So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Bộ nguồn (PSU) là một thiết bị điện tử gây ra nhiều bối rối và khó khăn cho người dùng, bởi thực sự để cân đo đong đếm và đánh giá được hiệu năng của nó là một điều cực kì khó với đại đa số người dùng. Cơ bản, bộ nguồn không thể thấy rõ được hiệu năng khi sử dụng như các linh kiện khác, chưa kể thực sự mà nói hầu hết các bộ nguồn trên thị trường cũng không có cải thiện nhiều tính thẩm mỹ trong một hệ thống máy tính. Nhưng, sự thật là, bộ nguồn có ảnh hưởng cực kì lớn tới một hệ thống máy tính.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Nếu người dùng lựa chọn một bộ nguồn đểu, hệ thống sẽ không thể chạy trơn tru, thậm chí sau một thời gian ngắn, nhiều linh kiện bên trong hệ thống sẽ ra đi và thủ phạm gây ra điều này lại chính là bộ nguồn. Mặt khác, người dùng đa phần sẽ không hiểu được họ cần một bộ nguồn nào để có thể chạy cho hệ thống họ đang sử dụng một cách hiệu quả.

Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về một số yếu tố để cân nhắc khi lựa chọn một bộ nguồn. Những yếu tố này là điểm chính tham khảo để mọi người có thể chọn được một bộ nguồn phù hợp cho nhu cầu và tài chính của cá nhân. Bài viết này là ver 2.0 được cải tiến và bổ sung các kiến thức mới hơn so với ver 1.0 mà mình post và được sticky trên diễn đàn vOz vào 2015.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

  1. Tại sao PSU là cần thiết?

Bộ nguồn là điều kiện tiên quyết cho sự khởi chạy của hệ thống PC. Bởi vì nó là trái tim của hệ thống PC, thiệt hại khi nó bị hỏng hoặc lỗi là rất lớn. Vì bộ nguồn chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố cho hệ thống PC hoặc làm cho các linh kiện bên trong nó chết hay suy giảm tuổi thọ. Cuối cùng nó cũng là chìa khóa để hoạt động ổn định, do đó hãy ghi nhớ ba điểm này. Hệ thống càng đắt tiền, cần sự ổn định thì cần phải nghiêm túc đầu tư một bộ nguồn xịn.

II. Mua PSU có cần dựa vào công suất trên nhãn?

Một ví dụ các bạn sẽ thấy :

Ở dưới là bảng công suất yêu cầu PSU tối thiểu là 600W của AMD R9 290 đối với nguồn công suất thực. Nhưng thực tế sẽ nảy sinh ra 2 trường hợp:

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

  • PSU có chất lượng linh kiện tốt, mức công suất tuy nhỏ hơn khuyến cáo nhưng vẫn DƯ SỨC tải cấu hình có R9 290, kể cả ép xung. Ví dụ như Cooler Master G550M…
  • PSU dán mác 600W, mặc dù là công suất thực nhưng chất lượng linh kiện không cao, đường 12V cho công suất thấp. Dẫn tới chạy lâu dài ảnh hưởng tới chất lượng và độ ổn định của các linh kiện khác như VGA, HDD, Main…

Có nhiều hãng ghi công suất danh định trên nhãn PSU luôn vượt quá mức mà PSU đó làm việc, đây là một cách làm theo mình là ko fairplay hoặc là một chiêu PR quá tay. Vậy làm sao để chọn một PSU phù hơp với bản thân cả về nhu cầu lẫn túi tiền trong hằng hà sa số PSU có mặt trên thị trường?

II. Làm thế nào chúng ta chọn ra một bộ nguồn khi không có nhiều kiến thức sản phẩm?

1. Công suất danh định (hay còn gọi là công suất thực, công suất định mức) của một sản phẩm nguồn có nghĩa là công suất tối đa mà một bộ nguồn có thể cung cấp ổn định. Một bộ nguồn có công suất 500W có thể chạy một hệ thống tiêu thụ ít hơn hoặc bằng 500W. Tuy nhiên, điều chúng ta cần chú ý ở đây là không nên chọn công suất phù hợp chính xác với mức tiêu thụ năng lượng mà hệ thống sử dụng. Lý do cho điều này là gì?

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Đối với những người mới tìm hiểu về bộ nguồn, cách lựa chọn an toàn đó chính là chọn một bộ nguồn có mức công suất gấp 1.5 hoặc thậm chí 2 lần so với mức công suất mà hệ thống có thể tiêu thụ. Tới đây, các bạn sẽ thắc mắc vì sao phải lựa chọn như vậy? Câu trả lời tiếp tục rất đơn giản, bởi thứ nhất PSU có hệ số hao mòn, càng hoạt động nhiều thì hệ số hao mòn càng tăng cao, công suất sử dụng sẽ giảm đi sau nhiều năm sử dụng.

