So sanh bac ho voi son tung

Nhà văn Sơn Tùng [1928-2021] không chỉ là một Anh hùng Lao động, mà còn được bạn đọc yêu mến vì ông dành cả cuộc đời để viết về Bác Hồ.

Nhà văn - Anh hùng Lao động Sơn Tùng [1928-2021].

Nhà văn Sơn Tùng qua đời khuya 22/7 ở tuổi 93 là điều không khiến công chúng bất ngờ vì ông đã đau yếu nhiều năm, nhưng vẫn để lại tiếc thương cho nhiều người. Tang lễ của nhà văn Sơn Tùng được tổ chức từ 7h30 đến 8h30 ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sau đó di quan về quê nhà và an táng tại làng Kim Lũy, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam- Nguyễn Quang Thiều bày tỏ sự khâm phục về nhà văn Sơn: “Ông là một con người đặc biệt và là một nhà văn đặc biệt. Ý chí sống và sáng tạo phi thường của ông là một tấm gương lớn”.

Lời khen tặng ấy thực sự không ngoa, vì nhà văn Sơn Tùng đã nỗ lực cầm bút với sức khỏe hạn chế của một thương binh 1/4. Sau mấy năm từ 1961 đến 1963 làm phóng viên báo Nông Nghiệp VN và phóng viên báo Tiền Phong, Sơn Tùng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và bị trọng thương tại Tây Ninh năm 1971. Tinh thần “tàn mà không phế” đã tạo nên một nhà văn Sơn Tùng và một Anh hùng Lao động Sơn Tùng.

Sau tập truyện ngắn đầu tay “Bên khung cửa sổ” xuất bản năm 1974, thì tên tuổi nhà văn Sơn Tùng gắn bó với những trang viết về Bác Hồ. Sự hiểu biết sâu rộng và sự nghiên cứu tỉ mỉ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đã giúp nhà văn Sơn Tùng trở thành một chuyên gia hàng đầu về Bác Hồ.

Trong giới văn chương có hai nhân vật thành công với đề tài Bác Hồ, là nhà thơ Hải Như [1923-2017] và nhà văn Sơn Tùng. Nếu như nhà thơ Hải Như có những câu thơ được trích dẫn khi nhắc về Bác Hồ thì nhà văn Sơn Tùng có hàng chục tác phẩm văn xuôi viết về Bác Hồ được độc giả yêu mến như “Búp sen xanh”, “Bác về”, “Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ cầu hiền tài”, “Bác ở nơi đây”, “Cuộc gặp gỡ định mệnh”, “Từ làng Sen”, “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh”, “Hẹn gặp lại Sài Gòn”…

Tác phẩm "Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh".

Tác phẩm “Búp sen xanh” là cuốn sách nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ, được in lần đầu tiên vào năm 1981. Thế nhưng, để viết về Bác Hồ, nhà văn Sơn Tùng đã chuẩn bị từ rất lâu, như ông thổ lộ:  ”Ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám, tôi đã có ý thức thu thập tài liệu và ghi chép cẩn thận những câu chuyện liên quan đến cuộc đời Bác Hồ. Khi ấy, tôi công tác tại Tỉnh đoàn Nghệ An, tôi thường đến quê Bác nhiều lần, nhất là ở làng Hoàng Trù thường gọi là làng Chùa nơi khởi nguyên và thành tạo gia đình Bác để khai thác chuyện bà con tại đây.

Và tôi đã đến làng Sen gặp gỡ cụ Nguyễn Thị Thanh và cụ Nguyễn Sinh Khiêm, chị gái và anh ruột của Bác Hồ để tìm hiểu về gia thế và tuổi thơ của Người. Lúc ấy, tôi chưa có ý thức lấy tài liệu để viết sách, mà đơn giản là vì tuổi trẻ thích tìm tòi, khám phá và hơn hết là vì tình yêu, sự ngưỡng mộ đối với Bác.

Đến năm 1948, tôi mới có ý thức trong việc ghi chép các tư liệu về Bác tỉ mỉ hơn. Gặp bất cứ ai là người cùng thời với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, với Bác Hồ, quen biết bà Thanh, ông Khiêm, là tôi đều hỏi chuyện, ghi chép lại. Sau khi bị thương nặng tại chiến trường miền Nam [1971] phải ra Bắc điều dưỡng, tôi mới có thời gian để bắt tay vào thực hiện đề tài mà mình đã ấp ủ từ gần 30 năm trước”.

Có thể nêu một ví dụ để thấy rõ hơn ý thức viết về Bác Hồ luôn thường trực trong cuộc đời nhà văn Sơn Tùng. Đó là khi tham gia đoàn sinh viên Việt Nam dự hội nghị Thanh niên sinh viên thế giới năm 1955 tổ chức tại Liên Xô, nhà văn Sơn Tùng đã tranh thủ những ngày trên xứ sở bạch dương mà gặp gỡ nhân chứng và tìm kiếm tư liệu, để sau này ông viết “Nguyễn Ái Quốc qua ký ức một bà mẹ Nga”.

Tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng được chuyển thành bộ phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn".

