Sự đông máu có ý nghĩa nào đối với cơ thể

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương.

Đông máu và cầm máu là tình trạng một protein hòa tan trong máu được chuyển hóa thành một sợi huyết dạng gen rắn để lấp vị trí thành mạch bị tổn thương, nhằm hạn chế sự mất máu, ngăn cản tình trạng chảy máu, đồng thời, giúp duy trì máu luôn ở thể lỏng.

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương.

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương

Quá trình đông máu và cầm máu là sự tác động qua lại giữa ba yếu tố bao gồm: thành mạch, tế bào máu và protein huyết tương. Quá trình được diễn ra dưới sự điều hòa của thần kinh và thể dịch, đồng thời đảm bảo tính cân bằng của hai hệ thống, đó là:

  • Đông máu: Bảo vệ cơ thể không bị chảy máu và mất máu.
  • Chống đông máu: Đảm bảo lưu thông và tuần hoàn mạch máu, giúp cơ thể duy trì sự sống.

Để lấp kín vùng bị tổn thương và ngăn chặn tình trạng chảy máu, quá trình đông và cầm máu trong cơ thể diễn ra gồm 4 giai đoạn chính sau:

  • Co mạch [hay còn gọi là cầm máu ban đầu]
  • Hình thành nút tiểu cầu
  • Đông máu
  • Tan máu đông [hay còn gọi là tiêu sợi huyết]

2.1 Co mạch

Quá trình cầm máu xảy ra ngay khi thành mạch máu bị tổn thương. Dưới tác động của cơ chế thần kinh cho biết cảm giác đau và tế bào nội mạc phóng thích thể dịch, phản xạ co mạch diễn ra đầu tiên để làm giảm tốc độ lưu thông của dòng chảy, cầm máu tạm thời để tránh làm tổn thương thành mạch, đồng thời tạo điều kiện để tiểu cầu bám dính vào thành mạch.

Đối với những mạch máu nhỏ cũng như mao mạch, phản xạ co mạch rất quan trọng giúp cầm máu. Nếu thành mạch bị tổn thương nhiều thì phản xạ co mạch sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, có thể kéo dài trong vài phút cho đến vài giờ. Trong khi co mạch, cơ thể cũng ngay lập tức diễn ra quá trình hình thành nút tiểu cầu và đông máu.

2.2 Hình thành nút tiểu cầu

Khi thành mạch bị tổn thương, ngay lập tức quá trình kết dính tiểu cầu xảy ra. Với bề mặt gồ ghề và có lực hút tĩnh điện, lớp dưới niêm mạc lộ ra khi thành mạch tổn thương tạo điều kiện để kết dính tiểu cầu một cách dễ dàng. Sau khi kết dính, tiểu cầu bị thay đổi hình dạng và hoạt hóa, giải phóng các chất làm kết tập tiểu cầu và tạo thành nút tiểu cầu. Chỉ trong vòng vài phút, nút tiểu cầu đã phát triển về mặt kích thước để có thể nhanh chóng lấp kín mạch máu bị tổn thương.

Khi tổn thương lớn thì cần phải có cục máu đông hình thành

Bên cạnh nhiệm vụ lấp kín mạch máu bị tổn thương để cầm máu, nút tiểu cầu còn thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra. Trong trường hợp mạch máu bị tổn thương nhỏ, nút tiểu cầu có thể cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tổn thương lớn thì cần phải có cục máu đông hình thành.

2.3 Đông máu

Đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc khi mạch máu bị tổn thương. Quá trình đông máu chịu ảnh hưởng của hơn 50 chất và bao gồm chuỗi các phản ứng xảy ra liên tiếp nhau theo thứ tự sau:

  • Hình thành phức hệ prothrombinase [thromboplastin hoạt hóa] thông qua đường nội sinh và đường ngoại sinh
  • Hình thành thrombin
  • Hình thành fibrin

Quá trình đông máu khởi phát thông qua 2 đường là nội sinh - huyết tương tiếp xúc với lớp dưới nội mạc mang điện tích âm [khi thành mạch bị tổn thương và làm lộ lớp dưới nội mạc] và ngoại sinh - các yếu tố tổ chức tham gia hoạt hóa trực tiếp. Kết quả là hình phức hệ prothrombinase.

Quá trình hình thành thrombin sau khi phức hệ prothrombinase được thành lập diễn ra nhanh chóng. Thrombin đóng vai trò rất quan trọng trong đông máu và cầm máu bằng cách chuyển hóa fibrinogen thành fibrin và hoạt hóa các yếu tố để ổn định sợi huyết. Khi thrombin được hình thành, quá trình điều hòa ngược dương tính cũng xảy ra để tạo ra nhiều thrombin hơn nữa, giúp quá trình đông máu được tiếp diễn đến khi xảy ra cơ chế ngăn chặn.

