So sánh cây mai dương và cây trinh nữ năm 2024

Cây trinh nữ thân gỗ (Mai Dương) ở Việt Nam và Biện pháp phòng trừ = CONTROL OF Mimosa pigra L. IN VIET NAM: Sách chuyên khảo/ Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Văn Lầm.-H.: Nông nghiệp, 2014.- 139tr.; 15 x 21cm.

ISBN 9786046011491

Từ khoá: Cây trinh nữ thân gỗ; Cây mai dương; Cây mắt mèo; Cây xấu hổ; Cây cỏ dại nguy hiểm; Phòng trừ; Việt Nam

Tóm tắt: Cây trinh nữ thân gỗ (Mai dương) được xếp vào loài cỏ dại thứ 3 trên thế giới, chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp và cảnh quan môi trường. Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phòng trừ của các nước trên thế giới tác giả tiến hành công trình nghiên cứu đánh giá mức độ xâm lấn, tác động môi trường và các giải pháp hạn chế sự lây lan, xâm lấn của chúng ở các vùng bán ngập ở Việt Nam.

(ICARD-6/4/2007): Cây Mai Dương (còn gọi là cây mắt mèo) thuộc họ cây trinh nữ. Đây là loại cây có nguồn gốc từ vùng đất Nam Mỹ. Hiện nay, loại cây này đang phát tán rất nhanh ở tỉnh Đắc Lắc và đang đe dọa hệ sinh thái thực vật, nhất là đối với những vùng rừng ven suối, vùng đồng cỏ nơi đầm lầy.

Cách đây chục năm, cây Mai Dương chỉ có vài nơi thuộc vùng ven suối ở Đắc Lắc. Đến nay, loại cây này đã phát triển ra nhiều địa bàn với mật độ cao, đang tranh chấp và lấn át đối với nhiều loài thực vật bản địa. Tại nhiều vùng ven suối, ven sông, vùng đầm lầy, vùng đất ẩm ướt ven rừng, cây Mai Dương đã phát triển rất nhanh và lan rộng che phủ kín mặt đất trên diện rộng. Cây Mai Dương mọc nhiều và dày đặc, đã gây nên sự tranh chấp và tiêu diệt dần các loại cây khác, nhất là các loại thảo mộc, những loại thực vật phát triển ở tầng thấp. Đối với những vùng trồng lúa nước và hoa màu, vì loại cây này mọc và phát triển nhanh, đang cản trở không nhỏ đến việc làm dất và chăm bón các loại cây trồng khác. Cụ thể như tại địa bàn Khu du lịch Buôn Đôn bên ven sông Sê Rê Pốc và những vùng lân cận, cây Mai Dương mọc nhiều và dày đặc thành từng đám. Cây phát triển độ cao từ 1,5 đến trên 2,5 m, có nhiều gai sắc nhọn, cản trở việc việc đi lại và các hoạt động du lịch. Ở một số con đường mòn, chỉ vài tháng trong mùa mưa, những đám cây này mọc trùm kín, chặn hết các lối đi. Theo các nhà khoa học, muốn ngăn chặn sự phát triển cây Mai Dương, ngành nông lâm nghiệp cần phải nhanh chóng có biện pháp diệt trừ tận gốc, để loại cây này không phát tán gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thực vật trong vùng và tình hình sản xuất ở địa phương./.

(Nguồn: TTXVN)

Ông Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Cây mai dương còn có một số tên gọi khác như cây ngưu ma vương, cây trinh nữ nhọn, cây mắc cỡ Mỹ... Cây cao đến 6 m, phân thành nhiều nhánh, thân và cành có nhiều gai nhọn. Hạt được bao bọc bởi một lớp áo có nhiều lông, giúp chúng nổi trên mặt nước nên có thể giữ sức nảy mầm 23 năm, từ lúc hạt nảy mầm đến lúc cây ra hoa khoảng 6 - 8 tháng.