Các bạn có thể thấy, một bộ nguồn càng sử dụng thái quá khi chạy sát với mức công suất mà nó có thể cấp, lúc này nhiệt độ hoạt động càng cao. Sức nóng gây ra khi bộ nguồn hoạt động lúc này chính là một sát thủ thầm lặng và gây ra nhiều vấn đề như sau:

  • Sự gia tăng nhiệt độ đặc biệt có hại cho tuổi thọ của tụ điện và các linh kiện bên trong. Nếu nhiệt độ hoạt động tăng lên quá cao, quạt sẽ quay 100%, gây ra tiếng ồn lớn.
  • Bộ nguồn hoạt động tải nặng tới 100% công suất, hiệu suất năng lượng thấp hơn, gây ra tổn thất năng lượng nhiều hơn.
  • Nếu nhiệt độ hoạt động tăng 10 độ, tuổi thọ dự kiến ​​của tụ điện sẽ giảm một nửa. Ngược lại, nếu nó giảm 10 độ, tuổi thọ dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi. Đây là một phương trình đơn giản mà chúng ta cũng đã được học, tham khảo phương trình Arrhenius. Điều này có nghĩa là nếu nhiệt độ chỉ cao hơn 10 độ, điều đó có nghĩa là tuổi thọ của tụ điện, lẽ ra phải là 10 năm, giảm xuống còn 5 năm.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024
Nhiệt độ hoạt động bên ngoài của PSU NZXT C850

Giả sử hệ thống của các bạn tiêu thụ khoảng 400W, các bạn có thể lựa chọn một bộ nguồn có mức công suất 600W hoặc thậm chí 800W. Tuy nhiên, nếu ngân sách không cho phép, chúng ta có thể lựa chọn ở mức gấp 1.2 hoặc 1.5 lần, tức là có thể chọn PSU có công suất 500W hoặc 600W để sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, vệc lựa chọn PSU có công suất gấp 2 lần công suất sử dụng thực tế, thường áp dụng đối với các hệ thống và PSU có mức công suất từ 1600W đổ về.

2. Dùng công cụ tính công suất sử dụng của hệ thống sẵn có

Nếu biết thêm một chút kiến thức, có thể xác định hệ thống sử dụng bao nhiêu W điện để từ đó lựa một bộ nguồn. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là các bạn truy cập vào google và gõ từ khóa bằng tiếng Anh như sau: Power supply calculator.

Lúc này từ khóa sẽ trả về hàng loạt kết quả, mà trong số đó đa phần là website của các đơn vị sản xuất PSU nổi tiếng, mọi người có thể kích vào bất kì đường link nào được trả về từ kết quả ở trang 1 để có thể kiểm tra hệ thống của mình sẽ cần một PSU bao nhiêu dựa trên con số được trả về sau khi đã thực hiện các bước tính toán từ các công cụ.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, thì Website OuterVision nằm đầu tiên ở danh sách tìm kiếm: https://outervision.com/power-supply-calculator sẽ là Website mình khuyên mọi người sử dụng, bởi nó có tính chính xác và tùy biến hơn cả. OuterVision là một trang Web khá hữu ích để mọi người có thể dễ dàng hơn và ít tốn thời gian hơn để xác định mức độ tiêu thụ mà hệ thống sử dụng sẽ thực sự cần. Mức này là mức công suất dư ra để mọi người có thể an tâm vì trong thực tế sử dụng bộ nguồn có hệ số hao mòn như đã nói ở trên. Cách thực hiện cũng đơn giản, chỉ việc lựa các menu thả xuống được cung cấp và nhập các thành phần liên quan trong hệ thống và sau đó nhấn nút tính toán để xem công suất PSU được đề xuất cho hệ thống, từ cơ bản cho tới ép xung.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

3. Dựa vào list đề xuất các bộ nguồn sẵn có được khuyến cáo từ các chuyên gia.

Hiện tại, PSU được phân loại thành bảng xếp hạng với 5 thứ hạng, tương xứng với chất lượng và thiết kế của PSU :

  • Tier 1 (xuất sắc): Là loại PSU có chất lượng tốt nhất, cung cấp điện năng một cách đầy đủ nhất, rất rất tuyệt vời và thích hợp cho việc ép xung cao, hệ thống siêu cao cấp, và thậm chí dùng để khoe ra ngoài cho thiên hạ biết. Dòng PSU Tier 1 có thể tóm tắt ở một câu: Tốt nhất của tốt nhất.
  • Tier 2a (tốt): Là loại PSU mang lại công suất với chất lượng tốt và độ tin cậy tuyệt vời. Khuyến khích cho người dùng sử dụng trong các hệ thống mới, sử dụng được 24/7/365 mà ngân sách ở mức phù hợp. Có thể nói đây là loại PSU hoàn hảo dành cho những hệ thống tiêu tốn năng lượng nhưng chi phí bỏ ra ở mức tốt.
  • Tier 2b (hợp lý ): Linh kiện thiết kế tương tự đối với dòng Tier 2a, nhưng điện năng đầu ra kém hơn một chút mặc dù vẫn tốt. Với PSU này thì thích hợp với các hệ thống không có nhu cầu chạy 24/7/365.
  • Tier 3 (chấp nhận được): Là bộ nguồn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về chất lượng điện năng đầu ra theo chuẩn ATX, nhưng so với hai dòng trên thì những bộ nguồn ở Tier 3 này kém hơn về chất lượng điện năng ở đầu ra. Các PSU này đáp ứng cho các nhu cầu không quá cao về đồ họa hoặc gaming hay ép xung, và không có lý do gì để thay thế nếu nó vẫn đáp ứng được hết cho nhu cầu sử dụng với độ ổn định tốt.
  • Tier 4 (tệ) : Linh kiện chế tạo có thể có một số vấn đề, chẳng hạn như mất ổn định điện năng ở nhiệt độ cao, hoặc là không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật về điện năng của chuẩn ATX. Không được khuyến khích mua ngoại trừ trong những tình huống mà kinh tế không cho phép, hoặc chỉ sử dụng trong thời gian không quá dài.
  • Tier 5 (đồ bỏ đi): Là những bộ nguồn được khuyên KHÔNG NÊN DÙNG. Nếu bạn đang sở hữu những bộ nguồn này thì nên xem xét thay thế ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. Vì những bộ nguồn này có thể làm hỏng các linh kiện trong hệ thống máy tính của các bạn.