Nhà văn Sơn Tùng hé lộ hành trình vun đắp những tác phẩm viết về Bác Hồ có sức lay động hàng triệu con tim: “Ngay khi miền Nam vừa giải phóng, tôi vội vã thu xếp một chuyến đi xuyên Việt, đến những nơi từng in dấu chân của Bác để sưu tầm tư liệu. Đó thực sự là cả một hành trình tươi nguyên trong ký ức để sau này tôi đưa vào “Búp sen xanh”. Tôi nghĩ mọi tình cảm của tôi đều bắt đầu từ sự kính trọng. Nhưng nếu chỉ kính trọng và có nhiều tư liệu thì vẫn chưa đủ, mà phải thật sự yêu quý một tài năng, một nhân cách. Đã có nhiều đoạn tôi viết trong nước mắt, như đoạn Bác ở Huế. Đó là Tết Tân Sửu [1901], mẹ mất, cha đi vắng chỉ còn một mình cậu bé Côn với em nhỏ chưa đầy một tuổi...

Khi viết, tôi đã hình dung ra hình ảnh Bác Hồ còn nhỏ tuổi, đầy mơ ước như bao trẻ em khác, mơ áo mới, với tiếng pháo ngày Tết lại phải đi sau quan tài mẹ. Rồi hình ảnh Người ngồi bế em trước bàn thờ mẹ quạnh quẽ và đơn độc trong ba ngày Tết Tân Sửu. Ngay những người bạn của Bác ở Huế, khi kể lại cho tôi câu chuyện này cũng đã không cầm được nước mắt”.

Nhà văn Sơn Tùng đã rời khỏi nhân gian, sau nửa thế kỷ chứng tỏ sự tận tụy cống hiến của một thương binh cầm bút. Nhà văn Sơn Tùng là người duy nhất trong làng văn được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, như một phần thưởng xứng đáng mà đồng nghiệp đều thừa nhận. Bởi lẽ, nhà văn Sơn Tùng viết trong bệnh tật hành hạ, trong nghèo khó gieo neo nhưng những trang văn về Bác Hồ của ông vẫn thắp lên ánh sáng bất tận cho bao thế hệ độc giả Việt Nam.

12:50, 25/08/2013

Tôi đã từng đọc một cách thích thú tác phẩm "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng [xuất bản năm 1982] từ khoảng hai mươi năm về trước.

Phải nói lúc đó, nhờ tác phẩm này mà tôi như tiếp thêm ngọn lửa, say mê hơn trong việc đọc văn, viết báo và sáng tác văn học. Sau này, nhiều tác phẩm viết về đề tài Bác Hồ của ông cũng được đông đảo bạn đọc đón nhận như: Bông sen vàng [1990], Ánh sáng tâm đăng Hồ Chí Minh [2004], Bác ở nơi đây [2005]… Có thể nói, các tác phẩm viết về Bác Hồ của nhà văn Sơn Tùng đã có sức lay động mạnh mẽ, góp phần khẳng định tư tưởng, tầm vóc của Người trong lòng dân tộc và bạn bè khắp năm châu bốn biển.

Ảnh bìa tác phẩm "Búp sen xanh".

Chính từ sự kính yêu vô hạn đối với Bác, nhà văn Sơn Tùng đã từng lặn lội khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, thậm chí đến tận những buôn làng và hải đảo xa xôi để có những trang tư liệu hết sức quý hiếm. Điều ấy thật quan trọng đối với một người cầm bút, đặc biệt lại là một người cầm bút viết về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và từ đó ta càng thấy quý giá hơn mỗi khi đọc những trang văn đầy xúc cảm của nhà văn Sơn Tùng về Bác. Tác giả Búp sen xanh có khả năng bao quát rộng lớn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, nhờ đó nhà văn đã dựng nên hình tượng nghệ thuật Hồ Chí Minh thành công hiếm thấy xuyên suốt từ thời ấu thơ đến khi trưởng thành và rồi trở thành lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, một nhà văn hóa lớn của nhân loại…

Được viết bằng một tài năng văn chương thực sự, với khối lượng tư liệu luôn mới mẻ, sinh động, khả năng truyền ngọn lửa yêu thương và kính trọng đối với Bác Hồ, những trang viết của nhà văn Sơn Tùng giúp người đọc càng hiểu sâu sắc hơn chân dung Hồ Chí Minh: bình thường mà vĩ đại, cao cả mà gần gũi, đặc biệt là một tấm lòng yêu nước thiết tha, lòng nhân ái bao la với tất cả mọi người. Cả cuộc đời Bác hiến dâng cho cách mạng, cho núi sông này, không một chút riêng tư, hối tiếc. Trong giai đoạn cả nước ta tiếp tục ra sức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, những trang văn của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác càng khơi gợi thêm cho thế hệ trẻ lòng yêu nước thiết tha, niềm kính yêu vô cùng với Bác.

Nhà văn Sơn Tùng sinh năm 1928 tại làng quê nghèo Hoa Lũy, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu [tỉnh Nghệ An]. Ông tham gia cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi còn rất trẻ. Hòa bình lập lại trên miền Bắc, năm 1955, nhà văn Sơn Tùng đã là đại biểu được bầu tham dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới tại Ba Lan. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà văn bị thương rất nặng ở não phải chuyển ra miền Bắc điều trị từ năm 1971. Suốt một thời gian dài bị vết thương hành hạ, nhà văn Sơn Tùng vẫn không ngừng vươn lên để viết và cống hiến bằng những trang văn thấm đẫm tình người, tình đời…

Với những đóng góp của nhà văn Sơn Tùng đối với đất nước, nhất là những trang văn viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách chân thành, xúc động, góp một tiếng nói riêng trong hành trình xây dựng hình tượng nghệ thuật Bác Hồ, nhà văn đã nhận được phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Anh hùng Lao động vào năm 2011. Đó là một phần thưởng xứng đáng cho một con người trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đồng thời là một trong những nhà văn viết về Bác Hồ hay nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Mỹ Nga

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề