Sinh viên nghỉ học bao nhiêu sở tiết của một học phần sẽ bị cấm thi?

TPO - Một số sinh viên trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM đang lo lắng, khó chịu vì bị gia đình “hỏi han” khi bị nhà trường gọi điện cho phụ huynh vì nghỉ học quá 3 buổi. 

Mới đây, trên diễn đàn UEF Confession [một diễn đàn của sinh viên trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM], nhiều sinh viên tỏ thái độ bức xúc khi bị nhà trường gọi điện báo phụ huynh về số buổi vắng học cùng lời cảnh báo cấm thi.

Theo bài đăng trên diễn đàn này, một sinh viên cho biết, nhà trường đã gọi báo với phụ huynh  rằng "con họ nghỉ học 2 buổi môn tiếng Anh và 1 buổi học môn kinh tế vi mô với tổng cộng 10 tiết nên sắp bị cấm thi".

Tương tự, một bạn sinh viên khác cho biết, phụ huynh của bạn nhận được điện thoại của trường báo con mình đã nghỉ 5 buổi môn Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với cảnh báo cấm thi môn này. “Do cha mẹ ở tỉnh nên khi nghe được thông báo từ trường, phụ huynh đã rất tức giận dọa cho nghỉ và không cung cấp tiền nữa. Dù giải thích do thời khóa biểu không thuận lợi nên bạn đã đổi sang một lớp khác của môn này. Mình vẫn đi học đầy đủ nhưng do giáo vụ khoa điểm danh theo danh sách đăng ký học phần trước đó nên vẫn bị tính vắng học. Gia đình vẫn không tin mình, cho rằng con nói dối, nghỉ học để đi chơi”, sinh viên này chia sẻ.

Những lời than vãn của sinh viên khi bị trường gọi điện về nhà.

Thông tin này ngay lập tức nhận được nhiều chia sẻ và bình luận từ các bạn sinh viên. Một số sinh viên tỏ ra bức xúc và không ủng hộ cách làm trên, có sinh viên của trường cho biết đã quá quen với việc này. Thậm chí, có bạn còn lấy điện thoại phụ huynh chặn số từ giáo vụ trường hoặc cung cấp sai số điện thoại để trường không gọi được.

Trong khi đó, một số sinh viên khác lại ủng hộ cách làm của trường bởi việc làm này giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình, qua đó cùng với nhà trường ngăn chặn những tiêu cực nếu có thể xảy ra…

Liên quan đến thông tin này, ngày 30/12, trao đổi với PV, thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM cho biết, việc trường gọi điện cho phụ huynh để báo tình hình học tập con em mình đã được đã thực hiện từ nhiều năm nay. Bà Bích khẳng định, trường chỉ gọi điện thông báo về việc sinh viên nếu nghỉ quá 3 buổi sẽ mất điểm chuyên cần chứ không có chuyện dọa cấm thi. Có thể sinh viên hiểu chưa chính xác.

Theo bà Bích, trong quy định đánh giá kết quả học tập của sinh viên có 3 cột điểm. Điểm quá trình [20%], điểm thi giữa kỳ [30%], điểm thi kết thúc học phần [50%]. Trong đó, điểm chuyên cần chiếm 10% điểm quá trình. Đi học đầy đủ các bạn được 10 điểm chuyên cần, vắng 1 buổi còn 9 điểm, 2 buổi còn 8 điểm, 3 buổi thì còn 7 điểm và nếu quá 3 buổi thì không còn điểm chuyên cần.

"Thông tin này đã phổ biến cho sinh viên, kể cả việc bị gọi điện về phụ huynh khi vắng quá 3 buổi, từ khi nhập học, sinh hoạt đầu khóa, trong sổ tay sinh viên và các kênh thông tin của phòng Công tác sinh viên", bà Bích nói.

Cũng theo bà Bích, có nhiều trường hợp sinh viên nghỉ học quá nhiều hoặc kết quả quá kém phải học lại, đến khi đóng tiền học lại thì nhiều phụ huynh mới bật ngửa. Vì học không theo dõi tình hình học tập của con mình thường xuyên. Do vậy, trường kết hợp nhiều kênh thông tin để phụ huynh theo dõi được việc học của con mình một cách tốt nhất... 

