Sụn tiếp hợp là gì

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Sót rau sau sinh

Sau sinh

Em sinh thường bé thứ 2 được 25 ngày. Ngày thứ 18 em đi khám hậu sản, thì bác sĩ nói còn hỗn hợp...

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỤN TIẾP HỢP TÓM TẮT Sụn tiếp hợp là sụn tăng trưởng nằm giữa đầu xương và đầu thân xương dài, chịu trách nhiệm về phát triển chiều dài của xương. Sụn tiếp hợp gồm 3 vùng: sụn dự trữ, sụn tăng sinh và sụn phì đại-thoái hóa. Rất nhiều nội tiết tố, sinh tố và các yếu tố tăng trưởng tác động lên các hoạt động của sụn tiếp hợp đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì. Khuyết tật hoặc tổn thương ở sụn tiếp hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng và dị tật. SUMMARY GROWTH PLATE Le Chi Dung * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999 * Vol. 3 * No. 3: 139-144 Growth plate localizes between the epiphysis and metaphysis; it is responsable for the longitudinal growth of the long bone. It composes of three zones: reserve zone, proliferative zone and hypertrophic degenerative zone. Many hormones, vitamins and growth factors affect the activities of
  2. the growth plate especially during the puberty period. Any defects or lesions of the growth plate will involve the bone development and cause many clinical signs, complications and deformations. ÐỊNH NGHĨA @ Ở xương dài, có nhiều sụn tăng trưởng: * Sụn tiếp hợp là sụn tăng trưởng nằm giữa đầu xương và đầu thân xương dài, chịu trách nhiệm về sự phát triển chiều dài của xương. * Sụn tăng trưởng nằm trong đầu xương hoặc các mấu, mỏm xương tạo nên đầu xương và các mấu động, mỏm xương giúp hoàn chỉnh hình thể của xương. Ví dụ xương đùi có 6 sụn tăng trưởng: 4 ở đầu trên gồm 1 sụn tiếp hợp, 1 sụn tăng trưởng đầu xương, 1 tạo - nên mấu động lớn và 1 hình thành mấu động nhỏ. 2 ở đầu dưới gồm 1 sụn tiếp hợp và 1 sụn tăng trưởng đầu xương - Các loại sụn tăng trưởng đều có cấu tạo mô học và cách phát triển giống nhau.
  3. CẤU TẠO MÔ HỌC[1,2,3,5,6,7,8] Sụn tiếp hợp gồm 3 vùng [bảng 1] Vùng dự trữ Nằm cạnh nhân tạo xương thứ cấp ở đầu xương, gồm các nguyên bào sụn chưa trưởng thành, nằm rời rạc, tương đối không hoạt động. Vùng này không tham gia vào quá trình tăng chiều dài của xương nhưng tạo ra chất căn bản sụn và có nhiệm vụ dự trữ. Các mạch máu đầu xương không cấp máu nuôi cho vũng này [p02 = 20 mmHg] mà chỉ có các nhánh chạy xuyên qua để đến vùng sụn tăng sinh. Vùng tăng sinh Là vùng khởi đầu sự tăng trưởng với các nguyên bào sụn "mầm"nhân đôi thành các nguyên bào s ụn, tăng sinh mạnh, thường có 2 nhân tế bào nằm trong 1 hốc. Nguyên bào sụn được biệt hóa từ tế bào trung mô và tiết ra chất căn bản là chất dạng sụn [collagen típ II, kèm một ít típ V, IX].
  4. Sự tăng trưởng nhanh nhờ hoạt động chuyển hóa mạnh, giàu máu nuôi cung cấp bởi các mao mạch đến từ nhân tạo xương thứ cấp, giàu oxy [pO2 = 60mmHg], glycogen, ATP và collagen. Sự tăng trưởng về chiều dài phụ thuộc vào số lượng các nguyên bào sụn "mầm" được quy định bởi tính chất di truyền cho từng đĩa sụn tiếp hợp. Các sụn tiếp hợp "gần gối-xa khuỷu" [đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày-đầu trên xương cánh tay, đầu
  5. dưới xương quay...] tăng trưởng mạnh, chịu trách nhiệm từ 70-75% chiều dài của xương và cũng là nơi dễ bị rối loạn, sinh ung bướu cũng như viêm nhiễm. Tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tiết và cơ học. Khi tăng sinh, các tế bào bị đẩy về 2 phía: chậm về phía nhân tạo xương đầu xương và nhanh gấp 10 lần về phía đầu thân xương. Khi tăng trưởng về phía đầu thân xương, các nguyên bào s ụn sắp xếp thành "cột" song song với chiều rộng từ 2-4 tế bào. Giữa các cột tế bào là chất dạng sụn có cùng bề rộng. Vùng phì đại, thoái hóa Gồm 3 vùng nhỏ: vùng trưởng thành [vùng chín], vùng thoái hóa, vùng hóa canxi tạm thời. Ở vũng này, các tế bào sụn không tăng sinh nữa mà chỉ gia tăng kích thước gấp 5-10 lần, và chất căn bản chuẩn bị hóa canxi. Ðiều này xảy ra kết hợp với sự giảm cung cấp máu, giảm oxy [p02 = 30mmHg] do không còn mạch máu nuôi và dự trữ glycogen cùng với việc tan rã các đại phân tử proteoglycans [mucopolysaccharid] cũng như các tế bào sụn. Trong vùng hóa canxi, loại collagen típ X loại chuỗi ngắn được tổng hợp và kết hợp với các túi trong chất căn bản tạo thuận lợi cho việc lắng đọng canxi.
