Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Mẹ băn khoăn sau sinh mấy tháng được ăn chua? Liệu ăn đồ chua có ảnh hưởng xấu gì tới mẹ và bé? Và nếu được ăn chua thì cần lưu ý điều gì? Mẹ tham khảo bài viết của MarryBaby để có câu trả lời chính xác nhé.

Nội dung bài viết

  • Tại sao sau sinh không được ăn chua?
  • Sau sinh mấy tháng được ăn chua?
  • Mẹ sau sinh ăn chua cần lưu ý điều gì?
Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Sau sinh mấy tháng được ăn chua? Đọc ngay để biết nhé!

Chị em phụ nữ thường rất thích ăn đồ chua. Trước những món ăn như cóc, xoài, mận, dưa chua, kim chi chị em thường khó kìm lòng được. Đặc biệt, có những mẹ trong thai kỳ nghén đồ chua. Vậy nên, đây là những món ăn không thể thiếu được của chị em phụ nữ.

Đồ chua thường dễ ăn, chống ngán, cung cấp nhiều vitamin C, tốt cho mọi người. Thế nhưng, sau sinh, nhất là trong thời gian ở cữ, mẹ bắt buộc phải kiêng đồ chua. Vậy thì sau sinh mấy tháng được ăn chua? Tại sao cần kiêng đồ chua? Hãy cùng MarryBaby tìm nguyên nhân nhé!

Tại sao sau sinh không được ăn chua?

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Trước khi tìm hiểu sau sinh mấy tháng được ăn chua, mẹ nên biết tại sao sau sinh không được ăn chua.

Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay cha ông ta có quan niệm bà đẻ phải kiêng ăn chua. Bởi, đồ chua là những thực phẩm chứa nhiều axit. Mẹ sau sinh ăn thực phẩm có axit sẽ xảy ra những vấn đề sau:

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa vì cơ quan này của mẹ mới sinh còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Ăn đồ chua sẽ không tốt cho men răng của mẹ, gây ra ê buốt, nhức chân răng. Về già, răng sẽ yếu, không ăn được những món chua (lúc ăn răng sẽ ê buốt rất khó chịu). Vì thế, mẹ cần biết sau sinh mấy tháng được ăn chua là vậy.

Ăn nhiều đồ chua khiến nồng độ axit trong cơ thể cao, làm hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

Mẹ sau sinh ăn chua có thể làm mất cân bằng độ pH, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

Trong một số trường hợp, khi ăn đồ chua, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra một số tình trạng:

  • Buồn nôn
  • Mất tập trung
  • Khó tiêu
  • Xót ruột, đau bao tử
Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Chị em luôn phân vân sau sinh mấy tháng được ăn chua. Thế nhưng, mẹ có biết ăn quá nhiều đồ chua có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu? Điều này là vô cùng nguy hiểm, vì giai đoạn sinh nở người mẹ đã mất máu nhiều, và sau sinh, mẹ còn phải đảm bảo lượng sữa tốt cho con bú.

Ngoài ra, ảnh hưởng của thức ăn chua còn kéo dài đến sau này. Chẳng hạn, thận suy yếu, hệ tiêu hóa kém, dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mẹ.

Đặc biệt là những mẹ có vấn đề về dạ dày, khi ăn chua sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, thậm chí gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.

Đồ chua, đặc biệt là thực phẩm chua lên men như dưa muối, cà muối còn có khả năng gây ung thư. Hơn nữa, nếu ăn đồ muối quá lâu, quá nhiều sẽ khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Vì những lý do như vậy, mẹ sau sinh phải kiêng đồ chua, tức là mẹ cần phải loại bỏ trong chế độ ăn của mình từ hoa quả có vị chua đến các loại dưa muối, cà muối Tuy nhiên, mẹ phải kiêng đến bao giờ? Sau sinh mấy tháng được ăn chua?

Sau sinh mấy tháng được ăn chua?

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ngoài 3 tháng mẹ có thể ăn chua, với lượng vừa phải. Tuy nhiên, sau sinh mấy tháng được ăn chua thì cũng tùy vào nhóm thực phẩm chua. Bởi đồ chua chia ra 3 loại, nên mẹ cần lưu ý các mốc thời gian kiêng cữ sau:

Với nhóm đồ chua tự nhiên như hoa quả (cam, bưởi, khế): Nhóm thực phẩm này giàu vitamin C, giúp mẹ tăng sức đề kháng, đẹp da, giữ dáng. Nếu quá thèm, mẹ có thể ăn ngay trong tuần sau sinh. Tuy nhiên, tốt nhất nên hạn chế, chỉ ăn với số lượng ít, sau đó có thể tăng dần và cũng không ăn những quả có vị quá chua như chanh, khế chua. Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều hoa quả có tính ngọt để bổ sung vitamin cho cơ thểhoặc có thể thêm tí mật ong vào cam để uống.

Đồ chua do lên men như dưa cải, kim chi, cà muối, cải bắp muốiSau sinh mấy tháng được ăn chua? Mẹ cần kiêng những thực phẩm này càng lâu càng tốt nhé. Tuy đồ chua lên men là thức ăn chống ngán, dễ ăn và chứa một số vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa nhưng chúng không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Thậm chí, nếu ăn phải đồ muối chua để trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ, trao đổi chất, không tốt cho sức khỏe của mẹ.

