có hệ thống bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người dân.

Đội ngũ chuyên gia bác sỹ, đặc biệt là Sản khoa MEDLATEC giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị khám, điều trị hiện đại, tự hào là nơi xứng đáng để mẹ bầu trao gửi niềm tin.

Bạn còn đang lo lắng về sức khỏe thai nhi? Bạn cần tư vấn chăm sóc sức khỏe thai kỳ, khám sàng lọc dị tật thai nhi sớm hoặc đơn giản chỉ là giải đáp các thắc mắc như ra máu báo thai thử que được chưa? Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 912 lượt bình chọn

Máu báo thai xuất hiện khi nào, lượng máu là bao nhiêu? Sự khác nhau giữa máu báo có thai và “đèn đỏ”... là vấn đề nhiều mẹ đang mong có con quan tâm.

Máu báo là hiện tượng chảy máu âm đạo trước kỳ kinh. Có nhiều nguyên nhân gây máu báo, trong đó mang thai là trường hợp phổ biển nhất. 

Vậy máu báo có thai có màu sắc và mùi như thế nào?

Một số người khi mới mang thai có dấu hiệu xuất huyết. Vì vậy, bạn cần biết máu báo thai ra trong mấy ngày để tránh lầm tưởng với hiện tượng kinh nguyệt.

Máu báo thai

Máu báo thai là một trong số những dấu hiệu mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, hiện tượng này khác gì với kinh nguyệt bình thường và máu báo thai kéo dài trong bao lâu? Nếu bạn có những thắc mắc này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Hiện tượng máu báo thai là gì?

Máu báo có thai là một hiện tượng bình thường khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng từ 8 – 12 ngày hoặc khoảng ngày thứ 2 – 7 trước kỳ kinh. Bạn cần phải tốn một khoảng thời gian để phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Do đó, máu báo thai sẽ không xuất hiện ngay sau khi thụ tinh.

Khi xuất hiện máu thai, bạn có thể bị đau bụng nhẹ và có một vài đốm máu màu hồng hoặc nâu trên quần lót. Không phải phụ nữ nào cũng gặp phải triệu chứng này. Tuy nhiên việc ra máu báo thai kèm đau bụng có thể là dấu hiệu của một số trường hợp nguy hiểm. 

Nếu bạn mang thai nhiều lần thì cũng có thể bạn chỉ thấy dấu hiệu này ở lần mang thai đầu tiên hoặc lần mang thai thứ hai. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể của bạn và sự phát triển của bào thai. Máu báo thai có thể chỉ là một vài giọt máu nhỏ và rất khó để nhận biết. Đặc biệt, nếu bạn không nghĩ mình sẽ mang thai thì bạn sẽ rất dễ bỏ qua dấu hiệu này.

>>Xem thêm: Tư vấn sức khỏe sinh sản online miễn phí

Những phụ nữ thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ dễ phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt hơn, đặc biệt là nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi trước kỳ kinh. Tuy nhiên, dù bạn có quan sát kỹ đến đâu đi nữa thì bạn vẫn có khả năng bỏ lỡ triệu chứng này.

Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Trứng được thụ tinh sẽ trở thành một phôi thai. Phôi thai đi vào tử cung và làm tổ trong lớp nội mạc. Khi bám vào đây, nó sẽ gây chảy máu một ít. Điều này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Ngoài ra, hiện tượng chảy máu này có thể còn do nhiều nguyên nhân khác. Nếu hiện tượng này càng trở nên nặng hơn, có hoặc không đi kèm các cơn đau quặn ở mọi lúc thì bạn nên đến bệnh viện ngay.

Nếu đang có thai và phát hiện thấy máu thì bạn có thể nhận biết hiện tượng này được gây ra bởi một số nguyên nhân sau:

1. Quan hệ tình dục

Đôi khi tình trạng chảy máu xảy ra rất sớm dù hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nên xuất huyết âm đạo.

Xuất huyết âm đạo khi quan hệ tình dục

2. Mang thai ngoài tử cung

Tình trạng thai ngoài tử cung sẽ dẫn đến việc bạn có thể bị chảy máu kèm theo hiện tượng đau và chuột rút. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé.

3. Sảy thai tự nhiên ra máu báo thai

Khoảng 15% mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai trong vài tháng đầu tiên và sẽ bị chảy máu và đau bụng sau đó. Bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức nếu đang mang thai và có những triệu chứng này.

Phân biệt máu báo mang thai và kinh nguyệt

Thường có 3 yếu tố giúp bạn phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt: Máu báo thai và kinh nguyệt hoàn toàn không giống nhau. Mẹ có thể so sánh bằng những đặc điểm:

Dấu hiệu nhận biết: Khi có thai, người phụ nữ cũng nhận được những tín hiệu đặc trưng của cơ thể như: thèm ăn, thèm ngủ, đau tức ngực, chậm kinh… Một số người có cơ địa đặc biệt lại có máu xuất hiện.

Màu sắc: Xuất hiện theo giọt, không ồ ạt như máu kinh nguyệt. Máu báo thai không có dịch nhầy, xuất hiện khi thai nhi được 3-4 tuần tuổi. Máu báo thai có màu phớt hồng hoặc nâu đỏ.

Triệu chứng đi kèm: Nếu thấy máu có màu đỏ tươi kèm hiện tượng đau bụng, sốt cao thì hãy đến phòng khám kiểm tra ngay. Đây có thể là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung, sảy thai hay chết lưu…

Dấu hiệu nhận biết: Đau bụng, đau đầu mệt mỏi là những hiện tượng khá phổ biến. Ngoài ra, một số phụ nữ lại bị rong kinh, rong huyết trước kỳ kinh 1-2 ngày.

Màu sắc: Máu kinh nguyệt sẽ có màu đỏ sậm, nhầy và có thể xuất hiện những mẩu vụn nhỏ của niêm mạc tử cung. Máu kinh nguyệt xuất hiện ồ ạt 3-5 ngày, sau đó ít dần và hết.

Máu báo kinh nguyệt

Triệu chứng đi kèm: Mệt mỏi, khó chịu trong 1-2 ngày đầu.

Máu báo thai ra trong mấy ngày?

Tìm hiểu thời gian ra máu báo thai rất quan trọng bởi nếu bạn bị chảy máu quá lâu thì có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng và phải được chăm sóc y tế kịp thời. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình thụ thai. Ví dụ, ngay sau khi thụ tinh hoặc sau khi quan hệ. Do đó, nếu bạn thấy một đốm máu trên quần lót, điều này không có gì phải lo lắng.

Thời gian chảy máu báo thai ở mỗi phụ nữ khác nhau. Thậm chí, cùng một người nhưng ở mỗi lần mang thai vẫn có sự khác biệt. Nếu bạn thấy máu chảy ra có màu không giống với máu kinh và kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương. Lúc này, các niêm mạc bị bong tróc và bị đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, các niêm mạc này không thoát ra ngay mà sẽ rò rỉ từ từ. Do đó, nó sẽ xuất hiện trên quần lót của bạn. Thời gian bạn nhìn thấy máu báo thai phụ thuộc vào lượng máu chảy ra khi thụ tinh và thời gian để nó thoát ra ngoài cơ thể bạn. Đa số các trường hợp thường sẽ xuất hiện trong vài giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể kéo dài đến 2 ngày.

Nếu bạn nghi ngờ mình đã mang thai và thấy xuất hiện máu báo thai trong nhiều ngày, hãy đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng mình không gặp bất cứ vấn đề nào khác. Máu báo thai là một dấu hiệu phổ biến của một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc chảy máu quá nhiều hoặc chảy máu hơn 2 ngày là không bình thường.

Làm sao để biết đó là máu báo có thai?

Bạn nhìn thấy có đốm máu xuất hiện trên quần lót, đó chưa chắc là máu báo thai mà có thể là dấu hiệu bạn sắp có kinh. Vậy làm thế nào để biết đó là máu báo thai? Để làm được điều này, bạn cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng que thử rụng trứng để theo dõi kỳ kinh.

Sử dụng que thử rụng trứng để theo dõi kỳ kinh

Việc hiểu rõ cơ thể của mình sẽ giúp bạn sẽ tìm ra được câu trả lời. Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không giống với chu kỳ kinh nguyệt và có quan hệ tình dục không an toàn thì bạn nên nghĩ đến máu báo thai. Lúc này, bạn không chỉ phải chú ý đến cường độ máu chảy ra mà còn phải chú ý đến việc máu chảy ra trong bao lâu.

Một số lưu ý khi gặp máu báo mang thai

Một khi đã chắc chắn mình đang ra máu báo thai chứ không phải máu kinh nguyệt, bạn nên chú ý quan sát nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu hoặc lượng máu chảy ra ngày càng tăng, bạn cần đến bệnh viện ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể bạn bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung. Cả 2 tình trạng này đều nguy hiểm. Do đó bạn nên đến bệnh viện ngay.

Nếu đang cố gắng thụ thai, bạn nên chú ý đến máu báo thai. Mau chóng phát hiện ra mình mang thai sẽ giúp bạn bổ sung vitamin và những chất dinh dưỡng khác sớm hơn để giúp bản thân và bé cưng trong bụng khỏe mạnh trong vài tháng tới.

Phải làm gì khi máu báo có thai xuất hiện?

Phải làm gì khi máu báo có thai xuất hiện? Đối với vấn đề này, các bác sĩ khám phụ khoa giỏi ở Hà Nội cho biết: Bình tĩnh, thật bình tĩnh, nếu không hãy gọi điện cho bác sĩ.

Sử dụng que thử thai nhận biết có thai một cách chính xác

  • Khi cơ thể ra máu, mẹ cần sử dụng băng vệ sinh. Vật dụng này không chỉ dành cho những ngày “đèn đỏ” nên mẹ cứ yên tâm. Biện pháp này còn giúp mẹ có thể quan sát màu sắc và dịch nhầy của máu báo thai tốt hơn.
  • Khi cơ thể xuất hiện máu báo và nghi ngờ là máu báo thai, mẹ nên dùng que thử để xác định thêm.
  • Khi máu báo và que thử đều cho thấy mẹ đã có em bé, việc sắp xếp một buổi khám với bác sĩ là điều nên làm tiếp theo. Lưu ý mẹ cần biết cách dùng que thử thai đúng cách để không làm sai lệch kết quả.

Nhận biết máu báo thai giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe những tháng đầu thai kỳ.

Máu báo thai xuất hiện khi nào, màu sắc và mùi ra sao là dấu hiệu quan trọng để nhận biết liệu thiên thần có điến bên bạn hay chưa. Cứ chờ đợi thêm một vài ngày để dùng que thử thai, biết chắc chắn tin vui và thông báo cho chồng bạn nhé!

CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!

Xem thêm

PGS.TS PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.

Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ [ASCRS] và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp [SFCD]..

Hà Nội

1898 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Xem thêm

TS.BÁC SĨ CK II TRỊNH TÙNG

Chuyên khoa: Ngoại khoa

Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

Hà Nội

1202 lượt đặt Đặt hẹn ngay

Video liên quan

Chủ Đề