So sánh Tây Tiến và nhớ của Hồng Nguyễn

Nhà thơ Hồng Nguyên với bài thơ ‘Nhớ’

Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gần như cùng lúc với ‘Đèo cả’ của Hữu Loan, ‘Tình sông núi’ của Trần Mai Ninh, ‘Tây Tiến’ của Quang Dũng, ‘Bên kia sông Đuống’ của Hoàng Cầm, ‘Nhớ’ của Hồng Nguyên đã làm nên bộ ‘Ngũ tư bất tử’ của thơ chống Pháp nói riêng và trong lịch sử thi đàn Việt Nam nói chung.

Tranh minh họa của: Ngọc Hiếu.

Ngay từ khi mới xuất hiện, "Nhớ" của Hồng Nguyên đã trở thành một hiện tượng, một sự kiện, được lan truyền rộng rãi nhiều lớp người đọc theo năm tháng.

Hồng Nguyên tên thật là Nguyễn Văn Vượng, sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Lò Chum ven đô thị xã Thanh Hóa [nay là thành phố Thanh Hoá]. Gia cảnh túng bấn, anh phải bỏ dở dang việc học trung học để kiếm sống. Miếng cơm manh áo của đời thường đã làm anh vất vả ngược xuôi. Nguyễn Văn Vượng đã gặp những người làm báo, làm văn những cán bộ Việt Minh và anh đã trở thành một cán bộ văn hoá. Anh viết cho báo Tiến của Việt Minh Thanh Hóa, làm biên tập cho báo Dân Mới của Việt Minh bốn tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình, làm thơ đăng báo và làm Trưởng Ty Văn hóa Thanh Hóa. Thơ anh ngày ấy giàu tính ước lệ theo kiểu "gác bút nghiên theo việc đao cung" của "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt". Tôi đã nghe nhà văn Minh Đệ là bạn anh đọc thơ thì phải nhận rằng: Đúng là Hồng Nguyên có bài "Nhớ" là hay hơn cả. Hay đến mức được xếp ngang hàng với thi nhân hàng đầu của thời 9 năm chống Pháp.

Nhân vật của bài thơ là một tập thể lớp "thanh niên áo vải chân không, đi lùng giặc đánh". Họ là con của những người nghèo lam lũ ở nông thôn, những anh phu xe, anh thợ cắt tóc hay bác bán phá sa...Vào bộ đội họ đóng quân hàm chiến sĩ, cơm không đủ no, áo chưa kịp vá. Họ là những "vệ túm", ghẻ lở nhưng là những người lạc quan và yêu đời.

Đọc "Nhớ" chúng ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống người lính những năm đầu kháng chiến của thời kỳ phòng ngự:

"Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm trong mưa

- Đằng nớ vợ chưa?

- Đằng nớ?

- Tớ còn chờ độc lập.

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu..."

Điểm nổi bật của "Nhớ" là tình cảm lạc quan yêu đời của anh vệ quốc đoàn thủa ấy. Giữa những ngày mặt trận Bình Trị Thiên vỡ, Pháp nhảy dù xuống An toàn khu Việt Bắc. Máy bay giặc suốt ngày gầm rú, những anh lính:

"Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài".

Vẫn tin tưởng có ngày chiến thắng, ngày độc lập.

Quê hương Thanh Hóa đậm đà trong "Nhớ", cái phong vị quê nhà mà chỉ có Thanh Hóa mới có. Người Thanh Hóa đọc thơ của Hồng Nguyên không cần phải chú thích những đằng nớ, đồng chí nỉ, ra rỉ, bầy tôi nghe ví, viền chơi với chắc, lớp trẻ mới lớn lên của Thanh Hóa ngày nay nhờ Hồng Nguyên mà biết được thứ ngôn ngữ của 70 năm trước.

"Nhớ" được ra đời giữa năm 1948 lúc đó Nguyễn Văn Vượng là Trưởng Ty Văn hóa Thanh Hóa. Trước đó anh được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành hội văn hóa cứu quốc Liên khu 4. Chi hội văn nghệ Liên khu 4 ra Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác và trao giải thưởng "văn nghệ Lam Sơn". Trong cuộc thi đó Vũ Tú Nam được giải nhất về Văn còn Nguyễn Văn Vượng về thơ. Mỗi giải một nghìn đồng bạc tài chính [số tiền đó có thể ăn tàm tạm được hai tháng].

Sau "Nhớ" người ta gọi Nguyễn Văn Vượng là Hồng Nguyên đến nỗi thiên hạ quên cả cái tên cha mẹ đặt cho anh. Con người của Hồng Nguyên là con người sinh ra để nhận lấy cái vất vả và đau khổ. Anh làm trưởng Ty nhưng đời sống của trưởng Ty hồi ấy làm gì có hơn nhân viên, lương tháng hơn 40 kg gạo lại phải độn gần nửa ngô, sắn. Tài sản của Ty Văn hoá là mấy chiếc bàn gỗ tạp, mấy tờ báo Sự Thật, Cứu Quốc, Thép mới, chống giặc... không xe cộ - không điện thoại...

Thế mà những người sống ở cái Ty ấy, những người bạn của Hồng Nguyên vẫn làm việc, vẫn sáng tác, và phần đông họ vẫn sống, vẫn viết. Năm 1950 Hồng Nguyên bị bệnh nặng phải nghỉ việc. Anh bị lao phổi, một bệnh mà y học hồi đó gọi là "tứ chứng nan y". Năm đó gia đình tản cư lên mạn Cầu Vàng. Bệnh trạng ngày một nặng, thuốc thang khan hiếm. Trong căn nhà lá đơn sơ ở bên sông Cầu Chày, nhà thơ Hồng Nguyên vừa phụ giúp chị, vừa làm thơ. Hồi ấy chưa có thuốc đặc trị bệnh lao. Lúc ấy giá có thuốc cũng không có tiền để mua.

Cái giây phút cuối của cuộc đời thi nhân đã đến, bệnh tật và túng đói đã đưa anh về với ông bà tổ tiên. Ngày "độc lập" mà anh hằng mong ước đã gần kề. Anh vĩnh viễn ở lại một làng nhỏ, bên con sông nhỏ lưu lượng bất thường. Không biết mấy ngàn tuổi sông ơi mà tính khí bất thường như thế. Mùa mưa tuôn tràn thác lũ, còn đông về thì lạnh lẽo co ro.

Những người dân quê nghèo lam lũ, chưa biết chữ đã đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Họ không biết anh là thi sĩ, cũng không biết anh có bài thơ "Nhớ" mà sau này người ta xem là một trong 8 bài thơ trữ tình hay của thời mà họ đang sống. Còn sống năm nay anh đã 93 tuổi, đã là thượng thượng thọ rồi, còn bài thơ đã đứng vững 70 năm [Hồng Nguyên sinh năm 1924].

Cách đây hơn 20 năm tôi và Hoàng Hùng bàn nhau đi tìm mộ của Hồng Nguyên, nhưng không ai biết giờ anh an nghỉ ở đâu? Số mệnh đối với anh thật sự cay nghiệt, tinh thần lạc quan yêu đời của anh thật lãng mạn, niềm tin của anh ở đồng đội, ở nhân dân là không bờ bến.

Khi biết chúng tôi đi tìm mộ Hồng Nguyên nhiều cụ ông, cụ bà đã cùng đi để chỉ dẫn. Ai chỉ chỗ nào chúng tôi cũng đào - quan tài có dấu tích gì? Hàng mấy chục ngôi mộ hầu như không có quan tài, mà có thì sau gần nửa thế kỷ, những tấm gỗ tạp cũng đã trở thành đất. Bà con mách phải tìm ngôi mộ nào có nhiều vôi bột bởi Hồng Nguyên chết vì bệnh lao, lúc chôn bà con đổ xuống huyệt nhiều vôi.