  6. Khởi đầu, các tế bào sụn phì đại và thoái hóa dần do thiếu máu nuôi. Sự ngấm canxi trong chất căn bản làm hàng rào cản ngăn sự thẩm thấu của chất dinh dưỡng nên càng làm nặng thêm tình trạng thoái hóa, nhân tế bào vỡ vụn, tế bào bị chết [vùng thoái hóa]. Tiếp theo là vùng hóa canxi theo đó sự hóa canxi xảy ra trong chất căn bản giữa các tế bào sụn tạo thành các vách ngang và dọc. Sự hóa canxi có 3 mục đích: [1] hướng dẫn sự xâm nhập các mạch máu tân tạo vào giữa các cột tế bào đã chết, [2] bảo vệ các mao mạch mỏng manh nằm giữa các cột và [3] cung cấp các sườn tạo điều kiện cho sự lắng đọng các chất xương mới được tạo ra. Từ vùng đầu thân xương, các mao mạch và tế bào trung mô không biệt hóa xâm nhập vào các khoảng trống do tế bào sụn chết để lại nằm giữa các thanh sụn hóa canxi. Mạch máu xâm nhập sẽ hủy các vách ngang và cứ 3 thanh sụn dọc hóa canxi có đến 2 bị hấp thu, chỉ còn 1 sẽ làm sườn cho sự lắng đọng chất xương. Các mạch máu tân sinh xâm nhập dần đến các tế bào sụn ở đầu xương và gây chết các tế bào này. Ði kèm theo mạch máu, các tế bào trung mô sẽ biệt hóa thành các nguyên bào xương sản xuất ra chất dạng xương [collagen típ I] lắng đọng trên các thanh sụn canxi hóa còn sót lại. Vùng này được gọi là vùng tạo xương [xốp] sơ cấp. Các bè xương xốp sơ cấp sẽ được tái tạo mẫu thành các bè xương xốp thứ cấp. Ðây là quá trình tái tạo mẫu xương bên trong vùng đầu thân. Các vùng này không có ranh giới
  7. rõ rệt mà chuyển tiếp dần. Vì sự tăng trưởng nhanh, mạnh nên xương được kéo dài ra theo hình ống. Sụn tiếp hợp tăng trưởng về nhân tạo xương thứ cấp ở đầu xương cũng theo cách tương tự nhưng với tốc độ chậm hơn [khoảng 1/10], nên không thấy rõ các cột cũng như các vùng mô tả ở trên.  Sụn ở đầu xương Tăng trưởng tương tự nhưng theo kiểu hình tròn có tâm là nhân tạo xương thứ cấp, hình thành nên đầu xương gồm xương xốp và sụn khớp. Các tế bào ở vành ngoại biên [vòng nhẫn] sụn tiếp hợp [phần cận sụn tiếp hợp, còn gọi là rãnh hay nốt Ranvier] giúp tăng trưởng về chiều ngang và theo một cách thích hợp để chuyển từ hình cầu của đầu xương ăn khớp với hình ống trụ của thân xương. Quá trình "tạo hình phễu" này đạt được tốt nhờ sự tái tạo mẫu xương ở ngoại biên. Rãnh Ranvier cùng với vòng sợi La Croix bao bên ngoài là nơi nối tiếp giữa màng sụn đầu xương với màng xương bao quanh thân-đầu thân xương và là chỗ bám của các dây chằng bao khớp. Sự hàn sụn tiếp hợp
  8. Khi xương trưởng thành, sự tăng trưởng chậm lại, sụn đầu xương dần được thay thế hết bằng các bè xương xốp. Bè xương xốp sơ cấp hình thành từ vách sụn ngang cuối cùng [tiếp giáp với đĩa sụn tiếp hợp] khi được tái tạo mẫu thành bè xương thứ cấp sẽ có cấu trúc giống như xương vỏ và tạo thành một vách mỏng phân cách với mô xương xốp của đầu xương. Vách xương mỏng này vẫn tồn tại ở người trưởng thành và thấy được trên phim X-quang gọi là sẹo đầu xương hay sẹo sụn tiếp hợp. HỆ THỐNG MẠCH MÁU NUÔI - Trước 8 tháng tuổi: hệ mạch nuôi đầu xương thông với hệ mạch nuôi vùng đầu thân và thân xương [Trueta][10] nhưng máu chỉ lưu thông một chiều từ mao mạch đầu xương đến mao mạch đầu thân xương [Kumar][7]. Từ 8-18 tháng tuổi, sự thông nối này dần dần bị tắt [Trueta][10]. Vì vậy, thời điểm 1 năm tuổi là mốc chuyển từ trẻ nhũ nhi sang trẻ em. - Sau 18 tháng tuổi: không còn sự thông nối giữa các hệ mạch máu đầu xương và đầu thân xương nữa [Greenspan, Trueta][4,10]. - Khi đến tuổi trưởng thành, sụn tiếp hợp bị hàn hết thì sự thông nối của các hệ mạch máu được tái lập.

Page 2

YOMEDIA

Sụn tiếp hợp là sụn tăng trưởng nằm giữa đầu xương và đầu thân xương dài, chịu trách nhiệm về phát triển chiều dài của xương. Sụn tiếp hợp gồm 3 vùng: sụn dự trữ, sụn tăng sinh và sụn phì đại-thoái hóa. Rất nhiều nội tiết tố, sinh tố và các yếu tố tăng trưởng tác động lên các hoạt động của sụn tiếp hợp đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì. Khuyết tật hoặc tổn thương ở sụn tiếp hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng và dị...

24-05-2011 718 34

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề