Studier là gì

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Nội dung chính Show

  • Đại học Mỹ Những điều mới mẻ
  • Bảo mật & Cookie
  • Share this:
  • Video liên quan

Đã hiểu!

Quảng cáo

Đại học bắt đầu với bao điều mới mẻ. Đối với chúng mình, những du học sinh đến từ một đất nước xa lạ, đó là một chặng đường dài với bao gương mặt mới, thử thách mới, kì vọng mới trong một môi trường hoàn toàn mới. Nói chung là cái gì cũng mới. Vì vậy, hãy cùng nhau điểm qua những điều mới lạ để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Cách dạy mới, cách học mới

Điều hiển nhiên số 1: bạn là người chịu trách nhiệm. Bất cứ ở đâu, khi đã là sinh viên, bạn có nhiệm vụ sắp xếp việc học của chính mình. Nhớ rằng những điẻm tựa mà bạn đã từng có trong lớp học sẽ không xuất hiện bên trong giảng đường đâu, HÃY CHỊU KHÓ TÌM TÒI BÊN NGOÀI LỚP HỌC. Sau đây là danh sách một số người mà bạn sẽ thường xuyên thăm hỏi:

Giáo sư (Professor): ghi nhớ trong đầu, họ không phải là giáo viên, điều đó có nghĩa là họ sẽ không theo sát quá trình học của bạn để mà ứng cứu đâu nhé (một giáo sư có hơn cả trăm, thậm chí cả ngàn sinh viên trong một khóa mà.) Ngược lại, các vị giáo sư sẽ cho rằng bạn đã đủ khả năng để tự học (teach the material to yourself). Đa số giáo sư luôn muốn học sinh tìm đến mình sau giờ học, vì vậy họ có khung giờ làm việc riêng trong văn phòng.

  • Kinh nghiệm: ghé thăm giáo sư của bạn, đặt một vài câu hỏi hay đơn giản chỉ để giới thiệu mình. Trong trường học, cách gọi an toàn nhất đối với các thầy chính là professor. Tuyệt đối không được gọi thầy giáo là Sir, đặc biệt là giáo viên nữ, rất có thể họ sẽ để ý điều này. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên tùy tiện gọi tên của giáo viên trừ trường hợp giáo viên cho biết có thể gọi như vậy.


Cố vấn (Advisor/Counselor/Mentors): những người luôn cho bạn những lời khuyên cực kì bổ ích, bất cứ những gì bạn cần từ quá trình học và ngành phù hợp (academic advisor), giúp bạn định hướng nghề nghiệp hay viết một bản CV hoàn hảo (career counselor)Với chúng mình, người cố vấn quan trọng nhất chắc chắn sẽ là vị cố vấn cho du học sinh (International Student Advisor), đó sẽ là người bạn muốn gặp nếu có những thắc mắc về hồ sơ I20, các ràng buộc của du học sinh, xin Social Security Number (dành cho du học sinh Mỹ) để đi làm, và đủ thứ.

  • Kinh nghiệm: trừ khi bạn không muốn sử dụng một kho tàng thông tin hoàn toàn miễn phí, hãy ghé thăm các vị cố vấn thường xuyên, họ sẽ là chiếc radar định hướng hoàn hảo cho bạn.

Trợ giảng (Tutor/Teaching Assistant): nếu vị giáo sư của bạn quá bận hay quá ư là khó hiểu, hãy tìm tới cánh tay phải của họ. Các trợ giảng thông thường cũng là sinh viên như bạn thôi, nên họ sẽ có những cách giải thích và trợ giúp cực kì hữu hiệu. Hãy làm quen và học hỏi từ họ, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

  • Kinh nghiệm: thường thì thư viện trường luôn có một trung tâm hỗ trợ học thuật dành cho sinh viên, ngoài ra bạn có thể tìm các trung tâm hỗ trợ (assistance center) trong website của trường mình, hay hỏi thẳng giáo sư của mình.

Các đại học luôn dành cho bạn rất nhiều sự trợ giúp không chỉ trong học tập mà còn về tâm lý (psychology), thể chất (physical), định hướng (identity) cũng như sự trợ giúp tối đa nếu bạn bị khuyết tật. Hãy tận dụng hết những điều đó bạn nhé, những con người đó sẽ giúp bạn bước đúng con đường.

