Sự khác nhau giữa truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản trong chế định thừa kế

Truất quyền thừa kế không phải là một thuật ngữ pháp lý mà nó chỉ được đề cập đến tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế…

Qua đó có thể hiểu, truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi vào di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc.

Đồng nghĩa với đó là người bị truất quyền thừa kế là người không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Ngoài ra, việc truất quyền thừa kế một ai đó cũng liên quan đến việc chia di sản thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định:

Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Có thể hiểu, nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai [do bị truất quyền thừa kế, đã chết, từ chối hoặc không được quyền nhận di sản] thì người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng. Tương tự với các hàng thừa kế sau.

Như vậy, chỉ có một trường hợp duy nhất bị truất quyền thừa kế là do ý chí của người để lại di chúc. Đây là một trong những quyền của người để lại di sản thừa kế.

Đồng thời, trong trường hợp thừa kế được chia theo pháp luật, một số trường hợpkhông được hưởng di sản nêu tại Điều 621 Bộ luật Dân sự, gồm:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng;

- Lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa việc không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật và bị truất quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc là:

- Không được hưởng di sản: Nếu người để lại di sản biết về những hành vi của người thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng;

- Người bị truất quyền hưởng di sản: Người viết di chúc không để lại di sản cho người thừa kế và người này chỉ được hưởng nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Do đó, truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc và không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Một người bị truất quyền thừa kế trong trường hợp nào? [Ảnh minh họa]
 

Bị truất quyền vẫn được hưởng thừa kế?

Mặc dù truất quyền thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng yếu thế, Điều 644 Bộ luật Dân sự có liệt kê 06 nhóm đối tượng dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế:

- Con chưa thành niên;

- Cha;

- Mẹ;

- Vợ;

- Chồng;

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất

Lưu ý: Các đối tượng này không bao gồm người từ chối nhận di sản hoặc người không có quyền hưởng di sản.

Nói tóm lại, theo quy định hiện hành, chỉ có một trường hợp bị truất quyền thừa kế là theo ý chí của người để lại di chúc. Đặc biệt, người thừa kế cần phân biệt rõ người bị truất quyền thừa kế và người không được hưởng di sản thừa kế để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Thủ tục lập di chúc đơn giản, nhanh gọn và đúng chuẩn

Nguyễn Hương

1. Ai không được quyền hưởng di sản?

Theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015:

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a] Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b] Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c] Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d] Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Pháp luật luôn luôn tôn trọng và bảo vệ quyền hưởng di sản của người thừa kế. Nhưng, những người theo quy định trên có những hành vi bất xứng vi phạm nghĩa vụ của mình, trái với đạo đức xã hội hoặc có những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản; xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng... Nhằm đảm bảo giá trị gia đình, đảm bảo truyền thống, đạo đức xã hội cũng như trật tự và công bằng xã hội thì Điều 621 Bộ luật dân sự quy định phạm vi những người không được quyền hưởng di sản do có những hành vi bất xứng.

2. Phân tích các trường hợp không được quyền hưởng di sản

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Người thừa kế có hành vi cố ý giết người để lại di sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị Toà án “tước” quyền thừa kế khi người đó có lỗi cố ý và đã bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản. Bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản khi người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng với người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người đó lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người đó để lại.

- Người bị kết án về hành vi cố ý giết người thừa kế khác nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng. Người có hành vi giết người trong trường hợp này bị “tước” quyền hưởng di sản thừa kế khi:

+ Hành vi giết người là hành vi cố ý: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

+ Mục đích giết người để nhằm chiếm đoạt di sản thừa kế của người khác.

+ Đã có bản án kết án về hành vi cố ý giết người của người đó.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Người có các hành vi trên đây nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản là những hành vi trái pháp luật cản trở quyền định đoạt của chủ sở hữu thông qua việc để lại di sản thừa kế. Thực hiện các hành vi này là vi phạm ý chí tự do, tự nguyện, vi phạm quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì thế, người này bị Toà án “tước quyền” hưởng di sản thừa kế.

3. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản có được hưởng di sản theo di chúc không?

Những người thừa kế rơi vào các trường hợp nêu tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì không coi là người thừa kế. Vì thế, họ không có quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, để tôn trọng quyền tự định đoạt của người có di sản, khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Những người trong các trường hợp trên đây vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.

==> Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản vẫn có thể hưởng di sản nếu người để lại di sản biết về hành vi của họ nhưng vẫn để lại di chúc cho họ thừa kế.