Chúng tôi bàn nhau, mảnh đất chôn cất Hồng Nguyên chỉ có mấy chục mét vuông, mấy ngôi mộ vô chủ, nên làm tường rào và tìm ngôi mộ đã chôn có nhiều vôi, đắp điểm và dựng lên tấm bia có lời dân chúng dặn dò những người lính.

Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni

Dân chúng cầm tay lắc lắc:

"Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!"

Có một lần tôi hỏi nhà văn Minh Đệ:

- Cái buổi trao giải thưởng cho nhà thơ" “Nhớ" anh có nghe Hồng Nguyên phát biểu và ngâm bài thơ ấy không?

- Hồng Nguyên phát biểu về những kỷ niệm đi lấy vốn sống để viết thơ.

Bài thơ có 62 dòng, dòng dài nhất có 10 chữ "có mẹ già bắt rận cho những đứa con thơ" và ít nhất có hai chữ [Đằng nớ]. Được chia làm ba khổ mạch lạc, khúc triết, có mở, có khép, và có phát triển ở giữa khoảng thân bài. Cả bài thơ nói về một cuộc hành quân chiến đấu của người lính vệ quốc đoàn trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

Tôi [nhà văn Minh Đệ] là lính của Hồng Nguyên, lúc đó Hồng Nguyễn đã là đảng viên, đã từng tham gia Việt Minh, là Trưởng Ty Thông tin, tuyên truyền. Anh đi theo bộ đội để lấy vốn sống và viết. Viết một mạch;

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi "một", "hai"

Súng bắn chưa quen

Quân sư mươi bài

Rồi nhà thơ hồn nhiên hạ ngay một lời bình về tinh thần đoàn quân ấy:

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Anh nói:

- Thế đấy chúng tôi tự giới thiệu về chúng tôi như thế đấy! Số lượng của chúng tôi không được công bố cụ thể [có lẽ vì bí mật quân sự], nhưng chúng tôi khá đông đảo [lũ, bọn] và trình độ văn hoá còn thấp [chưa biết chữ], trình độ quân sự cũng chưa cao [súng bắn chưa quen] song chúng tôi có nhiệt tình cách mạng, có ý chí chiến đấu và lạc quan [Lòng vẫn cười vui kháng chiến].

Những con người ấy vừa từ luống cày bước ra, từ sau luỹ tre làng bước tới cũng hệt như những người chiến sĩ trong thơ Chính Hữu, từ nước mặn đồng chua, từ đất đồi cày lên sỏi đá, tụ tập về đây theo tiếng gọi thiêng liêng và trở thành đồng đội. Ngoài tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, họ hầu như chả có trang bị, vũ khí gì đáng kể.

Tôi đã nghe nhà văn Trịnh Thanh Sơn giới thiệu về bài thơ "Nhớ" và tác giả của nó. Lúc đó vào những ngày kháng chiến Chống Mỹ gian nan. Trịnh Thanh Sơn và tôi cùng công tác ở một trường sư phạm. Sơn nói: Trong cuộc hành quân liên miên của những người chiến sĩ thỉnh thoảng trong tâm trí mỗi người, hình ảnh quê nhà cũng hiện lên trong nỗi nhớ.

Hồng Nguyên sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó tiêu biểu là thơ và tiểu luận văn học. Trong tác phẩm Hồng Nguyên để lại [Hồn thơ Việt Nam; Đời anh nông dân vô Nam; Nhớ; Những khẩu hiệu trong đêm], bài thơ "Nhớ" là mộtbài thơ tiêu biểu trong các bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. "Nhớ" cũng là bài thơ ghi dấu ấn phong cách sáng tác thơ Hồng Nguyên.

"Nhớ" là một bài thơ hay về người lính, đã tồn tại trên thi đàn Việt Nam 70 năm và sẽ còn mãi mãi với chúng ta.

