Sự khác nhau giữa kháng sinh và kháng viêm

Phân biệt thuốc kháng sinh và kháng viêm giống - khác nhau thế nào?

Thứ Bảy ngày 11/07/2020

  • Cách phối hợp 2 kháng sinh hiệu quả, an toàn
  • Báo động tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam
  • Khi nào cần dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ?

Thuốc kháng sinh và kháng viêm được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh viêm nhiễm. Nhưng làm sao để phân biệt thuốc kháng sinh và kháng viêm, khi nào thì nên sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh và kháng viêm khá phổ biến. Không ai trong chúng ta lại không từng gặp phải các triệu chứng thông thường như sổ mũi, hắt hơi, đau rát cổ họng [biểu hiện cho các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn tai mũi họng]. trong trường hợp này thì kháng sinh và kháng viêm là hai loại thuốc thường được sử dụng. Tuy nhiên, nếu cứ gặp triệu chứng như trên là phải uống thuốc kháng sinh hay kháng viêm thì có thể dẫn đến kháng kháng sinh và lạm dụng kháng viêm. Vậy làm sao để phân biệt khi nào nên dùng thuốc kháng sinh và khi nào nên dùng thuốc kháng viêm?

Phân biệt thuốc kháng sinh và kháng viêm trong điều trị bệnh.

Cách sử dụng kháng sinh và kháng viêm hợp lý

Làm thế nào để có thể sử dụng kháng sinh và kháng viêm một cách hợp lý nhằm phòng ngừa tình trạng đề kháng kháng sinh và lạm dụng kháng viêm?

Sổ mũi, hắt hơi, đau rát cổ họng là triệu chứng ai cũng phải trải qua trong đời. Các triệu chứng trên có thể gợi ý bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn tai mũi họng. Để điều trị các tình trạng này, kháng sinh và kháng viêm là hai loại thuốc thường được sử dụng. Tuy nhiên, không phải cứ gặp các triệu chứng trên là phải uống thuốc kháng sinh hay kháng viêm vì đa số các trường hợp bệnh lý trên là do virus, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn và kháng viêm chỉ giúp làm giảm triệu chứng tức thời.

Ngày nay, khi mắc các bệnh lý tai mũi họng thông thường… nhiều người thường ra nhà thuốc và tự ý mua kháng sinh, kháng viêm điều trị trong khoảng 2-3 ngày. Thế nhưng, việc uống kháng sinh, kháng viêm chỉ 2 – 3 ngày không thể giúp bạn khỏi bệnh, mà còn có thể khiến bệnh kéo dài hoặc tái phát dai dẳng. Tình trạng lạm dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh hoặc mắc phải các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm. Vì sức khỏe của chính mình hãy đến thăm khám bác sĩ và tư vấn với dược sĩ để hiểu và sử dụng kháng sinh, kháng viêm một cách hợp lý.

Dùng thuốc kháng sinh sao cho đúng?

Việt Nam hiện có tỷ lệ kháng kháng sinh thuộc hàng cao nhất châu Á, với nhiễm trùng đa kháng thuốc gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm. Điều này là do nhiều người chưa có ý thức về việc sử dụng kháng sinh đúng cách.

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1936. Trước khi thuốc kháng sinh ra đời, có 30% số ca tử vong là do nhiễm khuẩn. Nhờ thuốc kháng sinh, nhiều bệnh nhiễm trùng gây ra những ca tử vong trước đây có thể chữa được. Ngày nay, thuốc kháng sinh vẫn là loại thuốc mạnh mẽ, cứu sống được nhiều người bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Dùng kháng sinh mất bao lâu mới khỏi bệnh?

Thuốc kháng sinh bắt đầu hoạt động ngay sau khi bạn bắt đầu dùng chúng. Tuy nhiên, bạn có thể không cảm thấy khỏe hơn ngay trong 2 – 3 ngày đầu. Khó xác định được dùng kháng sinh trong bao lâu mới có thể hết bệnh vì điều đó tùy thuộc vào loại bệnh lý nhiễm khuẩn mà bạn đang điều trị.