Độ nặng của Đại học chắc chắn là sẽ cao hơn cấp Phổ thông rất nhiều (nhìu khi còn mệt hơn cả VN ấy chứ). Ở đâu cũng vậy, bất kì học gì, bạn đều phải bỏ thời gian và công sức, đồng thời phải luôn nâng các kĩ năng học tập (study skills) của mình nữa. Hãy tìm hiểu những sự khác nhau lớn giữa Phổ thông và Đại học nhé.

  • Đọc (Reading): Không cần biết bạn học ngành gì, chắc chắn bạn sẽ phải đọc rất rất nhiều, nhất là với du học sinh như chúng mình. Đọc nhiều là một trong những con đường hay nhất để trau dồi ngôn ngữ và văn hóa của tụi mình. Hãy dành cho mình thời gian đọc mỗi ngày, luôn tập xây dựng một khung bài bằng cách ghi chú lại những gì bạn đọc như vậy não xử lý thông tin dễ dàng hơn, giúp bạn hiểu sâu và nhớ lâu hơn, và giúp bạn thu hẹp những gì cần học sau này đó.
  • Viết (Writing): đây là một kĩ năng cực kì quan trọng xuyên suốt quá trình học của bạn. Những bài viết ở đại học đòi hỏi bạn phải viết bằng những kĩ thuật khó, vì vậy bạn phải luyện tập thật chăm chỉ đó. Đừng lo, trình độ viết của sinh viên Mỹ đang ở trong mức báo động đó, vì vậy mọi trường đều có 1 trung tâm luyện kĩ năng viết (Writing Center) tọa lạc thường là ở thư viện và nó MIỄN PHÍ!
  • Bài giảng (Lecture): bài giảng thường rất nhanh, vì thế đừng cố gắng ghi nhớ từng chữ cái một. Hãy tập trung ghi chú những điểm chính (main points). Khi xem lại sách, những điều bạn ghi chú sẽ giúp bạn định hướng để học. Nếu bạn không biết đâu là điểm chính? Hãy tìm manh mối từ giáo sư: lặp đi lặp lại một phát biểu, viết lên bảng hay nhấn mạnh trong khi nói. Kinh nghiệm xương máu: nếu giáo sư không dừng lại để cho học sinh có cơ hội đặt câu hỏi, đừng ngại giơ tay và hỏi.
  • Thi cử (Testing):khác với bài thi ở Highschool (thầy cô cho biết phải học gì), bài thi ở Đại học thường không chỉ kiểm tra trí nhớ của sinh viên, mà còn là khả năng phân tích và áp dụng những gì bạn đã được dạy. Hơn nữa, giáo sư đôi khi không ôn tập kĩ lưỡng như thầy cô ở Highschool. Thay vào đó, giáo sư và những trợ giảng thường cung cấp cho bạn những lời khuyên bổ ích để chuẩn bị cho bài thi, nhưng một lần nữa BẠN PHẢI ĐI TÌM NÓ.Sau đây là một bài viết rất chi tiết về học thi ở Mỹ : Link

Chốn mới, bạn mới

Lẽ đương nhiên, Đại học không chỉ đòi hỏi việc học tập nghiêm túc, nó còn mang lại bao nhiêu sự biến đổi đầy thú vị trong cuộc sống của bạn


Kí túc xá và Bạn cùng phòng (Residence Halls and Roommates):Trong năm đầu tiên của bậc Đại học, các tân sinh viên (Freshman) được yêu cầu phải ở nội trú (living on campus). Điều đó có nghĩa rằng 99% bạn sẽ phải chia chung cái phòng tắm với một anh chàng/cô nàng xa lạ. Lời khuyên bổ ích nhất cho bạn là hãy gạt những thách thức sang một bên để nhường chỗ cho lợi ích chung vì chặng đường phía trước không chỉ có mình bạn, mà còn có một người bạn cùng phòng nữa đấy. Thiên đàng hay địa ngục phụ thuộc vào cách đôi bên giải quyết vấn đề.Cùng với đó, kí túc xá chính là ngôi nhà lớn (và mới) của mọi người, là nơi bạn giải đáp những thắc mắc cũng như tham gia vào các hoạt động chung của tập thể. Mỗi khu (hall) có nhân viên riêng của mình, thông thường do những sinh viên lớp trên phụ trách, để giải đáp tất cả những thắc mắc trong năm học đầu tiên của bạn, và quan trọng hơn hết, họ chính là trung gian hòa giải mỗi khi bạn quyết định chỉ sử dụng 4 cơ để đấm một ai đó thay vì 37 cơ chỉ để nhăn nhó khó chịu. Ngoài ra, họ còn là người tổ chức các chương trình và sự kiện, cũng như là họp mặt. Thử mọi thứ một chút đó là cách tuyệt vời để làm quen với những người bạn cùng ki túc xá và biến ngôi nhà mới trở thành nhà bạn theo đúng nghĩa.Đôi khi cái kí túc xá nhỏ nhất cũng từng làm bạn cảm thấy như đang lạc vào một thế giới lạ trong khoảng thời gian đầu tiên. Bạn cần phải đi đâu? Nhà ăn làm việc như thế nào? Nơi nào để bạn có thể thư giản hay nghe nhạc? Lớp Toán bạn nằm ở khu nào? Blah blah blah Bùm bạn bốc cháy!Đừng lo, ai cũng lạc như bạn thôi. Hãy chuẩn bị cho mình tấm bản đồ trường học và dạo ngang những lớp bạn cần lấy vài ngày trước lúc bắt đầu. Đăng kí vào một tour tham quan trường cũng không phải là ý kiến tồi. Và đừng ngần ngại hỏi đường bất cứ ai (nhưng ghi nhớ rằng chỉ hỏi lối thôi, đừng để ai dắt bạn đi một khi bạn chưa biết gì về đường lối), vì ngay cả những người làm việc lâu năm cũng phải hỏi đường thường xuyên đó. Tóm lại, hỏi nhiều và bạn sẽ nhớ rất nhanh lối đi quen thuộc thôi.

Sự đa dạng (Diversity): chắc chắn là bạn sẽ gặp rất nhiều gương mặt mới trong khuôn viên trường hơn là ở trường phổ thông (tụi mình là du học sinh mà, ai mà chẳng mới. Haha.) Trên một con đường, nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy rất nhiều người với rất nhiều sự khác biệt văn hóa, chủng tộc, tính ngưỡng, quan điểm chính trị, và còn nhiều nữa. Thế giới quan của họ có thể khác bạn, họ sẽ có những ý kiến trái ngược với những gì mà bạn có, thậm chí cái cách họ giao tiếp cũng lạ nữa. Ngộ ha! Hãy học cách sống trong sự đa dạng ấy và đối xử với mỗi người với sự tôn trọng bình đẳng. Sự đa dạng trong Đại học là một kinh nghiệm quý báu mà lại rất cần thiết nếu bạn muốn thành công trong thời đại toàn cầu. Hãy cởi mở với mọi người, bạn sẽ học được những điều quý giá và độc nhất.

Điểm tựa gia đình (Family Support): bạn có thể sống với ba mẹ, nhưng cũng có những người đã xa gia đình. Năm đầu tiên của bậc Đại học luôn tràn ngập điều mới lạ và không ít những căng thẳng. Bạn 18 tuổi và bạn đã trưởng thành, nhưng ba mẹ sẽ luôn dõi theo bạn. Họ sẽ luôn sẵn sàng nghe bạn kể về trường học mới, những người bạn mới và cuộc sống mới. Hãy dành thời gian cho họ, vì ba mẹ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Và quan trọng hơn cả, bạn nợ họ một cuộc đời.


Tự do đồng nghĩa với Trách nhiệm (Freedom Means Responsibility)

Hãy xem nó như một công thức mới: Tự do = Trách nhiệm. Bất kể bạn sống với gia đình hay ở một mình trong nội trú, sự khác biệt giữa Phổ thông và Đại học cuối cùng cũng quy về một điểm: Bạn sẽ có nhiều tự do, nhưng sẽ đối mặt với trách nhiệm to lớn như một người lớn thật thụ. Sự thành công hay không phụ thuộc vào cách mà bạn trả lời cho thách thức này. Sau đây chỉ là một vài lĩnh vực mà bạn lần đầu tiên quyết định và chịu trách nhiệm:

Studie là gì?

Dùng “study” để chỉ sự học tập; sự nghiên cứu (về một đề tài, nhất từ sách vở). Ví dụ: John went to Hull University, where he studied History and Economics. Sử dụng “studies” (số nhiều) để đề cập đến đối tượng được nghiên cứu; đề tài nghiên cứu.

A Study là gì?

Danh từ Sự học tập; sự nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Sự chăm chú, sự chú ý.