Lê Xuân Kỳ

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

  • Điểm giống và khác nhau trong bài Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý so sánh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý người lính Tây Tiến và Đồng chí
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 1
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 2
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 3
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 4
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 5
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 6

So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc

  • Dàn ý so sánh hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc
  • So sánh hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc - Mẫu 1
  • So sánh hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc - Mẫu 2
  • So sánh hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc - Mẫu 3
  • Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc - Mẫu 4

Dàn ý so sánh hình ảnh đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc

I. Mở bài:

- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên và con người nơi tác giả cùng gắn bó khi tham gia trong đoàn quân Tây Tiến. Bốn câu thơ đầu đã thể hiện rõ nét nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

– Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc của người cán bộ kháng chiến với chiến khu và con người nơi núi rừng Việt Bắc. Bốn câu thơ thuộc phần một của bài thơ đã khắc họa phần nào đạo lí ân tình thủy chung đó

II. Thân bài

1. Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”:

* Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

- Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá.

+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy, mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, Quang Dũng vẫn dùng từ “đoàn binh” – gợi cảm giác về 1 đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.

+ Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

Liên hệ: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

[“Đồng chí” – Chính Hữu]

“ Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế”

[“Cá nước” – Tố Hữu].

Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:

“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”.

* Cái hào hoa:

+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình.

+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ.

* Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.

+ Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.

2. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”:

* Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”

+ Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.

+ Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.

*Vẻ đẹp lãng mạn:

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.

3. So sánh hai đoạn thơ:

* Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng.

* Khác nhau:

  • Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương.
  • Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
  • Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.

III. Kết bài:

- Đánh giá chung: Nội dung chủ yếu của hai đoạn thơ là thể hiện nỗi nhớ về cảnh và người nơi núi rừng Tây Bắc và chiến khu Việt Bắc.

- Khẳng định: Hai đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc của con người khi nghĩ về một thời quá khứ gian khổ mà hào hùng.

Dàn ý so sánh đoạn thơ trong bài Đất nước và Tây Tiến

Xuất bản ngày 12/06/2019 - Tác giả: Giangdh

[Văn mẫu 12] Dàn ý chi tiết so sánh bài Đất nước và Tây Tiến qua hai đoạn thơ Rải rác biên cương mồ viễn xứ và Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Mục lục nội dung

  • 1. Dàn ý chi tiết
  • 2. Bài văn mẫu tham khảo

Mục lục bài viết

Tài liệuhướng dẫn lập dàn ýso sánh 2 đoạn thơ trong bài Đất nước và Tây Tiến, gợi ý cách làmkèmbài văn mẫu tham khảo phân tích, so sánh nội dung hai đoạn thơ trong bài Đất nước[Nguyễn Khoa Điềm] và Tây Tiến [Quang Dũng].

Đề bài: So sánh đoạn thơ trong bài Đất nước và Tây Tiến:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

[trích tác phẩm Tây Tiến - Quang Dũng]

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

[trích bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm]

Bài mẫu số 1: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Quang Dũng và Chính Hữu đều là những nhà thơ cách mạng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, những giá trị của các tác phẩm này mang một ý nghĩa to lớn trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sâu sắc và mang một tầng ý nghĩa to lớn, giá trị của nó không chỉ để lại cho người đọc nhiều cảm xúc và còn làm sống lên những tinh thần thiết yếu trong mỗi tác phẩm của người.

Đều là những người nghệ sĩ tài hoa, và có nhiều tài năng trong phép sử dụng ngôn ngữ và các nét điển hình trong phong cách nghệ thuật, Quang Dũng và Chính Hữu đã làm nên những giá trị to lớn trong những tác phẩm của mình, bài thơ có nhiều nét tương đồng khi chủ đề của nó đều hướng tới cách mạng hướng tới một nền đại chúng. Toàn bộ giá trị của tác phẩm đều muốn hướng tới những điều có giá trị to lớn và mang một tầm ý nghĩa qua trọng cho toàn bộ tác phẩm, các giá trị của nó làm nên những điều có ý nghĩa lớn lao và hạnh phúc nhất đối với mỗi con người.

