Lỗi không tuân thủ biển báo giao thông phạt bao nhiêu?

Phân biệt lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường với lỗi sai làn đường để tránh rơi tiền oan nhé các bác.

@ngoc.bich.24 Lái xe #oto phải biết điều này #vovxe #ngocbichvovxe #xehoi @Ngọc Bích VoV Xe.cơm ♬ nhạc nền – Ngọc Bích VoV Xe.cơm – Bích ơi đi xe gì thế???

Xem nhiều hơn tại: Diu tu be – Tóp Tóp – Fanpage – VoV’s Podcast

Phân biệt lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường với lỗi sai làn

Lỗi sai làn là gì?

Khoản 3.22, Điều 3, Quy chuẩn 41:2019 quy định:

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Vì vậy bác sẽ bị dính lỗi sai làn khi lái xe không đúng làn đường dành cho phương tiện của mình trên đoạn đường có nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường.

Mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu. Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe.

Có nhiều cách để phân định vạch kẻ đường như

  • Dựa vào vị trí sử dụng [vạch trên mặt bằng và vạch đứng];
  • Dựa vào hình dáng, kiểu [vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc].

Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.

Đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”.

Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường [loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường].

Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Điểm đáng lưu ý, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực [nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo].

Vì vậy lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường sẽ được xác định trên đoạn đường có biển R.411 cùng với vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.

Bác lái xe đi sai làn so với hành trình khi có biển R.411 và vạch kẻ đường [hoặc chỉ có vạch kẻ đường].

Thì bị quy vào lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường.

Ví như

Bác rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…

Mức phạt đối với 2 lỗi vi phạm là bao nhiêu?

Mức phạt lỗi đi sai làn đường

Đối với ô tô, theo Điểm Đ Khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2021:

Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng .

Trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

Đối với xe máy, theo điểm g Khoản 3 Điều 6 nghị định 100/2019:

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng

Đối với trường hợp xe ô tô đè vạch hay còn gọi là lấn làn [hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng] có thể bị xử lý với trường hợp đi không đùng phần đường của mình [đi sai làn].

Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Đối với xe máy, theo điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019:

Sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với ô tô, theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 100/2019

Sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Chúc các bác lái xe an toàn và không bị rơi tiền.

Bác hãy để lại bình luận hoặc gửi email tới địa chỉ ngocbichvovxe@gmail.com để chia sẻ câu chuyện hay thắc mắc của mình nhé

Việc không tuân thủ biển báo trong quá trình tham gia giao thông có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm và tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, Nghị định 100/2019 của Chính phủ đã quy định rõ mức phạt hành chính cho những trường hợp vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo. Mức phạt này sẽ tăng cao hơn so với trước đây, nhằm cảnh báo và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. 

Vậy, mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo mới nhất 2023 là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của BRAVIGO sẽ cập nhật cho bạn thông tin mới nhất những trường hợp vi phạm lỗi này cùng mức phạt hành chính tương ứng.

MUA MÀN HÌNH ANDROID BRAVIGO

Xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường [Nguồn: Internet]

Vạch kẻ đường là gì? Biển báo giao thông là gì?

Vạch kẻ đường là gì? [Nguồn: Internet]

  • Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu được sử dụng để chỉ dẫn và điều khiển giao thông nhằm tăng cường an toàn và giảm tắc nghẽn. Ngoài việc sử dụng độc lập, vạch kẻ đường còn có thể kết hợp với các loại biển báo giao thông hoặc đèn tín hiệu để chỉ rõ hướng đi và quy định cho các phương tiện tham gia giao thông.
  • Biển báo giao thông là các biểu tượng được đặt trên đường để cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông. Theo quy định của bộ Giao thông vận tải, các biển báo này có chức năng thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể. Việc tuân thủ các biển báo giao thông là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông trên đường.

Xem thêm: [Mới Nhất] Mức Phạt Lỗi Chạy Quá Tốc Độ Dành Cho Ô Tô, Xe Máy

Những loại vạch kẻ đường thông dụng hiện nay

Theo Phụ lục G của bộ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, các loại vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.