Khi thrombin được hình thành sẽ thủy phân fibrinogen để tạo ra fibrin đơn phân, các fibrin đơn phân lại trùng hợp với nhau để tạo thành sợi fibrin để dẫn đến việc hình thành mạng lưới cục máu đông. Mạng lưới cục máu đông là một khối gel hóa bền vững giam giữ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Cục máu đông được hình thành có tác dụng ngăn cản tình trạng chảy máu, giúp cầm máu. Tuy nhiên, sau đó nó co lại dưới tác động của tiểu cầu, đồng thời nó sản xuất ra huyết thanh. Khác với huyết tương, huyết thanh không chứa các yếu tố làm đông máu. Cục máu đông co lại giúp vết thương được lấp kín một cách chặt chẽ hơn và làm ổn định máu chảy.

2.4 Tan máu đông

Sau khi cục máu đông lấp kín vùng mạch máu bị tổn thương, nó sẽ bị sẹo hóa, sau đó tan ra để lòng mạch được thông thoáng, mạch máu tiếp tục tuần hoàn để đảm bảo việc nuôi dưỡng các tổ chức bên dưới vùng bị tổn thương.

Bệnh ưa chảy máu - Hemophilia là một trong những rối loạn đông máu thường gặp

Rối loạn đông, cầm máu là một vấn đề sức khỏe phức tạp và gây ra nhiều nguy hiểm. Dưới đây là một số rối loạn đông, cầm máu thường gặp:

  • Thiếu hụt vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan. Do đó, nếu thiếu hụt vitamin K sẽ gây ra tình trạng xuất huyết.
  • Bệnh ưa chảy máu - Hemophilia: Đây là căn bệnh di truyền qua nhiễm sắc thể do thiếu các yếu tố đông máu, thường phát hiện sau khi bị chấn thương.
  • Bệnh giảm tiểu cầu nguyên phát: Triệu chứng của bệnh là xuất hiện nhiều nốt đỏ, xuất huyết trên khắp cơ thể.
  • Huyết khối: Khi bị xơ vữa mạch máu, máu chảy chậm, bị chấn thương, hoặc nhiễm trùng, huyết khối sẽ gây thuyên tắc lòng mạch.
  • Đông máu trong lòng mạch: Không thể duy trì cầm máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu.

Sinh lý cầm máu trong cơ thể rất quan trọng, giúp ngăn chặn việc chảy máu và làm lành vùng mạch máu bị tổn thương.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Đông máu là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu nhiều khi bị thương. Bác sĩ sẽ biết được nguy cơ bạn bị chảy máu nhiều hoặc các nguy cơ khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi xét nghiệm đông máu. Vậy đông máu là gì và khi nào cần làm xét nghiệm đông máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc trên.

Đông máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu, là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông.

Ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.

Máu được cầm bởi chỗ bị tổn thương được che phủ bởi cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.

Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Thực hiện xét nghiệm đông máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá được khả năng đông máu của cơ thể bạn như thế nào và quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu.

Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm đông máu trong một số trường hợp dưới đây:

  • Bạn bị chảy máu không cầm được hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm bất thường;
  • Xét nghiệm để kiểm tra xem liều lượng Warfarin bạn dùng đã phù hợp hay chưa;
  • Quá trình đông máu không thể thiếu sự tham gia của vitamin K, vì thế thực hiện xét nghiệm đông máu để kiểm tra bạn có bị thiếu vitamin K hay không;
  • Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm đông máu, liệu bạn có đủ tiêu chuẩn để thực hiện phẫu thuật hay không;
  • Gan là nơi tạo ra các yếu tố đông máu , chính vì vậy để kiểm tra hoạt động của gan cần thực hiện xét nghiệm đông máu;
  • Kiểm tra cơ thể có tạo ra quá nhiều máu đông hay không;
  • Chẩn đoán chính xác các tình trạng rối loạn đông máu, mức độ rối loạn đông máu cũng như tiến triển rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải giúp bác sĩ xác định được hướng điều trị chính xác cho từng đối tượng;
  • Xét nghiệm cũng được chỉ định cho những đối tượng không dùng thuốc chống đông nhưng vẫn xuất hiện một số dấu hiệu của rối loạn chảy máu như chảy máu cam, trong phân hoặc nước tiểu có máu, chảy máu nướu răng, chảy máu trong khớp, thị lực suy giảm...
  • Xét nghiệm đông máu đóng vai trò rất quan trọng trong các chẩn đoán bất thường về đông máu. Nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện hay triệu chứng bằng mắt thường thì không thể có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng điều trị bệnh cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân.

Xét nghiệm đông máu đống vai trò rất quan trọng

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu:

  • Một số loại protein nhạy cảm với nhiệt độ, nồng độ các mẫu xét nghiệm sẽ giảm nếu giữ ở nhiệt độ phòng;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có sử dụng thuốc tránh thai khiến cho nồng độ các yếu tố đông máu tăng, đặc biệt là yếu tố chống hemophilia A [VIII] và yếu tố chống hemophilia B [IX];
  • Khi bị căng thẳng hoặc bị viêm nhiễm, các yếu tố đông máu có thể sẽ tăng dẫn tới kết quả xét nghiệm bị sai lệch.

Để theo dõi và chẩn đoán chính xác tình trạng đông máu cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu. Đồng thời kết quả xét nghiệm đông máu giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, chính xác cho từng bệnh nhân cũng như tình trạng bất thường trong quá trình đông máu mà bạn có thể gặp phải, điều này không thể đưa ra phán đoán bằng các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề