Sự thành lập và xây dựng đất nước của nhà lý

Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào? Ra đời trong hoàn cảnh ra sao? Đây là những kiến thức trọng tâm về lịch sử nước ta mà các em học sinh cần nắm rõ. Để tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của thời kỳ nhà Lý chúng các bạn không nên bỏ qua bài viết sau của  DINHNGHIA.VN nhé!

Sự thành lập của triều đại nhà Lý

Hoàn cảnh ra đời

  • Vào năm 1009 khi Lê Long Đĩnh qua đời, các quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý cũng được thành lập.
  • Năm 1010, Nhà Lý đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về thành Đại La [đổi tên là Thăng Long]. 
  • Đến năm 1054 thì Lý Công Uẩn cho đổi tên nước thành Đại Việt.

Sự thành lập nhà Lý cụ thể như sau: 

Trong sổ sách có ghi chép, vào năm 1005, Lê Hoàn mất và Lê Long Đĩnh đã lên ngôi vua. Theo các bộ sử cổ Việt Nam cho rằng, vào tháng 10 năm 1009 thì vị vua Lê Long Đĩnh mất do các hoàng tử đều đang nhỏ không thể lên nắm quyền hành. Từ đó triều đại Tiền Lê chấm dứt.

Được sự ủng hộ của nhân dân, của các quan lại trong triều, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua. Từ đó triều đại nhà Lý được thành lập ngay từ năm 1009. Đến năm 1010 thì ông đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Đại La và lấy tên là Thăng Long. Đến năm 1054 nhà Lý đã đổi tên là nước Đại Việt.

Lý Công Uẩn là người thuộc châu Cổ Pháp tức là Từ Sơn, Bắc Ninh lúc bấy giờ. Ông là một người có học thức, có đức, có tài và sớm đã được triều thần nhà Lê quý trọng. Khi trưởng thành, ông có công sức lớn trong việc xây dựng triều Lê vững mạnh. Được quan lại tín nhiệm, khi nhà Tiền Lê chấm dứt thì Lý Công Uẩn được tín nhiệm lên ngôi vua một cách thuận lợi và mở ra thời kỳ phục hưng của đất nước.

Bộ máy nhà nước thời Lý

  • Trung ương: Đứng đầu nhà nước là Vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần, dưới là các quan văn, võ.
  • Địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Chính quyền bộ máy nhà nước của nhà lý được xây dựng theo chế độ chính quyền dân chủ. Khoảng cách giữa vua và dân không quá xa, vua luôn quan tâm đến đời sống của người dân và luôn xem trọng nhân dân là thành phần quan trọng để xây dựng chính quyền bền mạnh.

Theo đó bộ máy chính quyền đứng đầu là vua, ban đầu thì vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành. Sau đó vua đã giao bớt việc cho các đại thần trong triều, giữ quyền quyết định chung. Ngôi via sẽ được tuân theo chế độ cha truyền con nối.

Các chính sách xây dựng đất nước của triều đại nhà Lý

Về kinh tế

Thời kỳ nhà Lý thì chủ yếu nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, do đó triều đại này chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Áp dụng chính sách “ngự binh ư nông” có tác dụng tăng năng suất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Ruộng đất đã bao gồm cả ruộng tư và ruộng công. Ngoài ra thì kinh tế cũng đang chú trọng đến thương nghiệp và thủ công nghiệp, đang phát triển mạnh.

Luật pháp và quân đội

  • Về luật pháp:
    • Năm 1042 ban hành bộ bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta – bộ Hình thư.
    • Nội dung: bảo vệ Vua, cung điện, tài sản nhân dân, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm giết mổ trâu bò, xử phạt kẻ phạm tội.
  • Về quân đội:
    • Chia làm 2  bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
    • Các loại binh chủng: bộ , thủy , kị và tượng binh.
    • Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.

Chính sách đối nội và đối ngoại

  • Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
  • Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
  • Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

Tại sao lại dời đô về Thăng Long?

