Sọ dừa tác giả là ai

Sọ Dừa là truyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại thần kì.[1] Cùng với Tấm Cám, Thạch Sanh, Ăn khế trả vàng v.v..., Sọ Dừa là một trong những câu truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện có mô-típ thường thấy như các tác phẩm truyện cổ tích khác đó là: nhân vật chính có hoàn cảnh đặc biệt, sau đó vươn lên theo triết lý nhân quả "ở hiền gặp lành", trong khi nhân vật ác thì "gieo gió gặt bão".

Bìa truyện tả cảnh Sọ Dừa hóa thành người, Nhà xuất bản Kim Đồng

Ngày xưa, có hai vợ chồng lão nông nghèo đi ở trong nhà của một phú ông. Hai vợ chồng ông bà là người hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa sinh được một đứa con. Đến một ngày, bà vợ đi vào rừng đốn củi. Lúc đó trời nắng to, bà khát nước quá mà không tìm đâu ra nước để uống. Chợt thấy một cái sọ dừa cạnh gốc cây chứa đầy nước mưa, bà bèn cầm lên để uống. Trở về nhà, sau đó một thời gian thì bà mang thai.

Một thời gian sau khi bà mang thai người chồng lăn ra ốm rồi qua đời.

Sau khi chồng mất, bà sinh được một người con. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là con bà lại không có chân tay mà mình lại tròn giống như một quả dừa. Buồn tủi trước sự việc như vậy, bà định vứt bỏ con đi thì đứa bé lên tiếng nói:

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp

Người mẹ thấy vậy thương tình để lại nuôi và đặt tên cho con là Sọ Dừa. Trải qua thời gian, Sọ Dừa lớn lên nhưng cơ thể vẫn cứ tròn lông lốc mà không làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng và buồn tủi. Sọ Dừa hiểu mẹ, bèn xin phép đến làm việc chăn bò cho phú ông.

Ban đầu khi nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại vì hình dáng của cậu. Nhưng sau hắn lại nghĩ: nuôi thì ít tốn cơm, tiền công cũng không đáng là bao, nên đã đồng ý. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hàng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, khi tối đến cậu lại dắt bò về nhà. Đàn bò con nào con nấy đều no căng mà Sọ Dừa cũng chỉ ăn hết có hai nắm cơm rất nhỏ. Phú ông thấy vậy thì mừng lắm.

Ngày mùa đến, người làm trong nhà đều ra đồng làm ruộng, phú ông sai các con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Mỗi lần phải đưa cơm như vậy, hai người chị lớn đều khinh thường và hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có người em gái út vốn tính thương người là đối xử với Sọ Dừa tử tế.

Trong một lần mang cơm cho Sọ Dừa, cô út bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von khi bước tới chân núi. Đưa mắt nhìn qua thì cô thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi đó, vừa thổi sáo vừa cho bò ăn cỏ. Nhưng chỉ trong chớp mắt, chưa hết ngạc nhiên thì cô lại chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đó. Nhiều lần để ý, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường nên đã đem lòng yêu quý.

Khi hết mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà nông thấy vậy tỏ ra rất sửng sốt, nhưng vì con năn nỉ mãi nên bà cũng thử làm theo.

Thấy hai mẹ con Sọ Dừa đến hỏi vợ, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ bụng phải ngừng hẳn việc lấy vợ cho con. Tuy nhiên, đến đúng ngày hẹn, bà bỗng thấy trong nhà có đủ mọi đồ sính lễ, lại có thêm các gia nhân khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa mắt, lúng túng gọi ba cô con gái ra xem mặt. Trong khi hai người chị chê bai Sọ Dừa xấu xí và bỏ đi thì chỉ có cô em út là cúi đầu tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ linh đình, người làm giúp việc tấp nập. Khi rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa trong hình hài cũ đâu mà chỉ thấy một chàng trai khôi ngô đứng bên cô út. Tất cả đều thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tị.

Sau khi cưới, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra là một người rất thông minh. Ngày đêm chàng chăm chỉ đèn sách luyện chữ. Kỳ thi năm ấy, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên. Thế nhưng, không lâu sau, Sọ Dừa được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, nói là để phòng thân.

Trong lòng ganh tị, hai người chị sinh rắp tâm hãm hại em út để thay làm bà trạng. Nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, hai chị sang rủ cô út đi chèo thuyền rồi lừa đẩy người em xuống biển. Cô bị cá kình nuốt vào bụng, nhưng may có con dao, cô rạch bụng cá mà thoát ra ngoài. Sau đó, cô dạt vào một hòn đảo. Để sống sót, cô lấy đá tạo thành lửa để nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng gà cô mang theo bên mình nay cũng nở thành một gà mái và một gà trống để làm bạn cùng cô.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy vang:

Ò... ó... o...
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Thuyền quan tiến lại xem thì người nhận ra đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng được gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Quan về nhà mở tiệc mời bà con đến chia vui nhưng không cho ai biết có vợ về cùng. Hai cô chị thấy vậy khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện em gái kém may mắn gặp nạn, ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong bèn cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình đọc thêm của sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6.

Vào tháng 3 năm 2015, một ấn bản truyện Sọ Dừa bị phát hiện biến tấu "sọ dừa" thành "sọ người".[2][3][4] Cụ thể, nhân vật người mẹ lên rừng chặt củi, khát nước nên bà đã uống nước trong sọ người. Bên cạnh lời văn, truyện tranh cũng miêu tả kèm hình ảnh người phụ nữ cầm một cái đầu lâu trên tay. Thời điểm phát giác, truyện do nhà xuất bản có tên Hồng Đức ấn hành, mỗi tập, bao gồm cả tập truyện Sọ Dừa, được in khoảng 1.000 cuốn, nộp lưu chiểu cuối năm 2013. Kết cục, nhà xuất bản bị phạt 45 triệu đồng vì lý do không có nguồn gốc hợp pháp, đồng thời buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ truyện đang có trên thị trường. Sự việc cũng gây nên những tranh cãi trong việc kiểm duyệt nội dung các văn hóa phẩm cho thiếu nhi.

  • Tấm Cám
  • Cây tre trăm đốt

  1. ^ “vnexpress - Chuyện kể cho bé: 'Sọ dừa'”. ngày 4 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “vnexpress - Truyện cổ tích biến tấu 'sọ dừa' thành 'sọ người'”. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ “dantri - Từ truyện "Sọ Dừa" có chi tiết "sọ người": Cần chọn dị bản phù hợp trẻ em”.
  4. ^ “hanoimoi - Biến "Sọ Dừa" thành "sọ người", nhà sách xuất bản bị phạt 45 triệu đồng”.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sọ_Dừa&oldid=68266938”

1. Tìm hiểu chung

a. Tóm tắt

Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

b. Bố cục 3 đoạn

- Đoạn 1 [Từ đầu … đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”]: Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Đoạn 2 [Tiếp theo … đến “phòng khi dùng đến”]: Sọ Dừa cưới cô Út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.

- Đoạn 3 [Còn lại]: Biến cố cô Út bị hãm hại và đoàn tụ vợ chồng.

c. Thể loại: cổ tích

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng. Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài.

b. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo.

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

Loigiaihay.com

Tác giả của truyện sọ dừa là ai

Tác giả của truyện sọ dừa là các tác giả dân gian

Do truyện Sọ Dừa thuộc thể loại truyện cổ tích nên tác giả chính là: Tập thể nhân dân hay tác giả dân gian nha

Tác giả: Lời: Đinh Nguyên Anh, Tranh: Nguyễn Tuấn Long

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: [0,5điểm]

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Video liên quan

    Chủ Đề