Dưới đây là link bảng đánh giá và xếp hạng tổng quan về mức độ Tier của các PSU trên thị trường được Update bởi một số chuyên gia trong ngành, lưu ý với các bạn rằng giá trị của bảng Tier trên nó chỉ mang tính chất tham khảo do bảng Tier đó sắp xếp dựa theo tiêu chí Price/ Performance/ Quality: https://linustechtips.com/topic/1116640-psu-tier-list-rev-148/

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

4. Lựa chọn theo các thương hiệu uy tín.

Công suất cung cấp từ một PSU trên nhãn hiệu của nó cho thấy đó là công suất danh định, điều này không có nghĩa là các bộ nguồn sẽ đạt được mức công suất đó trong khoảng thời gian dài. Nhiều nhà sản xuất đã chơi “ăn gian” bằng cách đặt tên công suất của PSU dựa theo công suất đỉnh (peak), hoặc thậm chí với nhiều PSU đểu trên thị trường thì mức công suất dán trên nhãn là mức “treo đầu dê bán thịt chó”. Điều này dẫn tới những sai lầm chết người từ phía người dùng khi lựa chọn các PSU đểu, bởi họ sẽ nghĩ rằng họ đang sở hữu một PSU có công suất cao và giá rẻ. Vì vậy, điều quan trọng là tránh các nhà sản xuất bộ nguồn noname và chỉ gắn bó với các nhà sản xuất nổi tiếng. Dưới đây là danh sách nhanh các nhà sản xuất được biết đến với việc cung cấp PSU chất lượng:

  • EVGA
  • Corsair
  • Seasonic
  • Super Flower
  • Antec
  • Cooler Master
  • Silverstone
  • Thermaltake
  • be Quiet!
  • Enermax
  • Delta
  • FSP
  • Andyson
  • NZXT

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Tất nhiên, đây không phải là một danh sách cuối cùng và điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả bộ nguồn từ các nhà sản xuất được liệt kê ở trên đều là các sản phẩm chất lượng. Vì vậy, điều quan trọng là một khi người dùng khi lựa chọn sản phẩm là nên tham khảo và đọc đánh giá từ phía các chuyên gia, các bài viết chất lượng như phần bên dưới sẽ nói tới.

5. Tham khảo các review từ các chuyên gia hoặc website uy tín.

Để đánh giá được một PSU có chất lượng tốt hay xấu, ngoài kinh nghiệm điện tử của các chuyên gia thì còn phải kể tới quá trình thử nghiệm đo đạc từ các thiết bị chuyên dụng.Ở Việt Nam, trước đây có Powerlab là nơi review chuyên sâu các PSU một cách chi tiết và chất lượng. Hiện tại, thay thế cho PowerLab (sau sự ra đi của anh SuSu hiện đơn vị đã ngừng hoạt động) là F14 Testlab. Ở các đơn vị này có các thiết bị đánh giá chuyên dụng, từ đó phân tích được khả năng của một bộ nguồn là tốt hay xấu.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Mặc dù hệ thống của F14Testlab có thể test được các PSU bán đại trà ở hiện tại một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do vấn đề về nhân sự cũng như việc hợp tác với các thương hiệu PSU đang còn rào cản, cho nên người dùng sẽ ít thấy các bài review về các sản phẩm PSU phổ biến. Vì thế, chúng ta buộc phải đi ra nước ngoài để tìm kiếm các Website/Testlab uy tín để tìm hiểu về sản phẩm, dưới đây là một vài đơn vị uy tín:

  • JonnyGuru (đã ngừng hoạt động, rất tiếc vì đây là website cực kì uy tín trong thế giới PSU)
  • Tomshardware
  • Hardware Secrets
  • Hard OCP
  • KitGuru
  • Guru3D
  • AnandTech
  • Techpowerup
  • Overclock3D

Nếu biết tiếng Anh, trước khi mua một bộ nguồn nào đó, các bạn nên kiểm tra và xem liệu có bất kỳ trang web nào ở trên đã thực hiện đánh giá về nó trước không. Đặc biệt là JonnyGuru, một nơi tập hợp rất nhiều chuyên gia về PSU nhằm đưa ra được các thảo luận và đánh giá chuẩn xác.

III. Hiệu suất là gì? Và tại sao nên lựa các PSU có hiệu suất cao?

Một tiêu chuẩn công nghệ được tạo ra vào năm 2004 mà sau này là một chuẩn mà nhiều nhà sản xuất PSU tuân thủ gọi là 80 Plus. Tiêu chuẩn này là một phương tiện thúc đẩy nhằm tạo ra được các PSU trên thị trường có mức sử dụng năng lượng hiệu quả cho hệ thống máy tính. Năm 2005, các PSU đầu tiên có chứng nhận 80 Plus được ra mắt, lý do nó được đặt tên như vậy là do hiệu quả về mặt năng lượng lớn hơn 80%.

Từ nền móng của việc xây dựng các PSU có chứng nhận 80 Plus, các hãng sản xuất cũng đã tạo ra được các PSU có tiêu chuẩn và chứng nhận cao hơn, bao gồm: Bronze, Silver, Gold, Platinum, và cuối cùng là Titanium. Hệ thống điện trong nhà mà người dùng sử dụng để kết nối và cung cấp điện năng là dạng điện xoay chiều (AC – alternating current) trong khi hệ thống máy tính sử dụng một bộ nguồn cung cấp điện năng để chuyển đổi điện năng đó thành điện một chiều (DC – direct current) được dùng trong hầu hết các thiết bị điện tử. Có một vấn đề xảy ra, đó là khi điện AC được chuyển đổi thành DC – nhiệt lượng sẽ được sinh ra.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Lúc này một phần lớn điện năng bị tiêu hao một cách lãng phí do lượng nhiệt này. Đó là lý do cho thấy trong thực tế là sẽ không có thiết bị nào đó chuyển đổi điện năng đạt mức 100% trừ khi xuất hiện một cái gì đó đột phá được phát minh bởi nhân loại. Như vậy, chuẩn 80 Plus hiểu đơn giản là bộ nguồn đạt đủ điều kiện cung cấp cho 80% mức điện năng hoặc hơn ở mức 10, 20, 50 và 100% tải trọng của nó.

Ví dụ, một bộ nguồn có hiệu suất 90%. Khi PC cần 100W, khoảng 110W (= 100W / 90%) được cung cấp cho bộ nguồn. 10W khi này bị lãng phí dưới dạng nhiệt. Tương tự như vậy, bộ nguồn có hiệu suất 80% thì khi PC cần 100W, khoảng 120W được cung cấp cho bộ nguồn, tức là 20W bị lãng phí dưới dạng nhiệt. Do đó, PSU có hiệu suất càng cao thì khả năng tiết kiệm điện càng tốt và nhiệt lượng tỏa ra thấp hơn so với PSU có hiệu suất thấp. Quan trọng hơn cả, bộ nguồn hiệu quả hơn khi sử dụng ổ cắm 230V. Vì có sự khác biệt từ 2-5%, nên không có nghi ngờ gì về việc ổ cắm 230V vượt trội trong việc tiết kiệm điện.

IV. Tụ điện và tầm quan trọng

Tụ là một thành phần quan trọng trong hệ thống, thường chức năng của tụ là tích tụ năng lượng điện trong một thời gian nhất định, hoặc được sử dụng với chức năng lọc chống nhiễu cho các thành phần khác (làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các bộ nguồn xoay chiều hay mạch lọc). Như ở trên, PSU được phân ra thành 6 loại PSU với 6 thứ hạng khác nhau về hiệu suất. Thì tụ ở PSU cũng được phân thành 4 loại thứ hạng khác nhau. Trong đó loại tụ của Nhật bản vốn được sử dụng nhiều do độ ổn định và chất lượng cao nhất.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Hầu hết các nhà sản xuất PSU đều được đặt tại Trung Quốc (chi phí nhân công rẻ), nên việc sử dụng tụ điện của Nhật sẽ có giá thành đắt đỏ vì các nhà sản xuất PSU này buộc phải nhập khẩu từ Nhật Bản, phát sinh thêm thời gian và chi phí vận chuyển. Tất nhiên là vẫn sẽ có nhà sản xuất tụ điện của Nhật đặt tại Trung Quốc, nhưng vấn đề này không nhiều.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Loại Tier 1 bao gồm các thương hiệu sau (theo Tomshardware) :

  • Rubycon
  • United Chemi-Con (hoặc Nippon Chemi-Con)
  • Nichicon
  • Sanyo / Suncon
  • Panasonic
  • Hitachi
  • FPCAP hoặc Functional Polymer (được mua lại bởi Nichicon)
  • ELNA
  • Cornell Dubilier (USA)
  • Illinois (Hiện nay thuộc sở hữu Cornell Dubilier)
  • Kemet Corporation (USA)
  • Vishay (USA)
  • EPCOS (TDK , Đức)
  • Wurth Elektronik (Đức)

Loại tụ Tier 2 bao gồm các thương hiệu bên dưới.

Lưu ý là danh sách này chủ yếu nói đến tụ của các thương hiệu Đài Loan (cũng đặt nhà máy ở Trung Quốc). Các tụ điện được sản xuất bởi các thương hiệu này thường được sử dụng trong hầu hết các PSU trung cấp và đôi khi ngay cả trong các model cao cấp, vì nó có sự cân bằng giữa hiệu năng và giá cả.