So sánh cây mai dương và cây trinh nữ năm 2024

Hạt cây mai dương được bao bọc bởi một lớp áo có nhiều lông, giúp chúng nổi trên mặt nước và có thể giữ sức nảy mầm 23 năm.

Cây mai dương mọc rất nhanh trong điều kiện đất trống hay ẩm ướt, có khả năng mọc nhanh sau khi bị chặt hạ. Bản thân cây mai dương trưởng thành khó bị đốt cháy, khu vực bị cây mai dương xâm lấn thường có rất ít cây cỏ khác mọc chung. Do đó, việc dùng lửa không phải là biện pháp hiệu quả.

Ngoài ra, loài cây này còn làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu và nguy cơ hủy diệt hệ thực vật, động vật trong rừng, do chứa chất mimosin (loại acid amin có thể gây độc với nhiều loài thực vật). Thân cây mai dương khi chết sẽ phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm nguồn nước…

Theo kết quả điều tra ban đầu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, cây mai dương đã xuất hiện trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh như: Đồng Xoài, Bù Gia Mập, Đồng Phú…Diện tích loại cây này xâm chiếm ngày một nhiều, đặc biệt là những khu vực ven sông, hồ, bờ ruộng lúa hay những vùng đất trống, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Giải pháp hữu hiệu nhất là tiêu diệt chúng ngay từ nhỏ bằng cách nhổ cả cây con. Đồng thời, các địa phương cần phổ biến rộng rãi cho cộng đồng biết về tác hại nguy hiểm của loại cây này.

“Trên thị trường hiện có 5 loại hóa chất dùng để diệt cây mai dương thích hợp theo từng chu kỳ sinh trưởng, gồm: Glyphosate, Truyclopyr, Paraquat, Metsulfuronmethyl và 2,4D. Việc phun thuốc hóa học phải tiến hành trước và sau khi cây mai dương có hoa, không nên phun lá quá trễ, hạt cây mai dương sẽ phát tán”, ông Đon lưu ý./.

Cây mai dương không chỉ xuất hiện dày đặc ở nông thôn mà “tấn công” cả đô thị. Thế nhưng, các ngành chức năng dường như… bó tay trước loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm này.

Tiếng “kêu cứu” từ ruộng vườn

Những ngày này, đi dọc Quốc lộ Nam sông Hậu, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của cây mai dương. Đứng trên đỉnh cầu Cái Cui giáp ranh giữa quận Cái Răng (TP Cần Thơ) và huyện Châu Thành (Hậu Giang), anh Bùi Thanh Tòng chỉ tay về phía vườn cam sành của mình, than vãn: “Cây mai dương đã bao vây cả vườn cam. Chúng không chỉ “giành” nguồn phân mà còn che phủ ánh sáng khiến cây cam bị vàng lá, cằn cỗi”.

Cạnh vườn cam của anh Tòng là vườn chôm chôm của ông Chín Kiệu mới trồng lại hơn một năm. Diện tích khu vườn nhà ông Chín Kiệu khoảng 2 công đất nhưng bị mai dương bao kín hơn phân nửa. “Chỉ sau một đêm, cây mai dương có thể phát triển thành nhiều thảm mới dưới gốc cây chôm chôm. Nửa tháng sau, nó có thể mọc cao bằng đứa bé 6 tuổi” - ông Chín Kiệu cho biết.

So sánh cây mai dương và cây trinh nữ năm 2024

Người dân ĐBSCL đã dùng mọi cách để tiêu diệt nhưng cây mai dương vẫn phát triển. Ảnh: PHẠM CÔNG

Hai xã Tân Lược và Tân Quới của huyện Bình Tân (Vĩnh Long) gần đây phát triển khá nhanh diện tích trồng đậu nành và cây mè. Tuy nhiên những ngày này, xen lẫn trong ruộng mè, ruộng đậu nành là cây mai dương. Những mô đất có sự hiện diện của mai dương thì đậu và mè trở nên èo uột.

