Tả một bạn đang chơi đá cầu lớp 5

Viết đoạn văn 10 câu tả cảnh một nhóm bạn nam đang đá cầu.

 

Văn mẫu 1

Tả một bạn đang chơi đá cầu lớp 5

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyềnnẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà ca sôi động.

Văn Mẫu 2

Reng...reng...reng - tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chắc hẳn ai cũng phải háo hức vì hôm nay là một ngày lễ rất vui nên nhà trường cho chúng em chơi thêm vài phút nữa, vì dù sao chúng em cũng đã thi xong rồi. Thế rồi cả đám chúng em kéo ra sân chơi. Ôi! Sao đám kia lại tập trung! Thắc mắc, em chạy lại chỗ đó và thốt lên: "A! Thì ra là các bạn ấy đang chơi đá cầu, phải ở lại xem thôi!" Vừa thốt lên câu nói đó, chú trọng tài đã huýt cầu bắt đầu trò chơi. Hôm nay, cả nhóm được chia làm hai đội. Bỗng chốc, đội A bắt đầu với những động tác chuyên nghiệp. Các bước chân uyển chuyển khiến các tiếng A, Ô thi nhau đua lên. Không làm mọi người thất vọng, đội B cũng tiếp cận cầu rất hiệu quả, lấy chân dùng lực mạnh đá chiếc cầu qua bên kia. Tiếng lạch cạch chuyền qua chuyền lại mãi không tới đích khiến trận đấu càng trở nên căng thẳng. "Huýt..." - tiếng thông báo trận đấu hết giờ khiến cả hai đội mang về một tâm trạng tiếc nuối vì kết quả hoà. Tuy đua với nhau là thế nhưng trường em rất vui và đoàn kết vượt qua khó khăn. Từng trận đá cầu như thế này đều làm cho mọi người cảm thấy thoải mái sau những giờ học tập khiến nó đã trở thành một truyền thống văn hoá hằng ngày của trường. Em hy vọng nó sẽ ngày càng được giữ gìn và phát triển trong tương lai.

Viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường gồm 7 mẫu, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều vốn từ, nhanh chóng viết đoạn văn thật hay, ôn tập về dấu câu để hiểu rõ hơn tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.

Tả một bạn đang chơi đá cầu lớp 5

Với 7 đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi, các em sẽ nhanh chóng trả lời câu hỏi trong tiết Luyện từ và câu tuần 32 - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 138, để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

Viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi

Gợi ý viết đoạn văn nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi

  • Vào giờ ra chơi, dân trường như thế nào?
  • Các bạn học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
  • Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?....

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 1

Tả một bạn đang chơi đá cầu lớp 5

(1) Khi tiếng trống nghỉ giữa giờ vang lên, học sinh ùa ra sân vui chơi sau những tiết học căng thẳng. (2) Sân trường đang vắng lặng trở nên ồn ào, náo nhiệt. (3) Sân trường xôn xao tiếng nói, tiếng cười, tiếng chạy nhảy. (4) Các bạn nam hào hứng với trò chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây hoặc ríu rít khoe nhau những món đồ mới. (5) Dưới bóng mát của cây phượng, một vài nhóm học sinh tâm sự với nhau về những buồn vui trong học tập.

Tác dụng của dấu phẩy trong các câu văn trên:

  • Dấu phẩy ở câu 1 có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
  • Dấu phẩy ở câu 2 là ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Dấu phẩy ở câu 3 để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Dấu phẩy ở câu 4 dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 2

(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường...

→ Các câu số 2, 3, 4, 5: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.

→ Câu 6: Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.

→ Câu 7: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 3

(1) Sau 1 tiết học hăng say, tiếng trống trường vang lên giòn dã báo hiệu 1 tiết học kết thúc. (2) Từ các của lớp, chúng tôi ùa ra sân trường như 1 đàn chim vỡ tổ. (3) Các bạn nam, bạn nữ cười nói vui vẻ. (4) Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. (5) Mấy bạn nữ đang nhảy dây , các bạn khác xem và cổ vũ rất nhiệt tình.

→ (1)(2)(4) ngăn cách trạng ngữ với CN và VN

→ (3) ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

→ (5) ngăn cách các vế trong câu ghép

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 4

Tả một bạn đang chơi đá cầu lớp 5

(1) Sau những tiết học căng thẳng, sân trường em rộn rã với những tiếng trống "tùng, tùng, tùng". (2) Trên sân trường nhộn nhịp các trò chơi như: đá cầu, nhảy dây, bắn bi,... Một vài bạn ngồi đọc truyện dưới gốc cây. (3)Nhiều học sinh mua quà bánh, nói cười vui vẻ. Thật là vui!

(1): ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ

(2)(3): ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 5

Trong giờ ra chơi, các bạn học sinh chơi theo từng nhóm nhỏ. Nhóm bạn Nam chơi đá cầu. Bạn Lan và các bạn khác nhảy dây. Cuối lớp, vài bạn nam đang chơi bắn bi. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên.

-> dấu phẩy nhằm ngăn cách thành phần trạng ngữ với CN và VN

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 6

Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN (Câu 1)
  • Ngăn cách các vế câu. (Câu 5)

Đoạn văn nói về hoạt động của học sinh giờ ra chơi ở sân trường - Mẫu 7

Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....