Biệt tài sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng trong phong cách nghệ thuật của ông đã làm nên những giá trị to lớn trong phong cách của người, những giá trị của nó làm nên những giá trị to lớn về sự sống động trong những giây phút đang được sống lại trong những giây phút hào hùng, người chiến sĩ xuất hiện trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên với những người anh hùng, kiên trì bền bỉ để vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để có thể làm nên những điều có ý nghĩa và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Với nghệ thuật sử dụng hình tượng nhân vật và ngôn ngữ, những điển hình về hình tượng và nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm được sử dụng một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Những bài So sánh Đồng Chí và Tây Tiến hay nhất

Với những ngôn ngữ tinh nghịch sắc xảo và ngập tràn giá trị màu sắc, mức độ nguy hiểm trong bài thơ đã được diễn tả với một mức độ cao nhất, và nó mang một mức độ trừu tượng hóa trong ngôn ngữ và biệt tài sử dụng ngôn ngữ trong những tác phẩm của người, giá trị đó đã tạo nên những màu sắc lung linh sống động trong những giây phút hào hùng và có ý nghĩa nhất.

Và đặc biệt đối với Chính Hữu bài thơ lạ mang một phong cách hoàn toàn khác lạ khi nghệ thuật chân thực và hiện thực xã hội hiện lên với những nét đặc sắc trong cuộc đời của tác giả, những tác phẩm đó không chỉ để lại những giá trị mạnh mẽ và đặc trưng nhất, những lời thơ mang chất chân chất và nó phản ánh được cuộc sống của những người chiến sĩ cách mạng khi phải xa quê hương người thân để đến những vùng đất mới, những người chiến sĩ của chúng ta đến từ khắp mọi nơi, và nó làm nên một gia đình lớn , mạnh mẽ và đang sống động trong từng khoảnh khắc, mỗi tác phẩm đều đem lại những lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.

Qua bao nhiêu năm tháng chiến đấu kiên cường những người chiến sĩ của ta đã đứng lên làm nên những giá trị sống mạnh mẽ và ý nghĩa nhất cho mỗi con người, bao nhiêu niềm yêu thương được hồ khởi và sống trong những trang thơ ca của tác giả, với niềm tin và sự yêu thương khi hòa hợp dưới cùng một mái nhà, những người chiến sĩ tự phương trời xa xôi đã tụ họp về đây để cùng nhau làm nên những chiến công lịch sử.

Những người chiến sĩ đã đoàn kết và cùng với nhau làm nên những phút giây lịch sưt hào hùng, và đây là cuộc sống tươi vui và mang màu sắc nó tạo dựng những ý nghĩa mạnh mẽ và những cuộc đời hạnh phúc và giàu ý nghĩa nhất:

Súng bên sung đầu gác bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Những ngôn ngữ mang màu sắc nhưng lại vô cùng chân thực đã làm nên những cuộc đời có ý nghĩa và giá trị mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, khi ngôn ngữ tạo dựng đang tạo nên những điều có ý nghĩa mạnh mẽ và đang lan tỏa trong cuộc đời của mỗi người. Hoàn cảnh của những người chiến sĩ của bài thơ Đồng Chí đều xuất phát từ những người nông dân đang ngày đem phải đương đầu và cố gắng làm nên những thành quả to lớn đối với dân tộc, khi hoàn cảnh của họ khó khăn chỉ có những gian nhà lung lay, những ruộng lương thì để lại cho bạn thân cày. Hoàn cảnh của họ đã làm nên những giây phút thiêng liêng và đây chính là động lực để họ có thể cố gắng và làm nên những giây phút lịch sử hào hùng và có ý nghĩa nhất đối với dân tộc Việt Nam.

Cả hai bài thơ chúng ta đều thấy hiện lên những nét điển hình trong phong cách sử dụng ngôn ngữ để làm nổi bật lên toàn bộ tác phẩm, những giá trị của các tác phẩm này đều để cho nhân loại những đặc điểm điển hình và mạnh mẽ nhất. Ngôn ngữ trong hai tác phẩm này có thể thấy có sự khác nhau khi trong Tây Tiến ngôn ngữ của nó hào hùng bi tráng và mang nhiều màu sắc biểu tượng. Còn đối với bài thơ Đồng Chí ngôn ngữ chất phác, và mang giá trị về màu sắc đã làm nổi bật lên toàn bộ tác phẩm với hai nghệ thuật có thể thấy nó hoàn toàn khác nhau, và mục đích có thể thấy là giống nhau, nhưng trong biệt tài sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật.