1. Vạch trắng nét đứt

Những loại vạch kẻ đường thông dụng [Nguồn: Internet]

Vạch trắng nét đứt là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch [được đi sang làn xe bên cạnh].

Khoảng cách giữa các nét đứt của vạch trắng nét đứt được thiết kế sao cho tốc độ lưu thông của các loại xe trong đó càng cao thì khoảng cách giữa các nét đứt càng dài. Việc này giúp tăng tính an toàn và giảm khả năng xảy ra tai nạn giao thông.

Xem thêm: Cách Lái Xe Ô Tô Từ A – Z Cho Người Mới

2. Vạch trắng nét liền

Vạch kẻ đơn, màu trắng và nét liền [Nguồn: Internet]

Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng và nét liền, loại vạch này cũng được sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên, ngược lại với vạch trắng nét đứt, khi gặp loại vạch này, người lái xe không được phép chuyển sang làn xe khác hoặc sử dụng làn xe khác. Việc lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác và dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đổi Giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn online mới nhất

3. Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét đứt 1.1 [Nguồn: Internet]

Vạch vàng nét đứt hay còn gọi là vạch 1.1 là loại vạch đơn, màu vàng và đứt nét. Loại vạch này được sử dụng để phân chia đường hai chiều ngược chiều nhau trên đoạn đường có từ hai làn xe trở lên và không có dải phân cách. Người lái xe được phép cắt qua vạch này để đi ở làn xe ngược chiều từ cả hai phía. Tuy nhiên, việc cắt qua vạch này cần được thực hiện cẩn thận và chỉ khi an toàn để tránh gây tai nạn giao thông.

4. Vạch vàng nét liền

Vạch vàng nét liền phân chia 2 chiều xe chạy [Nguồn: Internet]

Vạch vàng nét liền dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.

Khác với các loại vạch kẻ đường màu vàng nét đứt, ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Xem thêm: Ô tô lắp màn hình Android có được đăng kiểm?

Các loại vạch kẻ đường phân biệt hai chiều xe chạy [Nguồn: Internet]

Trước đây, các loại vạch kẻ đường phân biệt hai chiều xe chạy vẫn được sơn trắng, dễ gây nhầm lẫn với các vạch kẻ trong cùng một chiều xe chạy. Do đó, hiện nay nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ trắng sang vàng ở nhiều con đường để dần đồng bộ với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

5. Hai vạch vàng song song

Cũng có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy, tuy nhiên loại vạch này dùng ở những đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Loại vạch này có hai biến thể chính là hai vạch liền song song và một vạch liền – một vạch đứt nét.

Với loại vạch kẻ hai vạch liền song song, người lái xe không được lấn qua làn khác hoặc đè lên vạch. Loại vạch này thường được sử dụng trên những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn cho phía đối diện, vì việc lấn sang làn khác có thể gây ra tai nạn đối đầu.

Xem thêm: Cách Ghép Xe Ngang Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất Cho Người Mới

Vạch kẻ đường song song màu vàng [Nguồn: Internet]

Loại vạch kẻ thứ hai là một vạch liền và một vạch đứt nét. Việc sử dụng loại vạch này cho phép các phương tiện ở bên phải phần đứt nét được phép vượt và lấn làn khi cần thiết, nhưng các phương tiện khác ở phía còn lại không được vượt hoặc lấn qua làn khác.

Vạch kẻ đường song song một nét đứt [Nguồn: Internet]

Đặc biệt, trên đoạn đường có hai hoặc ba làn xe mà không có dải phân cách giữa chúng, vạch kẻ màu vàng song song có thể được sử dụng để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm và cảnh báo người lái xe không được lấn qua làn khác hoặc đè lên vạch. Trong trường hợp này, loại vạch này có tác dụng tương tự như vạch kẻ màu vàng liền.

Vạch kẻ đường nhằm nhấn mạnh mức độ nguy hiểm [Nguồn: Internet]

6. Vạch làn đường ưu tiên

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:

– Vạch trắng nét liền: dành riêng cho một loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này;

– Vạch trắng nét đứt: dành riêng cho một loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được ưu tiên.

Vạch làn đường ưu tiên [Nguồn: Internet]

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

Ngoài ra, khi chuẩn bị tiến vào những đường có nhiều làn xe, người lái có thể quan sát bảng phân làn để biết nên đi theo làn nào.

Biển báo phân làn đường [Nguồn: Internet]

Cụ thể:

– Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.

– Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

– Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

7. Các dạng ký hiệu và các loại vạch kẻ đường khác

Các loại vạch kẻ đường khác – Vạch trắng hình con thoi

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến nơi có vạch đi bộ qua đường: theo quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Ký hiệu và vạch kẻ đường khác [Nguồn: Internet]

Các loại vạch kẻ đường khác – Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2016, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, được sử dụng để chia các dòng phương tiện thành hai hướng đi khác nhau, ví dụ như một hướng lên cầu vượt và một hướng đi xuống phía dưới cầu vượt. Tại vùng vạch này, người lái xe không được phép đi vào hoặc đi qua. Việc tuân thủ quy định này giúp tăng tính an toàn cho giao thông và tránh xảy ra tai nạn.

Vạch xương cá chữ V [Nguồn: Internet]

Các loại vạch kẻ đường khác – Vạch mắt võng tại ngã tư

Đây là loại vạch mắt võng màu trắng không được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 41:2019/BGTVT, do đó nó không có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, loại vạch này được sử dụng như một biện pháp hình ảnh để giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, bởi đi cùng với nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải.

Vạch mắt võng tại ngã tư [Nguồn: Internet]

Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại tiếp tục đi thẳng hoặc rẽ trái, người lái xe sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo hoặc vạch kẻ đường”. Việc tuân thủ biển báo và các loại vạch kẻ đường giúp tăng tính an toàn cho giao thông và giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

Mức xử phạt lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường 2023

Tiến hành xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường [Nguồn: Internet]

Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường mới nhất có khung phạt như sau:

  • Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
  • Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.

Bên cạnh đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hay vạch kẻ đường còn được quy định riêng trong trường hợp đi qua đường ngang, cầu chung và hầm đường sắt. Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau:

  • Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng.
  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
  • Đối với xe ô tô và các xe tương tự ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Hướng dẫn xác định lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường

Hướng dẫn xác định lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường [Nguồn: Internet]

Trên thực tế, có một số người thường nhầm lẫn lỗi sai làn đường, phần đường với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo.

Tại những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường thì người điều khiển phương tiện giao thông thường hay mắc lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn đi thẳng. A dừng xe ở làn giữa nhưng lại rẽ phải… Đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Những câu hỏi thường gặp về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi sai làn đường?

Đối với biển báo chỉ dẫn làn đường, khi người điều khiển phương tiện đi vào làn đường không phù hợp với loại xe được quy định trên biển báo.
Lỗi “đi sai vạch kẻ đường” thực chất là lỗi không tuân thủ hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu và vạch kẻ đường.

Lỗi sai vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường mới nhất có khung phạt như sau:
Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.

Kết luận

Như vậy tại bài viết này BRAVIGO đã cung cấp cho bạn thêm thông tin mới nhất về mức xử phạt lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường, từ đó giúp bạn phân biệt các sai phạm và tránh bị phạt nhầm hoặc mất tiền oan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong việc nâng cao hiểu biết về luật giao thông và đảm bảo an toàn khi tham gia vào giao thông đường bộ.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Phụ kiện ô tô, Android Box hiện đang có tại BRAVIGO, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Ô tô đi sai vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường Đối với ô tô, theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Lấn vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

2. Tăng mức phạt đè vạch đối với ô tô mới nhất năm 2022..

Lợi cần vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Lỗi đè vạch được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cho bánh xe đè/lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua. Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức xử phạt từ 100.000 - 400.000 VNĐ [tùy trường hợp] với hành vi vi phạm lỗi đè vạch.

Rẽ sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng [trước đây bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng]. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Chủ Đề