Theo quy định tại Điều 17 Quy chế đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viênban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT thì:

Người học được dự thi kết thúc môn học, học phần khi bảo đảm các điều kiện sau:

- Tham dự ít nhất 80% số thời gian học tập trên lớp, đủ các bài học tích hợp, bài học thực hành, thực tập, các yêu cầu của môn học, học phần và có đủ điểm các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ được quy định trong chương trình môn học, học phần;

- Điểm trung bình chung các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ không thấp hơn 4,0 điểm theo thang điểm 10;

Thi học kỳ sẽ quyết định phần lớn điểm trung bình môn học của sinh viên, thông thường, nó sẽ chiếm 50% tới 70% điểm môn học. Khi bị cấm thi, sinh viên mặc nhiên sẽ phải nhận điểm 0 cho môn học đó, bất kể điểm quá trình của các em là bao nhiêu. Vì thế, chẳng sinh viên nào muốn mình bị rơi vào trường hợp đó. Vậy sinh viên bị cấm thi trong trường hợp nào?

>> Bí quyết giúp sinh viên chống rớt môn ở đại học

Sinh viên bị cấm thi trong trường hợp nào?

Theo quy chế đào tạo tín chỉ, nếu sinh viên không đảm bảo chuyên cần, vắng mặt quá 20% thời lượng buổi học trên lớp thì sẽ bị cấm thi, tức là phải nhận điểm 0 cho môn học và bắt buộc phải học lại môn học đó để mình không bị nợ môn. Chẳng hạn như môn học đó có 12 buổi, mà sinh viên vắng 3 buổi khi giảng viên điểm danh, thì sẽ bị cấm thi theo đúng quy định. Chính vì thế, để không bị cấm thi một cách đáng tiếc, thì sinh viên cần phải đảm bảo chuyên cần, nghiêm túc học tập, hạn chế tối đa việc cúp học và cũng không nên đi học trễ vì lỡ giảng viên điểm danh đầu giờ thì sẽ bị tính là vắng.

Chính vì lý do này mà một số trường đại học sẽ gọi điện báo cho phụ huynh khi sinh viên vắng mặt trong buổi học, để phụ huynh phối hợp cùng nhà trường đảm bảo chuyên cần cho sinh viên, tránh để xảy ra trường hợp sinh viên bị cấm thi vì vắng mặt quá 20% thời lượng buổi học trên lớp.

>> 7 lý do khiến sinh viên bị điểm kém ở đại học

Sinh viên bị cấm thi thì phải làm sao?

Ở trên là quy định mà sinh viên cần nắm để tránh việc bị cấm thi, nhưng nếu lỡ bị cấm thi rồi thì phải làm sao? Trong trường hợp này, chắc chắn các em sẽ thấy buồn, khó chịu, thậm chí là cực kỳ áp lực vì không biết phải thông báo với gia đình như thế nào, tự dưng gia đình kiếm tiền lo cho ăn học mà mình lại không đảm bảo chuyên cần, để dẫn tới việc bị cấm thi. Các em không thể giấu gia đình mãi được, hãy cứ chân thực chia sẻ mọi chuyện với ba mẹ, đồng thời, hứa rằng trong trương lai sẽ học hành chăm chỉ, đi học đầy đủ, cố gắng đạt kết quả học tập tốt.

Khi bị cấm thi, các em phải học lại môn đó và tất nhiên cần phải đóng lại học phí. Nếu đang đi làm thêm, các em hãy lấy tiền lương đi làm thêm để đóng tiền học lại, vì đó là lỗi do mình thì mình tự chịu trách nhiệm. Còn nếu không đi làm thêm, các em có thể xin sự trợ giúp của bố mẹ, rồi cố gắng học lại sao cho thật tốt, đạt kết quả cao, để bù đắp cho lỗi lầm lúc trước của mình. Hãy nhớ cố gắng đi học đầy đủ, tập trung nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập và ôn thi kỹ lưỡng. Chúc các em học tốt!

>> Phong độ học tập không ổn định thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Chủ Đề