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Những điều mẹ nên lưu ýSau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Mẹ bỉm sữa cần lưu ý gì để chăm sóc răng miệng đúng cách?

Vì vậy, với nhóm thực phẩm lên men này, bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên kiêng ít nhất 6 tháng sau khi sinh con, đặc biệt là với những mẹ cho con bú cần phải kiêng tuyệt đối. Sau 6 tháng, mẹ có thể ăn nhưng không ăn quá nhiều, ăn với lượng vừa phải và tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn (dưa chua xào, nấu).

Đồ chua ngâm với đường: Cóc dầm, xoài dầm, mơ mận dầm với đường hoặc kèm muối ớt Đây có thể được coi là món ăn vặt khoái khẩu của phần lớn chị em phụ nữ. Tuy nhiên, với mẹ sau sinh không hề tốt, bởi chúng có thể làm mất cân bằng độ pH, gây hại cho dạ dày, tiêu chảy và ảnh hưởng chất lượng sữa của bé. Với nhóm thực phẩm này thì mẹ sau sinh mấy tháng được ăn chua? Để đảm bảo an toàn, mẹ nên kiêng trong 6 tháng đầu.

Trong 3 nhóm thực phẩm trên, nhóm đồ chua lên men độc hại nhất. Vậy nên mẹ chú ý nhé.
Chắc hẳn đến đây mẹ trả lời cho mình được câu hỏi sau sinh mấy tháng được ăn chua phải không nào? Vậy với từng loại đồ ăn thì cần kiêng như thế nào mẹ cũng cần nên chú ý nhé.

Mẹ sau sinh ăn chua cần lưu ý điều gì?

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Mặc dù thực phẩm chua hấp dẫn, nhưng mẹ nhớ sau sinh mấy tháng được ăn chua để không ảnh hưởng sức khỏe. Khi ăn lại, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

Ăn đa dạng các thực phẩm, mẹ nên ăn nhiều nhóm đồ chua tự nhiên như các loại hoa quả hơn nhóm đồ chua lên men hoặc đồ chua ngâm đường. Nếu muốn ăn cay kèm muối ớt cũng chỉ ăn lượng ít, vì đồ cay nóng dễ gây nổi mụn và táo bón. Nó cũng không tốt cho nguồn sữa mẹ, dễ gây tình trạng nóng trong cho bé.

Bên cạnh lưu ý sau sinh mấy tháng được ăn chua thì mẹ cũng cần lưu ý một chút về cơ địa của mình khi dùng thực phẩm chua. Nếu bản thân có các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày, bụng yếu thì mẹ nên kiêng cữ cẩn thận hơn. Và đặc biệt lưu ý không ăn đồ chua khi bụng đói, gây xót ruột, hại dạ dày.

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Sau sinh có được uống trà sữa? Đọc ngay để không béo mẹ hại conTrà sữa thường khiến chị em phải phát cuồng. Thế nhưng, liệu sau sinh có được uống trà sữa? Nếu mẹ uống thì có ảnh hưởng gì xấu tới mẹ và bé hay không? Khi uống cần lưu ý điều gì? MarryBaby sẽ giúp mẹ tìm hiểu!

Những món như: dưa muối, xoài dầm, cà muối , cóc dầm cần đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để không gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc. Mẹ có thể tự mình làm tại nhà để đảm bảo sạch sẽ.

Những mẹ có tiền sử bị tiểu đường tuýp 2, sỏi thận nên hạn chế ăn chua vì sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.

Hy vọng rằng bài viết trên của MarryBaby đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích về vấn đề sau sinh mấy tháng được ăn chua và sau sinh ăn chua được không. Mẹ hãy tùy vào tính chất, mức độ của thực phẩm và thể trạng của mình để lựa chọn được những thực phẩm phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé nhé!

Minh Thương

Tham vấn y khoa:Thạc sĩ  Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sau sinh bao lâu thì được ăn canh chua

Bằng cấp:Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm:12:Năm

Thạc sĩ  bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục họcĐịnh hướng chuyên khoa Sản phụ khoatại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa (Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa (Bệnh viện Từ Dũ)
  • Bệnh lý sàn chậu (Bệnh viện Từ Dũ)

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (khóa 2017-2019). Thạc sĩ  bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Nguồn:

1. Consequences of excessive use of Amlarasa (sour taste): A case-control study
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4279316/
Ngày truy cập: 2.8.2021

2. Postnatal Diet  Foods You Should Eat and Avoid After Delivery
https://parenting.firstcry.com/articles/postnatal-diet-foods-to-eat-after-delivery/
Ngày truy cập: 2.8.2021

3. Should You Avoid High-Acid Foods? And 7 Acidic Foods to Know
https://www.livestrong.com/article/23346-high-acidic-foods-list/
Ngày truy cập: 2.8.2021

4. Sour Taste
https://www.sciencedirect.com/topics/nursing-and-health-professions/sour-taste
Ngày truy cập: 2.8.2021

5. An Evolutionary Perspective on Food Review and Human Taste
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3680351/
Ngày truy cập: 2.8.2021