Sau khi lên ngôi vua nhà Lý đã dời đô về kinh đô Thăng Long bởi vì: Khi tình hình đất nước ở thế kỷ XI đã ổn định hơn thì lúc bấy giờ việc xây dựng đất nước phát triển ổn định là rất cần thiết. Họ xem xét đến những vị trí địa lý thì lúc này kinh đô Hoa Lư có địa hình xa và hẻo lánh hơn so với Đại La. Đại La [ kinh thành Thăng Long] là một khu vực trung tâm của đất nước, có quy mô lớn, là nơi hội tụ bốn phương trời.

Do đó triều đại nhà Lý đã dời kinh đô về Thăng Long, từ đó dưới thời Lý kinh đô này đã dần trở thành đô thị phồn thịnh bậc nhất. Có thể thấy kinh đô của nước Đại Việt lúc này được xem là kinh đô có quy mô và cường thịnh trong khu vực và có tầm ảnh hưởng lớn.

Việc nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước đã góp phần tạo ra một sự thay đổi lớn về các mặt, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đó còn là những tiến bộ về việc áp dụng những chính sách phát triển mới, tạo bước tiến cho đất nước được vững mạnh hơn. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nắm rõ được các kiến thức cơ bản về triều đại nhà Lý cũng như chủ đề nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

Xem thêm >>> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Diễn biến và Kết quả

Xem thêm >>> Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên – Lịch Sử 7

Please follow and like us:

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp [Tiên Sơn, Hà Bắc] không có cha, mẹ họ Phạm. Thời niên thiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo. Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Vân [vì thế ông mang họ Lý]. Sau đó ông lại là đệ tử của Sư Vạn Hạnh và ở hẳn trong chùa Lục Tổ [còn gọi là chùa Cổ Pháp].

Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành. Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ. Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết. Lý Công Uẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc. Lê Long Đĩnh lên ngôi, phong Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ.

Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo. Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăng danh tiếng như sư Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình đang chán ghét nhà Lê, họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua.

Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý. Nhà Lý truyền được tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế [không kể đời Lý Chiêu Hoàng].

Lý Thái Tổ với việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La [đổi tên là thành Thăng Long]:

Sau khi lên làm vua, Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp nên cho dời đô về Đại La [1010] và đổi tên Đại La thành Thăng Long [Hà Nội]. Thăng Long bấy giờ nằm vào vị trí trung tâm của đất nước, là nơi hội tụ của đường bộ, đường sông. Theo quan niệm của người xưa, Thăng Long có “được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước… Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời” [Chiếu dời đô].

READ:  Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành như thế nào ?

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý:

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước gồm :

Chính quyền TW: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ.

Chính quyền địa phương: cả nước được chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.

Đó là chính quyền quân chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.

2. Trình bày những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý:

Luật pháp:

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là bộ Luật Hình thư.

Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân; nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc.

Quân đội:

Quân đội thời Lý bao gồm có quân bộ và quân thủy. Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá. Trong quân còn chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương.

Quân đội nhà Lý được tổ chức có quy mô. Dưới đời Lý Thánh Tông, tổ chức quân đội được chia làm bốn lộ là tả, hữu, tiền, hậu. Tất cả gồm có 100 đội, mỗi đội có lính kị và lính bắn đá. Binh pháp nhà Lý rất nổi tiếng, nhà Tống bên Trung Hoa đã từng bắt chước, áp dụng binh pháp này cho quân đội của mình. Đến thời Lý Thần Tông có một ít thay đổi trong cơ chế quân đội. Quân lính được sáu tháng một lần đổi phiên nhau về làm ruộng. Nhờ thế, nhân lực cho nền nông nghiệp vẫn được bảo đảm.

Chính sách đối nội, đối ngoại:

Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham-pa. Kiên quyết bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ.

3. Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý:

Về kinh tế:

Do đất nước đã độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc cùng những chính sách quản lí, điều hành phù hợp của nhà Lý nên kinh tế đã có bước phát triển.

Nông nghiệp: Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp [lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò…], nhiều năm mùa màng bội thu.

Thủ công nghiệp và xây dựng: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt… đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên [Hà Nội], vạc Phổ Minh [Nam Định].

READ:  Lịch sử 7 - Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Cảng Vân Đồn [Quảng Ninh] là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất.

Về xã hội:

Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ với nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng, xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua. Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

Về văn hóa, giáo dục:

Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông…

Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý,…

Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Những thành tựu về văn hóa – nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc – văn hóa Thăng Long.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề