Sụn nhân tạo có tốt không

Nâng mũi sụn nhân tạo là phương pháp nâng mũi hiện đại sử dụng 100% sụn nhân tạo đưa vào khoang mũi giúp định hình và nâng cao sống mũi. Theo bác sĩ thẩm mỹ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, nâng mũi sụn nhân tạo rất tốt tương thích cao với cơ thể, hạn chế tối đa vấn đề đào thải như bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng mũi,… với hiệu quả lâu dài khoảng 20-25 năm.

Sai lầm phổ biến thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo làm dáng mũi quá cao, cố tình dùng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu mũi, sử dụng sụn đặt sóng khi xương mũi quá to bè và gồ ghề. Tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà nâng mũi sụn nhân tạo giao động 25.000.000 – 37.000.000 đồng.

1. Nâng mũi sụn nhân tạo là gì

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương pháp làm đẹp giúp nâng cao sống mũi đạt đến độ cao mong đợi. Trước đây, bác sĩ thường sử dụng một khối sụn cứng, sau đó cắt gọt để đạt được khuôn mẫu cần thiết và đặt vào sống mũi để nâng cao. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hầu hết mọi dáng mũi được nâng bằng kỹ thuật này cũng lộ rõ những khuyết điểm như bóng đỏ, tụt sống mũi.

Sự ra đời của phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo Hàn Quốc đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công nghệ làm đẹp với vật liệu silicon dẻo. Lúc này, sụn được kết cấu định hình, độ bền bỉ cao và rất dẻo dai.

Đặc biệt khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo người bệnh có nhiều sự lựa chọn phù hợp với từng độ cao của mình bởi sự đa dạng của kích thước size dáng mà không phải cắt gọt hay điều chỉnh nhiều như các phương pháp thẩm mỹ mũi trước đây. Nâng mũi có thời gian duy trì lâu dài và đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo – Xu hướng làm đẹp được nhiều người ưa chuộng

2. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có tốt không- Bác sĩ thẩm mỹ giải đáp

Theo đánh giá chuyên môn của các bác sĩ thẩm mỹ, nâng mũi từ sụn bọc nhân tạo rất tốt. Chúng có khả năng tương thích cao với cơ thể và hạn chế tối đa các vấn đề đào thải như bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng mũi. 

Sụn nhân tạo có khả năng định hình gắn với xương mũi tạo thành liên kết bền vững. Khi tác động mạnh đến mũi như xoay, vặn, vâ đập cũng không gây ảnh hưởng đến dáng mũi. 

Sụn nhân tạo cũng có khả năng thích hợp với nhiều dáng mũi như S-line, L- line. Đồng thời khắc phục được những khuyết điểm của các loại sụn silicon trước đó.

3. Nâng mũi sụn nhân tạo giữ được bao lâu

Nâng mũi bọc sụn nhân tạo có độ bền khá cao khoảng 20 – 25 năm. Các loại sụn được sử dụng trong nâng mũi khá đa dạng như: Gore-text, Dacron, Surgiform, Silicon, Softxil, Silicon dẻo,… Các chất liệu này có đặc tính dẻo, khả năng tạo hình tốt và được kiểm chứng an toàn đối với cơ thể người.

Nâng mũi bọc sụn nhân tạo có độ bền khá cao khoảng 20 – 25 năm

4. Hỏi đáp: Nâng mũi sụn nhân tạo bao lâu thì lành

Theo thông tin từ các bác sĩ thẩm mỹ, nâng mũi bằng sụn mềm nhân tạo sau 7-10 ngày sẽ phục hồi và lành hẳn và tình trạng sưng đau cũng sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra, nâng mũi bằng sụn nhân tạo bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu được chăm sóc tốt với chế độ dinh dưỡng thực hiện theo đúng yêu cầu từ bác sĩ, vệ sinh hợp lý và chế độ nghỉ ngơi khoa học thì chắc chắn chiếc mũi sẽ nhanh lành và hồi phục hơn. 

Nâng mũi mất 7 – 10 ngày hồi phục

5. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không

Nâng mũi bọc sụn Hàn Quốc đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối. bởi công nghệ này sử dụng sụn có chất lượng tốt, độ tương thích cao với cơ thể. Dáng mũi sau can thiệp có tính an toàn cao, đảm bảo ăn ngừa những biến chứng xấu tồn tại và giúp chiếc mũi thanh tú từ mọi góc nhìn.

Còn trước đây, kỹ thuật nâng mũi thẩm mỹ cũ khiến nhiều người lo lắng về những biến chứng bởi chất liệu sụn kém chất lượng gây kích ứng khi đưa vào cơ thể.

6. Nâng mũi nhân tạo phù hợp với những đối tượng nào

Bản chất của kỹ thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo là gì đó là chính hình lại dáng mũi. Vì thế, khi áp dụng phù hợp với đúng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.

6.1 Những người có nền tảng mũi cơ bản

Phương pháp này chỉ tác động lên sóng mũi, giúp khắc phục những nhược điểm sóng mũi thấp. Vì thế, nó phù hợp với những chị em có nền tảng mũi cơ bản, sóng mũi thấp nhưng độ dài và dáng mũi tương đối đẹp.

6.2 Khách hàng chỉ có mong muốn nâng mũi sụn nhân tạo sóng nhẹ nhàng

Thực tế, không phải ai cũng sở hữu dáng mũi ít khuyết điểm. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau như phong thủy hoặc khả năng tài chính không cho phép mà người bệnh không muốn can thiệp quá nhiều vào mũi mà chỉ muốn nâng nhẹ sóng mũi và kỹ thuật này là một lựa chọn tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu muốn đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần tham khảo tư vấn từ các bác sĩ để cải thiện khi nâng nhẹ sóng. Vì đối với từng dáng mũi cụ thể, hiệu quả mang lại sẽ khác nhau.

6.3 Trường hợp “chống chỉ định” với phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo

Phương pháp chỉnh hình sóng mũi không phù hợp với những người sở hữu dáng mũi ngắn và hếch. Với phương pháp này sóng mũi được đưa lên cao bằng sụn nhân tạo, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, độ cao không quá lớn nên những đối tượng “chống chỉ định” trên cần cân nhắc.

7. Điểm danh những sai lầm thường gặp khi nâng mũi dùng sụn nhân tạo

Phương pháp chỉnh hình sóng mũi không phù hợp với những người sở hữu dáng mũi ngắn và hếch. 

– Không cải thiện được dáng mũi ngắn

– Tăng nguy cơ làm mũi ngắn và hếch hơn khi đẩy sóng mũi lên cao

– Nguy cơ mỏng da mũi và gây ra các biến chứng như bóng đỏ, lộ sóng.

Với phương pháp này sóng mũi được đưa lên cao bằng sụn nhân tạo, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, độ cao không quá lớn nên những đối tượng “chống chỉ định” trên cần cân nhắc.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo Hàn Quốc được nhiều người lựa chọn vì đây là phương pháp đơn giản, mức chi phí khá mềm. Tuy nhiên, do không hiểu bản chất của phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo là gì nên thường gặp phải những sai lầm đáng tiếc, làm giảm tuổi thọ của mũi.

Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến nhiều người đang gặp phải:

7.1 Làm dáng mũi quá cao

Nâng mũi quá cao sẽ khiến gương mặt trở nên mất cân xứng, không đạt được vẻ đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó, khi đặt sóng mũi quá cao sẽ khiến trụ mũi không thể cố định vững chắc và lâu dài, dẫn đến các biến chứng như lộ sóng, lệch sóng…

7.2 Sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu mũi

Nếu cố tình dùng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi đối với một chiếc mũi ngắn thì về lâu dài sẽ làm mỏng da đầu mũi và có thể dẫn đến trường hợp bóng đỏ đầu mũi hoặc thủng da đầu mũi. Đặc biệt, với những người có da đầu mũi mỏng, các biến chứng gặp phải sẽ diễn ra rất nhanh.

7.3 Sử dụng sụn nhân tạo đặt sóng khi xương mũi quá to bè và gồ ghề

Những người sở hữu nền mũi có phần xương to bè hoặc gồ ghề trước khi đặt sóng cần xử lý các khuyết điểm để tránh gây mất thẩm mỹ và hạn chế tình trạng mũi vẹo lệch.

8. Quá trình thực hiện phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Nâng mũi sử dụng sụn bọc nhân tạo là kỹ thuật ít xâm lấn, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ thẩm mỹ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm tại Hồng Hà sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho người bệnh về những khuyết điểm của mũi. Trong quá trình thăm khám, người bệnh có thể trao đổi về mong muốn của bản thân để bác sĩ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Thăm khám và tư vấn

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá sức khỏe tổng quát

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát. Những người có tiền sử bệnh lý cần báo cho bác sĩ để tìm hướng giải quyết.

Bước 3: Bác sĩ đo vẽ và phác thảo dáng mũi mới

Bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc của xương mũi và đo vẽ chính xác vị trí đặt sụn. Việc đo vẽ giúp xác định được chính xác kích thước chất liệu độn và đưa vào mũi để tạo ra dáng mũi cân đối, hài hòa với gương mặt.

Bước 4: Sát khuẩn và gây tê

Nhằm giúp người bệnh giảm cảm giác đau và thoải mái trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn và gây tế vùng mũi. Đồng thời, vô trùng các dụng cụ phẫu thuật cần thiết.