Người không được quyền hưởng di sản là người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản, người thừa kế thế vị, người được hưởng di tặng, người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 nhưng lại không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật hoặc là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản nhưng đã bị người này truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật. Vì thế, khoản 1 Điều 621 dự liệu chưa đầy đủ các trường hợp không được quyền hưởng di sản. Cụ thể: “Người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản không được quyền hưởng di sản nếu đã bị người đó truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật”

4. Vợ chết cùng thời điểm với chồng thì vợ có được hưởng di sản thừa kế của chồng không?

Theo quy định của Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì thế, người thừa kế mà chết trước, chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì sẽ không còn là người thừa kế nữa. Trường hợp người thừa kế của nhau chết cùng thời điểm, do tại thời điểm đó cùng mở thừa kế của hai người nên không xác định được tư cách chủ thể về mặt pháp lý cũng như sự hiện diện về mặt vật chất của họ trên thực tế [chấm dứt tư cách chủ thể] của những người này. Vì thế, Bộ luật dân sự 2015 quy định nếu những người này chết cùng thời điểm thì tài sản mà họ để lại được chia cho những người thừa kế của người đó, còn bản thân họ không được hưởng di sản của nhau.

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước [sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm] thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Những người có quyền thừa kế của nhau là những người theo quy định của pháp luật họ có quan hệ thừa kế với nhau. Có nghĩa là khi người này chết trước người kia là người có quyền thừa kế của người này và ngược lại người kia chết thì người này có quyền thừa kế của người kia [hưởng thừa kế hai chiều]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự thì các quan hệ thừa kế hai chiều bao gồm: Vợ với chồng; Bố, mẹ với các con [cha mẹ đẻ với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi]; Ông, bà, nội ngoại với các cháu; Anh, chị ruột với các em; Các cụ nội ngoại với các chắt; Cô, dì, chú, bác, cậu ruột với các cháu.

Những người thừa kế theo các cặp quan hệ thừa kế trên đây chết cùng thời điểm [có cùng thời điểm chết], như chết cùng tai nạn giao thông hoặc thiên tai do bão tố, động đất, lũ lụt, núi lửa... Hoặc có thể không hoàn toàn trùng thời điểm chết nhưng không có cơ sở hoặc không thể xác định ai chết trước, ai chết sau thì cũng được coi là chết cùng một thời điểm. Thực tế này đang đặt ra và cần có sự điều chỉnh của pháp luật.

Ví dụ: A và B là hai cha con chết trong cùng một thiên tai [bão lụt chẳng hạn]. Khi đó, A có bà vợ là N, ngoài B, A còn hai người con là Q và T. Anh B đã có vợ là chị E.

Trong trường hợp này:

+ Di sản của A sẽ chia cho bà N [vợ ông], Q và T. Anh B không được hưởng di sản của ông A vì chết cùng thời điểm.

+ Di sản của anh B chia cho bà N [mẹ anh] và chị E [vợ anh], ông A không được hưởng di sản của anh B vì chết cùng thời điểm.

Đặt trường hợp anh B và chị E có con là F thì F sẽ được hưởng thừa kế thế vị [hưởng phần của anh B nếu anh B còn sống] theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự.

Quyền thừa kế của mỗi các nhân luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Mỗi cá nhân có quyền để lại di sản của mình cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc hoặc được chia theo pháp luật đồng thời chính cá nhân đó cũng có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của những người khác. Kể từ thời điểm người có tài sản chết, tài sản đó sẽ là di sản để chia thừa kế cho những chủ thể được người chết chỉ định được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự về thừa kế, đó là cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Do đó, đối với trường hợp người thừa kế là cá nhân, thì người đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Chính nguyên tắc này đã loại trừ những người có quyền thừa kế di sản của nhau nhưng đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước người nào chết sau thì họ không được quyền thừa kế di sản của nhau. Đồng thời quy định tại Điều 619 nêu trên cũng bị loại trừ trong trường hợp thừa kế theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015. Cụ thể, Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ:

"Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, điều luật đã áp dụng trường hợp hưởng thừa kế khi cha hoặc mẹ chết cùng thời điểm với ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại hoặc với cụ nội, cụ ngoại thì người cháu hoặc chắt trong trường hợp này sẽ được thay cha, mẹ mình nhận thừa kế di sản.

Ví dụ: Ông A sinh được hai người con là B và c. B sinh được N và M. Năm 2011, B bị tai nạn chết. Năm 2015, ông A chết. Di sản của ông A là 200 triệu đồng. Phần thừa kế của B và c là như nhau mỗi người được hưởng di sản của ông A là 100 triệu đồng. Do B chết trước ông A nên con của B là N và M được hưởng phần di sản là lẽ ra B được hưởng [nếu B còn sống] của ông A tức là N và M được hưởng mỗi người 50 triệu đồng.

5. Nếu không có người nhận thừa kế thì tài sản thuộc về ai?

Theo Điều 266 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Thứ nhất, người để lại di sản không lập di chúc để định đoạt tài sản cho những người thừa kế, đồng thời không có người nằm trong diện thừa kế theo quy định của pháp luật thì Nhà nước được xác lập sở hữu đối với phần di sản thừa kế trong trường hợp này.

Thứ hai, người để lại di sản có lập di chúc cho người còn sống hưởng di sản nhưng người thừa kế theo di chúc chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc mà người này không có người thừa kế thế vị hoặc người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, không có quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự đồng thời không có người thừa kế ở cả ba hàng thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước [Nhà nước được xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản này].

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề