Sổ mũi thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Khóc thường gây tiết dịch mũi vì nước mắt sẽ chảy xuống mũi thông qua ống dẫn nước mắt. Xì mũi hoặc hít vào có thể làm sạch nước mắt và chất nhờn dư thừa bám trong họng. Ngoài ra, bạn hãy đi tắm hoặc pha cho mình một cốc cà phê để thư giãn và làm dịu tâm trạng.

Chảy nước mũi có thể là một triệu chứng của bệnh lây nhiễm như cảm lạnh, viêm mũi họng... Nhưng nó cũng có thể có nguyên nhân không lây nhiễm chẳng hạn như tiếp xúc với không khí lạnh hoặc hormone. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến một người dễ bị chảy mũi, tìm ra nguyên nhân giúp bạn biết cách phòng tránh tốt hơn.

Cảm cúm

Cảm cúm hay cảm lạnh là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cảm lạnh có thể do một số loại virus gây ra. Cảm lạnh thông thường gây chảy nước mũi một bên hoặc thậm chí chảy nước mũi liên tục. Cảm cúm thường xảy ra trong vòng 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm virus. Dịch nhầy thường bắt đầu trong suốt và có thể chuyển sang màu trắng, vàng hoặc thậm chí xanh sau vài ngày.

Dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể gây chảy nước mũi. Sổ mũi liên quan đến dị ứng thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sổ mũi có thể do phản ứng viêm của cơ thể với phấn hoa trong không khí. Dịch tiết ở mũi do dị ứng thường trong, một số ít có chứa mủ.

Ăn cay

Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác lý do tại sao ăn thức ăn cay có thể gây sổ mũi. Nhiều khả năng sổ mũi sau khi ăn đồ cay liên quan đến sự kích thích của hệ thần kinh, chứ không phải phản ứng miễn dịch. Thức ăn cay như ớt cay dễ khiến chảy nước mũi nếu người đó đang bị viêm mũi họng.

Sổ mũi thường xuyên là bệnh gì năm 2024

Chảy nước mũi xảy ra ở nhiều đối tượng. Ảnh: Freepik

Nội tiết tố

Nội tiết gắn liền với viêm mũi nội tiết tố. Hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến màng trong đường mũi, khiến các tuyến nhầy phản ứng mạnh hơn. Tất cả các tuyến giáp, tăng trưởng và kích thích sinh dục nữ đều đóng vai trò trong viêm mũi do nội tiết tố.

Chảy nước mũi và nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Những thay đổi ở các mạch máu khắp cơ thể có thể dẫn đến tích tụ máu trong các mạch máu mũi. Nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng có thể khiến các mạch máu không giãn ra như bình thường. Điều này cũng gây ra chảy nước mũi. Các triệu chứng liên quan đến viêm mũi khi mang thai dường như phản ánh mức độ estrogen.

Thuốc

Chảy nước mũi đôi khi là biểu hiện của viêm mũi do thuốc. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm chảy nước mũi theo một cách khác nhau.

Thể dục

Tập thể dục như chạy, thể dục nhịp điệu và thậm chí giao hợp có thể khiến bị sổ mũi. Nếu bị chảy nước mũi khi hoạt động ngoài trời thì nguyên nhân thực tế có thể liên quan đến dị ứng, thời tiết lạnh, hoặc một chất kích thích khác.

Khóc

Khóc làm cho nhiều nước mắt trong cơ thể thoát ra. Khóc tự nhiên cũng làm chảy nước mũi do nước mắt chảy ra từ tuyến lệ. Lỗ tuyến lệ là những lỗ nhỏ bên trong mí mắt. Nước mắt chảy qua lỗ tuyến lệ vào ống tuyến lệ. Ống này chảy trực tiếp vào mũi. Khi khóc, nước mắt chảy qua ống tuyến lệ, chảy vào mũi gây chảy nước mũi.

Viêm xoang mạn tính

Xoang là bốn khoảng trống hoặc hốc nằm trong đầu, tất cả chúng đều được kết nối thông nhau. Các xoang này có nhiệm vụ tạo ra chất nhầy thoát từ đường mũi vào mũi. Nhiệm vụ của các xoang là ngăn vi khuẩn và các chất cặn bã bị mắc kẹt bên trong mũi nhưng khi các xoang bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể phát triển và gây nhiễm trùng.

Nếu tình trạng viêm xoang kéo dài từ 12 tuần trở lên thì được gọi là viêm xoang mạn tính. Một trong những triệu chứng là chảy nước mũi. Các triệu chứng khác có thể là đau mặt, áp lực mặt, nghẹt mũi, giảm vị giác hoặc khứu giác. Đối với viêm xoang mạn tính không đáp ứng với thuốc hoặc các phương pháp điều trị tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật xoang để điều trị vấn đề.

Polyp xoang

Xoang hoặc polyp mũi là sự phát triển mềm của mô bên trong mũi và xoang. Polyp xoang thường gây khó thở. Những người bị polyp xoang thường gặp các vấn đề như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, bệnh xơ nang... Chảy nước mũi là một trong những triệu chứng của bệnh polyp xoang kèm theo nghẹt mũi, áp lực mặt, đau mặt, mất khứu giác và vị giác.

Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi là bức tường chia khoang mũi thành hai phần. Vách ngăn mũi được cấu tạo chủ yếu bởi sụn, bao phủ bởi da và có nhiều mạch máu. Khi nó nghiêng về một bên của hốc mũi thì được cho là lệch vách ngăn. Vách ngăn bị lệch có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm chảy nước mũi.

Một số người bẩm sinh đã bị lệch vách ngăn. Một số khác có thể bị lệch vách ngăn vì chấn thương như gãy mũi. Hầu hết mọi người không cần điều trị lệch vách ngăn nếu các triệu chứng nhẹ.

Rò rỉ chất lỏng tủy sống

Dịch não tủy (CSF) là chất lỏng đặc biệt bao quanh tủy sống và não. Bên ngoài lớp dịch này có lớp màng bao quanh. Khi có một vết rách trên màng, chất lỏng có thể chảy ra ngoài. Nguyên nhân có thể do chấn thương đầu do thủ thuật y tế như vòi cột sống, đôi khi, rò rỉ cột sống xảy ra không vì lý do cụ thể nào.

Chảy nước mũi không liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng thường sẽ tự khỏi. Nếu chảy nước mũi đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá, chảy nước mũi trên 10 ngày thì bạn nên liên hệ bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.

Sổ mũi kéo dài có ảnh hưởng gì không?

Tuy nhiên, sổ mũi và ho lâu ngày không khỏi cũng có thể gây ra những bệnh lý và biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời như: – Bệnh viêm tai giữa: Sổ mũi và ho kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm tai giữa. Bệnh xuất hiện bởi vi khuẩn, virus tấn công vào vị trí ở phía sau màng nhĩ.

Tại sao khi khóc lại bị ngạt mũi?

Mắt và mũi của bạn được kết nối với nhau. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt, chúng sẽ chảy xuống qua xương mũi và vào sau mũi, sau đó xuống cổ họng. Khi bạn khóc, nước mắt hòa với chất nhầy trong mũi. Đó là lý do khiến bạn cũng chảy nước mũi khi khóc.

Làm sao để hết sổ mũi và nghẹt mũi?

2.1. Tắm nước ấm..

2.2. Uống đủ nước và thức uống ấm..

2.3 Tạo độ ẩm không khí trong nhà.

2.4 Xịt rửa mũi..

2.5. Chườm gạc ấm và chườm túi nước ấm..

2.6. Sử dụng biện pháp xông hơi..

2.6 Massage để giảm nghẹt mũi..

2.7 Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi..

Bị sổ mũi nên uống nước gì?

Sau đây là danh sách các loại nước bạn nên uống mỗi khi bị cảm sổ mũi để nhanh chóng khỏi bệnh:.

Nước lọc: Loại nước dễ tìm, dễ uống nhất đó là nước lọc. ... .

Nước ép gừng, nghệ, củ cải, cà rốt: ... .

Các loại trà thảo mộc không chứa caffeine: ... .

Nước ép hoa quả: ... .

Nước dừa: ... .

Nước pha mật ong: ... .

Súp nóng:.