Với những nét điển hình và đặc sắc, nó tạo nên những phong phú trong nghệ thuật của tác giả đối với chính tác phẩm của mình. Những hình tượng nổi bật trong tác phẩm hiện lên hoàn toàn sâu sắc và mang màu sắc tươi tắn tạo nên những hình ảnh và giá trị có ý nghĩa nhất.

Sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ và tính chất biệt lập trong cách tạo hình nhân vật đã làm sống động lên những giây phút hân hoan, và biệt lập đối với cuộc sống của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm.

Những ngôn ngữ tạo lên sự biệt lập về ngôn ngữ để có giá trị ý nghĩa và mang ý nghũa biểu trưng mạnh mẽ, tác phẩm của Quang Dũng và Chính Hữu tạo nên những ý nghĩa biểu trưng về cuộc sống và giá trị mang tầm ý nghĩa sâu sắc đối với toàn bộ tác phẩm.

Những hình ảnh điển hình và sâu sắc đã tạo nên những đặc sắc trong mỗi tác phẩm và giá trị của nó để lại cho nhân loại những cái nhìn ý nghĩa và sâu sắc nhất.

--------------------HẾT BÀI 1---------------------

Trên đây là phần So sánh Đồng Chí và Tây Tiến bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Đồng chí và cùng với phần Soạn bài Tây Tiến để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua bài thơ Đồng chí [Chính Hữu] và bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính [Phạm Tiến Duật]

Thanh Ngân 24/02/2018 Văn mẫu lớp 9

Share

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

THPT Sóc Trăng Send an email

0 52 phút

Tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Tây Tiếnsau đây sẽ giúp các bạn cảm nhận đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả Quang Dũng muốn gửi gắm thông qua bài thơ. Cùng phân tích từng câu thơ, từng chi tiết quan trọng của bài thơ để thấy hình ảnh một Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng gắn liền với vẻ đẹp kiêu hùng của bức chân dung người lính.

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Bài viết gần đây

  • Phân tích Vợ nhặt của Kim Lân [3 mẫu hay nhất]

  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt [Kim Lân]

  • Nghị luận Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn | Văn mẫu 12

  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu [Nguyễn Trung Thành]

Hướng dẫn phân tích

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài:phân tích bài thơTây Tiến.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng :từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trongbài thơTây Tiến.

– Phương pháp lập luận chính : Phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1:Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ

Luận điểm 2:Kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

Luận điểm 3:Bức chân dungngười lính Tây Tiến

Luận điểm 4:Lời hẹn ước, lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc.

3. Lập dàn ý chi tiết

Nội dung

  • 1 Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến
    • 1.1 Giới thiệu tác giả Quang Dũng:
    • 1.2 Giới thiệubài thơ Tây Tiến:
  • 2 Thân bài phân tích bài thơ Tây Tiến
    • 2.1 * Khái quát chung về bài thơ Tây Tiến
    • 2.2 * Thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ
    • 2.3 * Kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
    • 2.4 *Bức chân dungngười lính Tây Tiến
    • 2.5 * Lời hẹn ước, lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc
  • 3 Kết bài phân tích bài thơ Tây Tiến
    • 3.1 4. Sơ đồ tư duy phân tích bài Tây Tiến
  • 4 Một số bài văn mẫu hay phân tích bài thơ Tây Tiến
    • 4.1 Phân tích bài thơ Tây Tiến – Mẫusố 1:
    • 4.2 Nghe bàiphân tích Tây Tiến hay nhất
    • 4.3 Phân tích bài thơ Tây Tiến – Mẫusố 2:
    • 4.4 Phân tích bài thơ Tây Tiến ngắn gọn – Mẫu số 3
    • 4.5 Phân tích bài thơ Tây Tiến – Mẫu số 4
    • 4.6 Kiến thức bổ sung

Video liên quan

Chủ Đề