Đa số các loại kháng sinh nên được dùng trong 7 – 14 ngày, với một số kháng sinh thế hệ mới có thể rút ngắn thời gian xuống còn 3-5 ngày cho các nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn.



Lưu ý khi dùng kháng sinh

Dù bạn cảm thấy sức khỏe tốt hơn sau vài ngày dùng thuốc, nhưng bạn vẫn nên tiếp tục uống toàn bộ số thuốc đã được kê, không nên tự ý ngưng thuốc. Việc tự ý dừng kháng sinh sớm có thể khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, điều bạn cần làm khi sử dụng kháng sinh là tuân thủ uống đúng và đủ liều lượng mà bác sĩ đã kê toa.

Không chỉ tự chẩn bệnh cho bản thân, tâm lý khuyên người khác dùng kháng sinh cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Hành động này không chỉ “hại mình mà hại luôn cả người”. Việc lạm dụng, tuỳ tiện dùng kháng sinh còn có thể khiến bệnh nhân bị tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…, dị ứng, thậm chí độc tính trên gan, thận, xương khớp, máu… Thói quen dùng kháng sinh này còn khiến tình trạng “lờn thuốc” [đề kháng kháng sinh] ở mức cao tại Việt Nam trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc kháng viêm là gì, có tác dụng như thế nào?

Viêm là phản ứng miễn dịch của cơ thể, nhằm tiêu diệt các tác nhân được cơ thể xem là “ngoại lai”, có thể gây nguy hại. Do đó, bạn có thể thấy viêm xuất hiện trong hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay dị ứng. Đây là một phản ứng có lợi, tuy nhiên, khi viêm kéo dài hoặc diễn ra một cách rầm rộ với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng này của bệnh nhân. Vì vậy, thuốc kháng viêm thường được chỉ định để kiểm soát và rút ngắn thời gian của quá trình viêm. Thuốc kháng viêm được chia làm 3 nhóm chính, nhóm thuốc kháng viêm dạng men [enzyme], thuốc kháng viêm non-steroid [NSAID] và nhóm kháng viêm corticoid. Trong đó, nhóm thuốc kháng viêm corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh nhất và được sử dụng khá phổ biến tại nhà thuốc cho các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen-phế quản, thuyên tắc phổi mãn tính hay các trường hợp dị ứng với thức ăn và mỹ phẩm.

Thuốc kháng viêm có thể gây nguy hại gì nếu không dùng đúng?

Các corticoid được “mô phỏng” theo cortisol, là một chất tự nhiên trong cơ thể, với các vai trò sinh lý quan trọng và tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch. Sử dụng corticoid không đúng cách có thể làm rối loạn các quá trình sinh lý được điều hòa bởi cortisol và gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng như gây loãng xương, loét dạ dày, suy tuyến thượng thận, rối loạn điện giải, rối loạn phân bố mỡ cũng như tăng nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch. Corticoid được xem là ví dụ điển hình về con dao 2 lưỡi nếu sử dung không đúng. Các tác dụng phụ của corticoid thường do dùng kéo dài hoặc ngừng điều trị đột ngột.

Điều bạn cần làm là gì?

Đọc kỹ trên bao bì và tờ hướng dẫn để dùng đúng liều lượng. Khi nghi ngờ, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin và dùng đúng cách hơn. Trao đổi với nhân viên y tế về các biện pháp giảm thiểu nguy cơ như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, luyện tập và chăm sóc sức khỏe.Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc và báo ngay cho nhân viên y tế để có những hướng dẫn phù hợp.

[Theo báo SGGP]

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: [8428] 6280 3333 [Máy nhánh 0] để gặp tổng đài viên.

Website:www.cih.com.vn.