Nguy hại hơn, hiện trên cánh đồng lúa của người dân ở các phường trong quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang bị cây mai dương bủa vây tứ phía. Nhìn từ xa, ai cũng nghĩ đó là cây điên điển mọc vào mùa mưa lũ nhưng đến gần thì mới nhận ra đó là cây mai dương.

Không chỉ phát triển nhanh ở vùng nông thôn, hiện nay, cây mai dương đang tràn ngập các KCN bỏ hoang hoặc các khu đô thị “treo” ở thành thị. Dọc Quốc lộ 1 qua địa phận huyện Long Hồ (Vĩnh Long), cây mai dương cao trên 2 m đang phủ đầy những lô đất trống của KCN Hòa Phú. Tại TP Cần Thơ, khu Nam Cần Thơ cách nay 10 năm được nhiều người kỳ vọng sẽ mau chóng trở thành khu đô thị tuyệt đẹp của Tây Đô. Thế nhưng, đối nghịch với sự “đóng băng” của thị trường địa ốc là sự phát triển ồ ạt của “thị phần” mai dương. Loài cây xâm hại này bao chiếm gần hết mặt tiền phía trước các khu đô thị Nam Long, Phú An, Hưng Phú…

Phải chấp nhận sống chung

Theo các nhà khoa học, cây mai dương hay còn gọi là cây trinh nữ trâu, trinh nữ tây hoặc cây xấu hổ... Loại cây này có thể mọc khắp nơi và rất khó tiêu diệt. Nó xâm nhập vào Việt Nam khoảng năm 1984 và làm thay đổi thảm thực vật, hệ động vật cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của dân cư trong vùng. Trong đó, Vườn Quốc gia Tràm Chim được xem là nơi “định cư” đầu tiên của loài thực vật ngoại lai ở ĐBSCL.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim, cho biết trước đây cây mai dương xuất hiện chủ yếu ở khu vực A4 của vườn qua hệ thống kênh mương dẫn nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Sự phát triển “thần tốc” của nó khiến các loại cây khác ở đây mau chóng biến mất. Hiện lực lượng PCCC của vườn cùng với người dân địa phương đang tập trung nhiều biện pháp nhằm khống chế loài cây này trong phạm vi 280 ha từ khu vực A3 đến A5 và một phần A1.

Cũng theo ông Hùng, để bảo đảm về môi trường trong việc đa dạng vùng đất ngập nước theo các tiêu chí của khu Ramsar, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học mà chủ yếu diệt cây mai dương bằng các phương pháp thủ công như chặt, cuốc gốc rồi gom lại đem đốt bỏ vào mùa khô và nhổ tận gốc mỗi đầu mùa lũ. Phần mai dương mọc dọc các bờ đê thì cho người dân tận dụng làm thức ăn cho dê.

“Tuy nhiên, tất cả biện pháp này cũng chỉ mang tính đối phó chứ không thể diệt được một cách triệt để. Hiện chúng tôi đang trồng một số cây bản địa như lau, sậy và các loại dây leo nhằm hạn chế sự phát tán của mai dương. Trong lúc chờ các nhà khoa học tìm ra giải pháp hữu hiệu thì chúng tôi vẫn phải thực hiện phương pháp thủ công như đã từng làm để “sống chung” với nó chứ không còn cách nào khác” - ông Hùng lo ngại.

Ốc bươu vàng vẫn sinh sôi

Cũng như cây mai dương, ốc bươu vàng ở ĐBSCL hiện đang sinh sản với tốc độ chóng mặt. Mặc dù người dân đã áp dụng nhiều biện pháp để tiêu diệt nhưng xem ra hiệu quả mang lại không như mong muốn. Nếu như chuột đồng là nỗi lo lắng của người trồng lúa lúc chuẩn bị thu hoạch thì ốc bươu vàng lại là nỗi ám ảnh của nhà nông khi cây lúa ở giai đoạn đầu phát triển.