Tại sao giảng viên phải nghiên cứu khoa học

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học.  Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

 Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài [ bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài] và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh  hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành [khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

 Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

          Trường Chính trị tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cho hệ thống chính trị cấp cơ sở và tương đương của tỉnh. Cùng với hoạt động giảng dạy thì nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ không thể thiếu của giảng viên.
          Đây là hai hoạt động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học vừa củng cố được kiến thức chuyên môn vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn những kiến thức từ chuyên ngành khác. Vì khi tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên lựa chon thông tin, kiến thức, bổ sung thêm lượng kiến thức mới để hoàn thiện những kiến thức của chính mình.

          Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng được vốn kiến thức của mình và vận dụng những kiến thức lý luận ấy vào trong thực tiễn giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu khoa học còn giúp cho người giảng viên có được phong cách và phương pháp làm việc khoa học, đặt các vấn đề trong một khung tác động đa chiều với cách nhìn khách quan, chính xác.

          Bên cạnh đó, thông quan nghiên cứu khoa học còn giúp cho giảng viên rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, tồng hợp, so sánh, đánh giá, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm....với nhiều hình thức nghiên cứu khác nhau như: viết tham luận,viết bài cho trang Website của trường, viết bài cho các hội thảo, viết bài Nội san [thông tin lý luận và thực tiễn] làm đề tài nghiên cứu khoa học.

          Tham gia nghiên cứu khoa học còn giúp giảng viên tìm hiểu, cập nhật những thông tin, kiến thức mới, bổ trợ cho bài giảng của mình sinh động hơn, làm cho bài giảng có tính thời sự, tính khoa học và tính thực tiễn. Bởi vì, để có một bài giảng hay buộc giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững, tầm hiểu biết rộng. Muốn vậy, giảng viên phải tự học, không ngừng nghiên cứu tìm tòi kiến thức bằng nhiều hoạt động trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giảng viên sẽ thấy được những hạn chế, những "lỗ hổng" trong kiến thức của mình để kịp thời bổ sung, cập nhật. Nghiên cứu khoa học sẽ làm cho giảng viên nhất là giảng viên trẻ trưởng thành nhanh chóng góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.

          Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã được lãnh đạo Nhà trường xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Chính vì vậy, Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, quan tâm sâu sát đến công tác nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có những chuyển biến bước đầu và khởi sắc.

          Với đội ngũ 19 giảng viên, 8 giảng viên chính, 1 giảng viên cao cấp, trong đó có 02 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, 5 giảng viên đang theo học thạc sĩ, 6 cử nhân, đây là đội ngũ có đủ năng lực chuyên môn để tiến hành tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Kon Tum chưa tương xứng với năng lực và yêu cầu của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một năm Nhà trường chỉ  thực hiện được 2-3 đề tài nghiên cứu khoa học là một sự lãng phí lớn. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thu hút được nhiều giảng viên tham gia, các bài viết chủ yếu là vì trách nhiệm, mang tính đối phó. Giảng viên còn ngại tham gia nghiên cứu khoa học nên chưa chú tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ quan tâm và dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy.

          Xuất phát từ vài trò của công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại trường Chính trị tỉnh Kon Tum trong việc nghiên cứu khoa học, cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

          Thứ nhất, giảng viên cần đổi mới cả về nhận thức, tư duy và phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì, nghiên cứu khoa học là một việc không dễ dàng, đòi hỏi sự đầu tư và phương pháp làm việc nghiêm túc. Nghiên cứu khoa học để trang bị thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nên giảng viên cần tiến hành với tinh thần tự giác, và sự đam mê.

          Thứ hai, Nhà trường cần có các biện pháp nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, như cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể có thành tích trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực và kích thích tính tích cực tự giác của giảng viên đối với công tác nghiên cứu khoa học.

          Thứ ba, cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài nguồn từ kinh phí từ ngân sách, Nhà trường cần trích lập một phần kinh phí từ các lớp ngoài kế hoạch để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

          Thứ tư, cụ thể hóa Quy chế Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường chính trị  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho phù hợp  theo hướng đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy.

Video liên quan

Chủ Đề