Bước 5: Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở dưới chân trụ mũi. Qua đường mổ đó, bác sĩ sẽ bóc tách khoang mũi và đưa sụn bọc nhân tạo vào sống mũi. Đồng thời định hình và cân chỉnh sống mũi sao cho cân đối và hài hòa với gương mặt. Sau cùng, bác sĩ sử dụng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng để cố định vết mổ và kết thúc phẫu thuật. 

Bước 6: Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc hậu phẫu và người bệnh có thể trở về nhà ngay trong ngày.

Bước 7: Người bệnh tái khám theo chỉ định từ bác sĩ.

Quá trình thẩm mỹ mũi cần thực hiện đúng tiêu chuẩn Bộ Y tế

9. Hỏi đáp: Nâng mũi dùng sụn nhân tạo giá bao nhiêu

Nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo có giá thành từ 20.000.000 – 69.000.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế giá nâng mũi từ sụn nhân tạo còn phụ thuộc vào từng chất liệu sụn sử dụng. Chi tiết từng loại sụn sau đây:

– Sụn 5S Nano: Loại sụn này có cấu tạo tương tự như sụn tự thân. Ưu điểm vượt trội của sụn 5s Nano đó là tính định hình, có cấu tạo giống với sụn người, bao gồm 3 thành phần chính: Chất căn bản sụn, tế bào sụn và sợi liên kết. Sụn 5S Nano có khả năng tạo hình cao hơn hẳn các loại chất liệu trước đây, không đào thải chất liệu hay gây kích ứng cho người sử dụng.

– Sụn sinh học cao cấp: Cấu tạo của sụn sinh học cao cấp bao gồm hàng triệu lỗ Nano siêu nhỏ, giúp các tế bào và mạch máu có thể lưu thông dễ dàng ngay cả khi đặt chất liệu sụn vào trong khoang mũi. Từ đó tạo thành một khối thống nhất có sự liên kết chắc chắn giữa sụn sống mũi và các mô mềm. Do đó, dáng mũi có thể chịu được lực va đập và có thể vặn lắc như mũi thật mà không lo bị lệch vẹo.

 – Sụn Nano form: Đây là loại sụn được cấu tạo 100% từ ePTFE – chất liệu tổng hợp, được FDA Hoa Kỳ kiểm định về chất lượng cũng như mức độ an toàn với cơ thể. Sụn có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau phù hợp với mọi dáng mũi. Đặc biệt sụn rất mềm dẻo giúp bác sĩ có thể dễ dàng tạo dáng L Line hoặc S Line.

10. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện nâng mũi bọc sụn

– Không nên massage hay tác động mạnh lên vùng mũi trong khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật nâng mũi.

– Khi đi ra ngoài nên sử dụng khẩu trang để tránh bụi bặm, ô nhiễm.

– Không ăn các loại thức ăn mà bình thường bị dị ứng.

– Cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ thẩm mỹ.

– Uống nhiều nước và bổ sung các loại nước trái cây như đu đủ, ép táo, cam… trong thực đơn hàng ngày để mau lành vết thương.

– Ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu đạm và vitamin để đẩy nhanh khả năng hồi phục sau quá trình nâng mũi sử dụng sụn nhân tạo. 

Không nên massage hay tác động mạnh lên vùng mũi

Với những thông tin vừa cung cấp về phương pháp nâng mũi dùng sụn bọc nhân tạo đã giúp chị em tìm ra được giải pháp khắc phục những nhược điểm của dáng mũi, tự tin hơn với gương mặt chuẩn đẹp của mình. 

Sụn nhân tạo để được bao lâu?

Kĩ thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo khá đơn giản với chi phí phải chăng khách hàng đã có thể sở hữu ngay một dáng mũi cao hài hòa với gương mặt hơn. Với độ bền của một dáng mũi nhân tạo là từ khoảng 10 – 20 năm.

Sụn mũi nhân tạo làm bằng gì?

Sụn nhân tạo Surgiform Megaderm loại sụn cao cấp thường được dùng để phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay. Chất liệu này được hình thành từ vô số các lỗ nhỏ có kích thước được tính đến Micro. Ưu điểm này cho phép các mạch máu được lưu thông xung quanh sụn mũi.

Nâng mũi bọc sụn nhân tạo là gì?

Nâng mũi sụn nhân tạo là biện pháp thẩm mỹ sử dụng hoàn toàn sụn nhân tạo để làm thanh độn sống mũi. Hiện tại biện pháp này vẫn rất được ưa chuộng nhờ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và mức giá thành cũng hợp lý. Mong muốn bản thân trở nên xinh đẹp và tự tin hơn nhu cầu hoàn toàn bình thường của con người.

Nâng mũi bằng sụn gì tốt nhất?

Sụn vành tai thường được sử dụng khá phổ biến để áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân và các phương pháp thẩm mỹ khác. Sụn vành tai có tính chất mềm, sử dụng khá tối ưu để bao bọc phần đầu mũi, ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xuất hiện khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.

Chủ Đề