Facebook://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

1. Thuốc kháng sinh chống viêm tiêu sưng là gì?

1.1. Thuốc kháng sinh

Trước tiên, kháng sinh là thuốc được chỉ định để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong các bệnh lý nhiễm trùng. Sự nhiễm trùng có thể khu trú ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nguyên nhân gây viêm là do các ổ nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát bằng cách dùng kháng sinh thích hợp và hiệu quả, vi khuẩn có thể làm tình trạng nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn [từ khu trú lan ra toàn thân]. Tức tình trạng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng

Từ đó cho thấy, VIÊM và SƯNG là triệu chứng điển hình khi nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn [nguyên nhân] sẽ mất đi những triệu chứng này

Nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng cách hay lạm dụng sẽ dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh

1.2. Thuốc kháng viêm

Với thuốc kháng viêm có tác dụng chống phản ứng viêm, hỗ trợ giảm đau và hạ sốt.

Quảng cáo

Lưu ý, tình trạng viêm không phải luôn luôn xảy ra trong các bệnh lý nhiễm trùng.

Tuy nhiên, với bất kỳ bệnh cảnh nhiễm trùng nào, khi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, phản ứng viêm luôn luôn xảy ra.

Một số triệu chứng thường gặp là sưng, nóng, đỏ và đau cơ quan bị viêm nhiễm với các mức độ khác nhau.

Chính vì thế, cùng với kháng sinh, kháng viêm cũng thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, thay vì điều trị được nguyên nhân như kháng sinh, kháng viêm sẽ tập trung điều trị và cải thiện triệu chứng [sưng, viêm]

Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm

  • Chỉ dùng thuốc kháng viêm khi hiện tượng viêm xảy ra quá mức, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Cần giảm liều hay ngưng thuốc hoàn toàn khi tình trạng viêm đã cải thiện.
  • Lưu ý, khi sử dụng lâu dài, thuốc kháng viêm có thể làm hỏng màng nhầy của đường tiêu hóa và gây chảy máu đường ruột.
  • Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ đúng về liều lượng và số lần dùng thuốc trong ngày.
  • Không những vậy, người bệnh chỉ nên dùng một loại thuốc kháng viêm với liều tiêu chuẩn trong một đợt bệnh. Điều này là do nếu sử dụng cùng lúc hai hay nhiều loại thuốc giảm đau chống viêm khác nhau sẽ không giúp giảm đau được cải thiện hơn mà có thể tăng tác dụng phụ
  • Cần thông tin cho bác sĩ biết các bệnh đã, đang mắc cũng những loại thuốc đã, đang dùng.

Lựa chọn và sử dụng kháng sinh

Chỉ nên sử dụng kháng sinh nếu có bằng chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm cho thấy nhiễm khuẩn. Sử dụng cho bệnh virus hoặc sốt không phân biệt là không phù hợp trong hầu hết các trường hợp; nó gây ra tác dụng phụ của thuốc mà không mang lại lợi ích gì và góp phần làm vi khuẩn kháng thuốc.

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn [ví dụ, áp xe, nhiễm trùng với người nước ngoài] cần can thiệp phẫu thuật và không đáp ứng với kháng sinh một mình.

Phổ kháng khuẩn

Cấy máu và kháng sinh đồ rất quan trọng trong việc lực chọn thuốc cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng Tuy nhiên, điều trị thường phải bắt đầu trước khi có kết quả nuôi cấy, cần phải lựa chọn theo các mầm bệnh có khả năng xảy ra nhất [lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm].

Cho dù được lựa chọn theo kết quả nuôi cấy hay không, những loại thuốc có phổ kháng khuẩn hẹp nhất có thể kiểm soát được nhiễm trùng nên được sử dụng. Để điều trị theo kinh nghiệm các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng có thể liên quan đến bất kỳ một trong số các mầm bệnh [ví dụ như sốt ở bệnh nhân giảm bạch cầu] hoặc có thể là do nhiều mầm bệnh [ví dụ đa nhiễm trùng vi khuẩn kị khí] cần phải có một kháng sinh phổ rộng. Các mầm bệnh có khả năng xảy ra nhiều nhất và tính nhạy cảm với kháng sinh thay đổi tùy theo vị trí địa lý [trong các thành phố hoặc ngay cả trong bệnh viện] và có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác.