  • Taicon (thuộc Nichicon)
  • Teapo
  • SamXon
  • OST
  • Toshin Kogyo
  • Elite

Loại tụ thuộc Tier 3 bao gồm các thương hiệu bên dưới.

Các loại PSU sử dụng tụ của các thương hiệu bên dưới mặc dù không phải thuộc loại tốt nhưng có thể chấp nhận được vì nó vẫn tốt hơn nhiều thương hiệu khác, tỉ lệ RMA cũng thấp hơn và tất nhiên giá cả cũng rẻ hơn loại 1 và 2.

  • Jamicon
  • CapXon

Loại tụ thuộc Tier 4 bao gồm các thương hiệu bên dưới.

Nhìn chung, loại này được các nhà sản xuất sử dụng nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh và chỉ sử dụng ở các PSU cấp thấp hoặc chủ đạo.

  • G-Luxon
  • Su’scon
  • Lelon
  • Ltec
  • Jun Fu
  • Fuhjyyu
  • Evercon

Với một PSU tốt thì phần thứ cấp cũng khá quan trọng. Ở tầng lọc cho phần thứ cấp luôn được thiết kế tốt với nhiều tụ điện, cuộn dây, điện trở, trong đó tụ lọc được sử dụng của hãng tên tuổi. Có một đặc điểm cần lưu ý ở loại tụ Tier 1 so với loại Tier 2 đó chính là tuổi thọ của Tier 2 nó dao động trong khoảng 1k tới 3k giờ, so với một số loại tụ Nhật nằm ở Tier 1 thì mức hoạt động này là thấp hơn (các tụ Tier 1 thường có mức dao động từ 2k tới 10k giờ ). Tuy nhiên, như nói ở trên chi phí sử dụng các tụ Nhật hoặc Tier 1 sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên mức cao, nên thường được sử dụng ở các PSU đắt tiền có thiết kế tốt.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Cần phải lưu ý, về mặt kĩ thuật, việc sử dụng tụ Tier 1 không có nghĩa là PSU đó là hàng xịn hay cao cấp, do vấn đề nội tại vẫn là platform cấu thành nên con PSU đó. Chưa kể, nhiệt độ hoạt động của sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ linh kiện của chính nó. Đó là lý do mà nhiều thử nghiệm đã minh chứng, cùng một con PSU có platform ko ngon lành cành đào, linh kiện ở mức cơ bản, thay tụ tier thấp lên tier cao thì riple lại càng bị ảnh hưởng và chất lượng tất nhiên vẫn chẳng thể là một PSU tốt.

  1. Cách xác định công suất danh định/công suất định mức của một PSU

Các PSU khác nhau với thiết kế platform và trị số linh kiện khác nhau thì sẽ có mức công suất khác nhau. Điều này dẫn tới nhãn dán công suất danh định cũng sẽ khác nhau dựa vào thiết kế của từng loại.

Trong ảnh minh họa là dòng sản phẩm MWE 750 Bronze – V2 của Cooler Master, mọi người chú ý mục Total Power được đánh dấu khoanh tròn bằng màu xanh của nó là 750W. Đây là mức công suất định mức của một bộ nguồn, hay cũng có thể được coi là công suất danh định ghi trên nhãn. Mức công suất định mức của bộ nguồn sẽ được tính bằng tổng công suất đầu ra (DC Output) của các đường + 12V, + 5V và + 3.3V, -12V, + 5V. Nhưng có một lưu ý, đối với một bộ nguồn tiêu chuẩn, tổng công suất của các đường điện này phải lớn hơn hoặc bằng với công suất danh định được đánh dấu trên bộ nguồn. Nếu tổng công suất của các đường điện này nhỏ hơn công suất danh định đã đánh dấu, thì công suất danh định được ghi trên bộ nguồn là sai, và điều đó cho thấy bộ nguồn có dấu hiệu lởm khởm.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Theo cách tính trên, tổng công suất các đường điện của MWE 750 Bronze – V2 lúc này đạt con số 888,6W, tức lớn hơn mức Total Power 750W mà nhà sản xuất đưa ra. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với một PSU chất lượng ở phân khúc tầm trung như MWE 750 Bronze – V2.

Ở mục bôi đỏ trên nhãn của con MWE 750 Bronze – V2 như ảnh minh họa, một số người sẽ thắc mắc là vì sao đường +12V của PSU này có tổng công suất bằng đúng công suất danh định? Trong khi ở nhiều PSU khác thì con số này lại thấp hơn đáng kể? Đây cũng là một điều rất hay để xác định được một phần chất lượng của PSU.

Trên thực tế, các PSU có đường +12V bằng hoặc sát với mức công suất danh định nhiều khả năng được áp dụng thiết kế DC to DC tiên tiến. Mạch DC to DC được thiết kế trên một module riêng, sau các diode nắn điện +12VDC. Module có tính nặng hạ điện áp từ +12VDC xuống hai mức điện áp thấp hơn là +3.3V và 5V, đồng thời đóng vai trò ổn áp cho các đường điện này. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia và testlab trên thế giới, việc sử dụng mạch DC to DC để lấy nguồn từ + 12VDC và hạ điện áp xuống các đường +3.3V và 5V thực sự có lợi hơn trong việc cải thiện hiệu suất của bộ nguồn và nó phù hợp hơn với xu hướng phát triển của các loại bộ nguồn PC cho hệ thống máy tính hiện đại.