Đối với những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, phối hợp kháng sinh thường cần thiết vì có thể có nhiều loài vi khuẩn hoặc do tác dụng hiệp đồng chống lại một loại vi khuẩn đơn lẻ. Tính hiệp đồng thường được định nghĩa là một hành động diệt khuẩn nhanh hơn và đầy đủ hơn từ sự kết hợp của kháng sinh hơn là chỉ xảy ra với một trong hai loại kháng sinh. Một ví dụ phổ biến là một kháng sinh có hoạt tính lên thành tế bào [ví dụ, một βlactam, vancomycin] cộng với một aminoglycosid.

Tính hiệu quả

Trong lâm sàng hiệu quả kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm

  • Dược lý học [ví dụ, hấp thu, phân bố, nồng độ trong nước và mô, liên kết protein, tỷ lệ chuyển hóa hoặc bài tiết]

  • Dược động học [tức là thời gian các tác dụng kháng khuẩn gây ra bởi nồng độ thuốc trong máu và tại chỗ nhiễm trùng]

  • Tương tác thuốc hoặc chất ức chế

  • Cơ chế phòng thủ của cơ thể

Kháng sinh diệt vi khuẩn. Thuốc kháng vi khuẩn sẽ làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của vi khuẩn trong ống nghiệm. Những định nghĩa này không tuyệt đối; thuốc diệt khuẩn có thể giết chết một số loài vi khuẩn nhạy cảm, và các loại thuốc diệt khuẩn chỉ có thể ức chế sự phát triển của một số loài vi khuẩn nhạy cảm. Các kháng sinh diệt khuẩn có thể được cân nhắc hơn cho những bệnh nhân có nhiễm trùng làm suy yếu hệ miễn dịch tại cơ quan đó [ví dụ, viêm màng não, viêm nội tâm mạc] hoặc những người bị suy giảm miễn dịch [ví dụ như giảm bạch cầu trung tính]. Các phương pháp định lượng chính xác hơn xác định nồng độ in vitro tối thiểu mà kháng sinh có thể ức chế sự tăng trưởng [nồng độ ức chế tối thiểu, hay MIC] hoặc giết chết vi khuẩn [nồng độ diệt khuẩn tối thiểu hay MBC]. Thuốc kháng sinh có hoạt tính diệt khuẩn rất quan trọng nếu cơ chế bảo vệ cơ thể bị khiếm khuyết ở cơ quan nhiễm trùng [ví dụ như trong viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc] hoặc có hệ thống [ví dụ ở những bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính hoặc suy giảm miễn dịch theo cách khác].

Các yếu tố quyết định chủ yếu của đáp ứng vi khuẩn đối với kháng sinh là

  • Thời gian mà lượng kháng sinh trong máu vượt quá MIC [thời gian phụ thuộc]

  • Nồng độ đỉnh trong máu liên quan đến MIC [nồng độ phụ thuộc]

β-Lactam và vancomycin có hoạt tính diệt khuẩn theo thời gian. Tăng nồng độ của chúng trên MIC không làm tăng hoạt tính diệt khuẩn, và việc giết chết cơ thể của chúng nói chung chậm. Ngoài ra, vì không có hoặc rất ngắn ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau khi nồng độ giảm xuống dưới MIC [tác dụng hậu kháng sinh, hay PAE], β-lactam thường có hiệu quả nhất khi nồng độ thuốc trong huyết thanh [thuốc không liên quan đến protein huyết thanh] cao hơn MIC 50% thời gian. Bởi vì ceftriaxone có thời gian bán thải huyết thanh dài, nồng độ tự do tự miễn dịch vượt quá MIC của các mầm bệnh rất dễ bị nhiễm bệnh trong suốt khoảng thời gian dùng 24 giờ. Tuy nhiên, đối với βlactam có thời gian bán hủy huyết thanh 2 giờ, cần phải dùng liều thường xuyên hoặc tiêm truyền liên tục. Đối với vancomycin, nồng độ đáy được duy trì ít nhất là từ 15 đến 20 μg / mL.

Aminoglycosides, fluoroquinolones và daptomycin có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ. Tăng nồng độ của chúng từ các mức hơi cao hơn MIC đến các mức cao hơn MIC làm tăng tỷ lệ hoạt động diệt khuẩn và làm giảm tải lượng vi khuẩn. Ngoài ra, nếu nồng độ vượt quá MIC thậm chí một thời gian ngắn, aminoglycosides và fluoroquinolones có PAE trên vi khuẩn còn lại; thời gian PAE cũng phụ thuộc vào nồng độ. Nếu PAE dài, mức độ thuốc có thể thấp hơn MIC trong thời gian dài mà không làm giảm hiệu quả, cho phép dùng ít thường xuyên hơn. Do đó, aminoglycosides và fluoroquinolones thường có hiệu quả nhất như boluses không liên tục mà đạt đến mức độ huyết thanh miễn phí cao điểm 10 lần MIC của vi khuẩn; thông thường, mức đáy không quan trọng.

Đường dùng

Đối với nhiều loại thuốc kháng sinh, dùng đường uống sẽ dẫn đến lượng thuốc điều trị gần như nhanh như dùng đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch được ưu tiên trong những trường hợp sau:

  • Thuốc kháng sinh đường uống không thể dung nạp được [ví dụ, do nôn mửa].

  • Thuốc kháng sinh đường uống không thể hấp thụ được [ví dụ, do sự hấp thu kém ở hậu môn sau khi phẫu thuật].

  • Nhu động ruột bị suy giảm [ví dụ, do sử dụng opioid].

  • Không có dạng bào chế đường uống [ví dụ, đối với aminoglycosides].

  • Bệnh nhân đang bị bệnh nặng, có thể làm giảm lưu thông đường tiêu hóa hoặc thậm chí làm chậm sự chậm trễ ngắn hạn với việc uống thuốc gây hại.

Đối tượng đặc biệt

Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh cho những đối tượng sau

  • Trẻ sơ sinh

  • Người già

  • Bệnh nhân suy thận [xem Bảng: Liều thông thường của thuốc kháng sinh thường dùng Liều thông thường của thuốc kháng sinh thường dùng Thuốc kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi khuẩn hoặc nấm mốc hoặc được tổng hợp. Về mặt kỹ thuật, "kháng sinh" chỉ đề cập đến các thuốc kháng sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn hoặc nấm mốc nhưng thường... đọc thêm ]

  • Bệnh nhân suy gan [thường là cefoperazone, chloramphenicol, metronidazole, rifabutin, và rifampin]

Mang thai và cho con bú ảnh hưởng đến việc lựa chọn kháng sinh. Penicillin, cephalosporin, và erythromycin là những kháng sinh an toàn nhất trong thai kỳ; tetracyclines là chống chỉ định. Hầu hết các kháng sinh đều đạt được nồng độ đủ trong sữa mẹ để ảnh hưởng đến em bé bú sữa mẹ, đôi khi chống chỉ định của chúng đối với những phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ.

Thời lượng

Kháng sinh nên được tiếp tục cho đến khi các bằng chứng khách quan về nhiễm trùng hệ thống [ví dụ: sốt, triệu chứng, các kết quả xét nghiệm bất thường] hết trong nhiều ngày. Đối với một số trường hợp nhiễm trùng [ví dụ viêm nội tâm mạc, lao, viêm tủy xương], kháng sinh vẫn tiếp tục trong vài tuần hoặc vài tháng để tránh tái phát.