VI. Bộ nguồn Modular là gì ?

Hiện tại có 3 loại bộ nguồn được bày bán trên thị trường, trong đó phân ra:

  • Lắp trực tiếp: cable được kết nối trực tiếp với bộ nguồn.
  • Semi Modular: Cable kết nối Main + CPU được kết nối trực tiếp với bộ nguồn, các cable còn lại tháo dời.
  • Full Modular: Toàn bộ cable được tháo dời.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Dây cable của PSU là rất cần thiết bởi ngoài chất lượng thiết kế cable ra thì chiều dài của cable cũng có ảnh hưởng, lý do như bên dưới:

  • Vỏ case bé (như Mini-ITX): Cable của PSU dài quá sẽ cồng kềnh và chiếm diện tích
  • Vỏ lớn (E-ATX, v.v.): Cable ngắn sẽ khó đi dây.

Lời khuyên cho các game thủ và người dùng chuyên nghiệp, đặc biệt là hệ thống workstation nên chú ý đến số lượng đầu nối PCIe và CPU. Ví dụ, hệ thống Dual Xeon cần ít nhất 2 đầu cấp nguồn 8 pin chẳng hạn, hoặc một hệ thống chạy SLI 2080Ti cần ít nhất 4 đầu cấp nguồn 8 pin.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

VII. Một bộ nguồn kém chất lượng là một bộ nguồn như thế nào?

  • Chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn ATX v1.x vốn đã cũ và lạc hậu thay vì ATX v2.x.
  • Nhãn ghi lừa tình về công suất (Overrated ) trong khi hiệu năng chỉ cung cấp mức công suất khoảng 50 – 60% so với trên nhãn.
  • Sử dụng chuẩn dây mỏng dẫn tới tăng tải trên dây, nóng và gây ra nhiều sự cố không đáng có. Hiện tại các PSU công suất thực sử dụng chuẩn 18AWG, tuy nhiên nhiều PSU rẻ tiền vẫn sử dụng chuẩn 20AWG.
  • Đường 12V thấp, hoặc nhiều rail nhưng mỗi rail cung cấp dòng thấp.
  • Các cổng kết nối ít.
  • Linh kiện nghèo nàn, lạc hậu. Ví dụ loại bỏ tụ, cuộn cảm hoặc sử dụng tụ kém chất lượng.
  • Hệ thống làm mát đi kèm kém chất lượng.
  • Không công bố đầy đủ hoặc không có các chức năng bảo vệ (quá áp, quá dòng, quá nhiệt…)
  • Không có A.PFC hoặc ít nhất cũng phải là P.PFC.
  • Không có các chứng nhận cơ bản hoặc tiên tiến (UL CUL, CB , CCC…)
  • Không có các thông tin để tra khảo hoặc không có nội dung để hỗ trợ trực tuyến / nhà sản xuất: datasheet, review…

Những con nguồn noname giá rẻ nhưng công suất ghi “cực cao” thế này góp phần làm hại PC của các bạn đáng kể.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

VIII. Có nên dùng phần mềm để đo đường 12V của PSU?

Do phần mềm đo đường 12V nó đọc dựa trên chip IO và cầu điện trở dùng trên Main. Nhưng mỗi con Main có chất lượng thiết kế chip IO và cầu điện trở rất khác nhau, dẫn tới sai số cũng khác nhau và thậm chí là không chính xác. Chưa kể mỗi phần mềm đo báo lại khác nhau về số đường 12V, nên ở nhiều trường hợp soft này báo 11V soft kia lại 10V… Nên tốt nhất là hãy sắm một cái VOM hoặc DMM, loại rẻ chỉ khoảng 150k đo cũng khá chính xác về đường 12V của PSU do sai số của loại này là 0.05. Còn loại VOM/DMM xịn với nhiều tính năng khác và đo chính xác thì giá cả thường rất đắt, từ một vài triệu tới cả hơn chục triệu.

Minh họa cho cái việc dùng soft đo các chỉ số 3.3, 5 và 12V chỉ mang tính chất tham khảo:

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

IX. Nguồn đang dùng khi bật tắt đều kêu tách tách có phải là nguồn đểu?

Có nhiều người thắc mắc, rằng nguồn đang sử dụng mà cứ tắt máy hay bật máy thì nó kêu tách một cái rồi sợ không biết có vấn đề gì hay không? Câu trả lời là không sao và đó là một điểm nhận biết các bộ nguồn tốt, thậm chí là xịn. Tại sao lại nói như vậy? Vì về mặt kĩ thuật, các bộ nguồn khi tắt máy hay bật máy kêu tách một cái, đó là tiếng kêu của Relay (hay còn gọi là rờ le). Relay này hỗ trợ cho nhiệt điện trở NTC, làm giảm dòng điện khởi động xảy ra trong giai đoạn khởi động của PSU. Khi một PSU có thêm Relay này thì chi phí sẽ tăng, tuy nhiên bên cạnh việc tăng hiệu suất nhỏ, nó cũng cho phép hạ nhiệt nhanh của nhiệt điện trở, do đó nó làm tăng mức độ bảo vệ của một bộ nguồn. Các bộ nguồn trung, cao cấp hay công suất lớn ở các brand lớn chúng ta thường sẽ thấy cái Relay này.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024
Relay-NTC

  1. Nhiễu cao tần (Ripple) là gì?

Tiêu chuẩn ATX của Intel yêu cầu Rail 12V có mức Ripple phải nhỏ hơn 120mV và các Rail còn lại còn lại dưới 50mV nhằm không gây ảnh hưởng cho các linh kiện nhạy cảm với điện áp trên hệ thống PC.