Biến chứng

Các biến chứng của điều trị kháng sinh bao gồm nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn kém nhạy hoặc nhiếm nấm và các tác dụng phụ lên da, thận, huyết động và đường tiêu hoá

Các tác dụng bất lợi thường đòi hỏi phải ngừng thuốc gây ra và thay thế một kháng sinh khác mà vi khuẩn có thể bị nhiễm; đôi khi, không có sự lựa chọn thay thế nào.

Kháng sinh, trụ sinh và kháng viêm là gì?

20/12/2016

Nhiều độc giả viết thư hỏi thầy lang tôi cách phân biệt kháng sinh, trụ sinh và kháng viêm. Kháng sinh theo ngữ nguyên antibiotic bao gồm hai từ anti nghĩa là kháng và bio nghĩa là vi sinh vật. Đây là các hợp chất có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn. Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là Penicillin do nhà khoa học Alexander Fleming tìm ra một cách tình cờ khi đang nghiên cứu sự phát triển của loài nấm men Penicillinum. Sau này người ta càng ngày càng tìm ra nhiều loại kháng sinh mới có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn và phổ diệt khuẩn rộng hơn. Trụ sinh là danh từ có ý nghĩa tương tự như kháng sinh nhưng thường dùng trước năm 1975 ở miền Nam, ngày nay ít người còn sử dụng. Dựa theo tác dụng, người ta chia ra hai loại kháng sinh, đó là kháng khuẩn và trụ khuẩn hay kềm khuẩn. Kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn khi tiêu diệt vi khuẩn tận gốc, còn kháng sinh kềm khuẩn chỉ hạn chế khả năng phát triển và sinh sản của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ có ý nghĩa tương đối vì người ta nhận thấy ở liều cao, các kháng sinh kềm khuẩn cũng có tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chẳng hạn như nhóm kháng sinh Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương. Nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương, nhưng thế hệ III, IV lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm. Nhóm Aminosid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm, trong khi nhóm Macrolid lại có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Nên nhớ, khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn bắt màu hồng là gram âm, còn vi khuẩn bắt màu xanh là gram dương, và trên thực tế thì vi khuẩn gram âm độc hại hơn. Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Các vi khuẩn lờn với hầu hết các loại kháng sinh, ngay cả các kháng sinh thế hệ mới. Nguyên nhân là do tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, đánh kháng sinh bao vây. Nhiều dòng vi khuẩn đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh đời mới, nói nôm na là “hết thuốc chữa”. Hai con vi khuẩn nổi tiếng hiện nay là vi khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây bệnh viêm phổi bệnh viện và vi khuẩn cơ hội Clostridium difficile gây bệnh tiêu chảy kéo dài.

Kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng từ nhẹ là nổi mề đay và ngứa ngáy đến nặng là sốc phản vệ gây tử vong. Kháng sinh cũng gây độc cho gan, thận, máu và thần kinh. Đặc biệt kháng sinh hay gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy mất nước nghiêm trọng và thiếu vitamin.

Hiện tượng viêm là gì? Viêm là một phản ứng của cơ thể đối với vật lạ, đó có thể là vi khuẩn hay siêu vi, đó có thể là một khối u mới nổi lên, đó cũng có thể là một chấn thương hay vết thương ngoài da. Phản ứng viêm thể hiện qua dấu hiệu sung, nóng, đỏ và đau do bạch cầu kéo đến và tiết ra chất prostaglandin. Thuốc kháng viêm là chất ức chế prostaglandin nên ức chế hiện tượng viêm. Có hai loại thuốc kháng viêm chính: đó là thuốc kháng viêm không có steroid NSAID và thuốc kháng viêm steroid. Loại NSAID có tác dụng giảm đau hạ sốt nhưng có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày. Các thuốc kháng viêm steroid thường gọi nôm na thuốc “hạt dưa” hay “đề-xa”. Đây là loại thuốc có tác dụng rất mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, suy thận, mục xương và suy giảm miễn dịch.

BsĐào Ty Tách
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 432

Ý Kiến bạn đọc

Hủy trả lời

Họ tên:
Email:
Nội dung

Mã xác nhận

Video liên quan

Chủ Đề