Ngoài vấn đề sụt áp do đường 12V thấp quá mức cần thiết hoặc cao quá mức cho phép (nằm trong khoảng +-5% ) thì Ripple & noise là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của một PSU. Đáng tiếc rằng, hầu như người dùng chẳng ai quan tâm tới điều này. Một PSU có thương hiệu, chưa chắc đã đẻ ra một sản phẩm có chỉ số này tốt. Cũng như, có rất nhiều người nói rằng: Tao dùng PSU này kia, có thấy nó chết éo đâu > kết luận PSU tốt. Thế mà ấy, trong vài năm sử dụng máy tính, họ đi bảo hành từ Main / VGA / HDD / SSD và chỉ có mỗi cái PSU ko phải đi bảo hành. Từ đó họ kết luận rằng: mấy hãng Main, mấy hãng VGA, mấy hãng HDD / SSD cùi bắp hết. Đây gọi là sai lầm ngay từ trong trứng.

Trong khi đó, nguyên nhân trực tiếp lại ko nằm ở đó, mà nằm ở cái con PSU. Một con PSU có chất lượng linh kiện không tốt, sẽ khiến cho hiện tượng sụt áp xảy ra trên hệ thống, hoặc nhiễu cao tần / AC quá cao dẫn tới gây hại cho các linh kiện khác trong toàn bộ hệ thống. Một PSU được đánh giá đúng tiêu chuẩn ATX là một PSU có Ripple & noise đạt mức dưới khoảng cho phép ở các đường : +3.3V, 5V, -5VSB : 50mV; 12V (V1, V2…) : 120mV.

Các đường khi đo ripple / noise vượt quá mức cho phép (tức là lớn hơn tiêu chuẩn ATX) sẽ được đánh giá là tệ, con số này càng lớn thì hiển nhiên linh kiện máy tính càng bị ảnh hưởng. Về lâu dài, nếu một ngày nào đó phải đi bảo hành linh kiện máy tính thay vì PSU, thì chưa chắc linh kiện đó đã lởm như các bạn đã nói đâu nhé! Trong hình minh họa ở bên dưới của một PSU, ripple của sản phẩm vượt mức cho phép, lên tới 132mV, quá mức 120mV cho đường 12V.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

XI. Cable Type 4 là gì?

Khi Jonnyguru review sản phẩm Corsair RM750i, chỉ số ripple sau khi test full tải đạt được của sản phẩm chỉ là 11mV, một mức rất tốt. Hoặc Techpowerup khi review Corsair RM1000i cũng nhận thấy chỉ số ripple của sản phẩm đạt được là 17.5mV, tốt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng cấp và vượt xa mức quy định tối thiểu của sản phẩm về ripple trên các đường. Lý giải cho việc này, nếu các bạn để ý, trong một số bài review mà F14Testlab có nói tới, về một số dòng PSU có ripple rất thấp. Bí quyết đơn giản ngoài việc PSU được thiết kế trên platform tốt, các linh kiện chất lượng, thì điểm chung của những loại sản phẩm trên là nhà sản xuất đã sử dụng một loại cable mới, với tên gọi là Type 4. Vậy điểm khác biệt của Type 4 này so với các loại khác là gì?

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Đó chính là sử dụng các tụ điện nhỏ, rắn trên các dây dẫn + 12V, + 5V và + 3.3V hoặc trên cáp 24 chân, PCIe và EPS12V.Theo Corsair, họ đã sử dụng các loại cable Type 4 này cho với PSU đời mới và cao cấp của hãng, để đạt được ripple tốt nhất. Chẳng hạn như HX1000i với các công nghệ và linh kiện tương tự như RM1000i, nhưng ripple lại cao hơn, chỉ vì không sử dụng loại cable Type 4 này.

Ngoài ra, điểm khác biệt của loại cable Type 4 này so với loại Type 3 và cable khác. Đó chính là có tổng cộng 28pin với cable cắm vào module của PSU, tức là nâng thêm 4pin thay vì loại 24pin thông thường. 4 pin thêm vào này thuật ngữ gọi là “sense wire”. Nhờ vào các “sense wire” thêm vào này ở đường +12V và +5V, PSU có thể đọc được điện áp tải ở đầu cable và thậm chí nếu nhận thấy điện áp giảm, nó sẽ tự động tăng mức điện áp.Các PSU sử dụng cable cải tiến này nhờ đó đã có mức ripple tốt hơn so với các sản phẩm cùng cấp và cho hiệu năng tốt nhất đến người dùng.

Chi tiết các loại PSU Corsair dùng Type 4 mới nhất xem tại: https://www.corsair.com/us/en/psu-cable-compatibility

XII. Tiêu chuẩn 80 Plus có còn phù hợp trong thực tế với các PSU tiêu chuẩn?

Igorslab của Đức 1 năm trước đã làm phóng sự “điều tra” về việc tăng giá bán các bộ nguồn trong năm 2021 của một số nhà sản xuất PSU, đồng thời chỉ ra vấn đề của việc chứng nhận tiêu chuẩn 80 Plus trên các bộ nguồn là vô dụng nếu như những sản phẩm này chưa được kiểm tra thực tế. Tiêu chuẩn 80 Plus lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2004 bởi Ecos Consulting. Ban đầu tiêu chuẩn 80 Plus này là một chương trình chứng nhận hiệu quả năng lượng của các PSU-gọi là hiệu suất cho ngắn, với trọng tâm là “tự nguyện” – không ai thực sự buộc các nhà sản xuất hoặc thương hiệu phải chứng nhận PSU của họ theo tiêu chuẩn 80 Plus.

Trải qua 16 năm tồn tại và phát triển, tiêu chuẩn 80 Plus vẫn tồn tại một số nhược điểm dẫn tới nó không còn phải là một tiêu chuẩn duy nhất về hiệu suất năng lượng cho các bộ nguồn. Một trong số những nhược điểm chính của chương trình 80 PLUS có thể kể tới như:

  • Số lượng phép đo hạn chế.
  • Nhiệt độ môi trường rất thấp trong quá trình thử nghiệm.
  • Không kiểm soát được các phép đo 5VSB.
  • Không kiểm soát được phù hiệu chứng nhận hiệu suất trên các sản phẩm.
  • Không đề cập đến các thiết bị được sử dụng.
  • Không kiểm soát các sản được mang đi chứng nhận và những sản phẩm cuối cùng được phát hành.

Đó là lý do vì sao mà xuất hiện chương trình tự nguyện có tên là Cybenetics, đây là một chương trình hiện đại được hình thành để tạo ra các tiêu chuẩn mới hơn. So với chương trình hiện có, chương trình chứng nhận tự nguyện do Cybenetics cung cấp nhằm mục đích tăng độ chính xác cao hơn trong việc chứng nhận hiệu suất của các bộ nguồn, giải quyết được các nhược điểm của tiêu chuẩn 80 Plus. Đồng thời cung cấp việc xác minh xác thực về mức độ ồn hoạt động của PSU.

Cybenetics cũng cung cấp các báo cáo đánh giá và thử nghiệm beta của các PSU nhằm giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc trong quá trình tăng chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm được thử nghiệm. Cybenetics giới thiệu một đánh giá tiêu chuẩn hiệu suất mới gọi là ETA dựa trên một phương pháp tinh vi có tính đến nhiều yếu tố. Trái ngược với 80 PLUS chỉ kiểm tra tại ba hoặc bốn điểm tải khác nhau, ETA kết hợp các điểm tải khi sử dụng một ứng dụng tùy chỉnh, duy nhất để tính kết quả hiệu suất của hàng ngàn kết hợp tải khác nhau, thông qua một ứng dụng độc quyền. Quá trình này cho phép Cybenetics sử dụng một xếp hạng giá trị duy nhất để thể hiện hiệu suất tổng thể thực sự của PSU. Hơn nữa, và rất quan trọng, Power Factor, Vampire Power và hiệu suất của đường + 5VSB cũng được xem xét trong xếp hạng cuối cùng.

So sánh psu corsair vs seasonic năm 2024

Cybenetics cũng cung cấp một chứng nhận về tiêu chuẩn độ ồn của PSU khi sử dụng gọi là LAMBDA. Sử dụng một phương pháp tiên tiến và chương trình kiểm soát / giám sát rất tinh vi, các bài đọc tiếng ồn của nguồn điện được ghi lại trong toàn bộ phạm vi hoạt động của nó. Những bài đọc này sau đó được chuyển đổi thành mức áp suất âm thanh (SPL), tính trung bình và được chuyển đổi trở lại dB (A) một lần nữa.

Chứng nhận ETA ở hiện tại bao gồm 6 cấp độ từ Bronze cho tới Diamon, trong khi LAMBDA bao gồm bảy cấp độ, như ảnh minh họa của bài viết đã nói lên. Trước đây, khi mới thành lập, bảy cấp độ độ ồn bao gồm (A , A +, A, B, C, D và E), tuy nhiên hiện nay Cybenetics đã thay thế bằng các cấp độ A, A+, A, A-, S++, S+ và S.

Mỗi nhà sản xuất hoặc thương hiệu có thể chọn để sử dụng một trong hai phù hiệu chứng nhận tương ứng miêu tả mức đạt được, hoặc một huy hiệu toàn diện hơn bao gồm hiệu suất hoặc độ ồn tổng thể. Ngoài ra, mỗi huy hiệu sẽ được gắn với sản phẩm cụ thể thông qua một URL ngắn và mã QR, sẽ được in trên huy hiệu. Điều này sẽ cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy báo cáo đánh giá của PSU được chứng nhận bởi Cybenetics.