Tại sao biểu tượng y tế là con rắn

Rắn Aesculape [Danh pháp khoa học: Zamenis longissimus, trước đây là Elaphe longissima] là một loài rắn trong họ Rắn nước, thuộc nhóm rắn săn chuột. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.[3] một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Đây là con rắn đặc biệt vì nó là biểu tượng của y học phương Tây với hình dáng một con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh tật.

Rắn AesculapeTình trạng bảo tồn


Ít quan tâm [IUCN 3.1][1]

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ChordataLớp [class]ReptiliaBộ [ordo]SquamataPhân bộ [subordo]SerpentesPhân thứ bộ [infraordo]AlethinophidiaHọ [familia]ColubridaeChi [genus]ZamenisLoài [species]Z. longissimusDanh pháp hai phầnZamenis longissimus
[Laurenti, 1768]

Bản đồ sinh sống tại châu Âu của chi Aesculapian [màu lục] và loài Aesculapian Italia [màu xanh]

Danh pháp đồng nghĩa

Danh sách

  • Natrix longissima Laurenti, 1768
  • Coluber aesculapi Lacépède, 1789
  • Elaphis aesculapii — A.M.C. Duméril, Bibron & A.H.A. Duméril, 1854
  • Coluber longissimus
    — Boulenger, 1894
  • Elaphe longissima
    — Engelmann et al., 1993
  • Zamenis longissimus
    — Utiger et al., 2002[2]

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, vị thần Esculape, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ ngành y dược, trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đưa cây gậy ra, con rắn bám lấy và bò lên quấn quanh cây gậy của ông. Thấy vậy, thần Esculape [Asclepius] lấy cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Nhưng, một con rắn khác bò tới, miệng ngậm thảo dược để cứu con rắn kia. Cũng từ đây, ông tìm kiếm các loại cây cỏ trên núi để chữa bệnh cứu sống con người. Vì vậy, để khắc họa vị thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.

Một câu chuyện khác kể rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại. Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh[4].

Con rắn này có tên là Elaphe longissima, Về sau, người ta dựng tượng vị thần y cùng con rắn vì con rắn đã góp công chống lại dịch bệnh, tương truyền có thời gian La Mã bị dịch, người bệnh phải dâng ly rượu cúng thần Esculape mong tai qua nạn khỏi. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Sau này, phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy với một con rắn quấn quanh [còn gọi là gậy Aesculapius][4].

Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang gieo rắc nỗi khiếp đảm lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ[5]. Tương truyền, người bệnh muốn được chữa bệnh sẽ mang lễ vật đến đền thờ Asklepios và ngủ đêm tại đó. Với sự giúp đỡ của các tu sĩ, người bệnh sẽ thấy Asklepios hiện ra, ra lệnh cho con rắn bò tới liếm trên người bệnh nhân. Sáng dậy, người bệnh cảm thấy mình hoàn toàn khỏi bệnh[6].

  1. ^ Agasyan, A.; Avci, A.; Tuniyev, B.; Crnobrnja-Isailović, J.; Lymberakis, P.; Andrén, C.; Cogălniceanu, D.; Wilkinson, J.; Ananjeva, N.B.; Üzüm, N.; Orlov, N.L.; Podloucky, R.; Tuniyev, S.; Kaya, U.; Böhme, W.; Ajtic, R.; Vogrin, M.; Corti, C.; Pérez Mellado, V.; Sá-Sousa, P.; Cheylan, M.; Pleguezuelos, J.; Borczyk, B.; Schmidt, B.; Meyer, A. [2017]. “Zamenis longissimus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T157266A49063773. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T157266A49063773.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ The Reptile Database. www.reptile-database.org.
  3. ^ “Zamenis longissimus”. The Reptile Database. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ a b “Biểu tượng ngành y: Lịch sử của một sai lầm”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ “Tại sao rắn là biểu tượng ngành Y? - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “Năm Tỵ nói về con rắn biểu tượng ngành Y - Dược”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập 12 tháng 10 năm 2016.

  • Laurenti, 1768: Specimen medicum, exhibens synopsin reptilium emendatam cum experimentis circa venena et antidota reptilium austriacorum, Vienna Joan Thomae, tr. 1-217 [texte intégral].
  • Zamenis longissimus tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ [NCBI].
  • European Field Herping Community
  •   Phương tiện liên quan tới Zamenis longissimus tại Wikimedia Commons

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Rắn_Aesculape&oldid=68311056”

Hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy từ lâu đã được coi là biểu tượng của ngành y. Biểu tượng này có thể dễ dàng nhìn thấy trên các bao bì dược phẩm hay trong bệnh viện. Rắn là loài vật nguy hiểm nên con vật này trông có vẻ không phù hợp để y học chọn làm biểu tượng nhưng đằng sau nó là một câu chuyện lịch sử. 

 

Thực tế, có 2 phiên bản về biểu tượng này. Biểu tượng có hai con rắn quấn lấy một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus. Cây gậy này thực chất là cây trượng của vị thần Hermes trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại Hy Lạp, Hermes là sứ giả giữa các vị thần và con người [lý giải cho hình ảnh đôi cánh] và là người dẫn đường đến vương quốc của người chết [lý giải cho hình ảnh cây quyền trượng]. Ngoài ra, ông còn là người bảo trợ cho các du khách, điều này khiến mối liên hệ của ông với y học trở nên phù hợp bởi vì trong thời xa xưa, thầy thuốc phải đi bộ rất xa để thăm khám cho bệnh nhân.

Theo một trong những truyền thuyết, cây gậy có cánh được Apollo ban cho Hermes. Trong một phiên bản khác, ông nhận được cây quyền trượng từ Zeus, vua của các vị thần. Ban đầu, quyền trượng được quấn bằng hai dải băng trắng như tuyết. Mãi sau này rắn mới xuất hiện thay thế. Truyền thuyết kể rằng trong một lần thấy hai con rắn đang cắn nhau, thần Hermes đã dùng cây trượng để tách chúng ra. Ngay sau đó, chúng quấn xung quanh cây trượng không chịu rời, và thế là chúng ta có biểu tượng Caduceus như bây giờ.  

 

Một phiên bản khác của biểu tượng này là cây quyền trượng không có cánh và chỉ có một con rắn quấn quanh nó. Cây quyền trượng thuộc về thần y Asclepius, con trai của Apollo và công chúa Coronis. Theo thần thoại, ông không chỉ sở hữu tài năng chữa bệnh mà còn biết cách hồi sinh người chết. 

Theo một phiên bản, Zeus giết chết Asclepius bằng một cú sét vì cho rằng ông phá vỡ trật tự tự nhiên của thế giới bằng cách hồi sinh người chết. Trong khi một phiên bản khác nói rằng Asclepius bị Zeus trừng phạt vì lấy tiền của những người mà ông hồi sinh. Sau đó, Zeus đã đưa ông lên trời làm chòm sao Ophiuchus [Xà Phu]. 

Người Hy Lạp coi rắn là linh thiêng và sử dụng chúng trong các nghi lễ chữa bệnh để tôn vinh Asclepius. Nọc rắn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và sự lột da của chúng được coi là biểu tượng của sự tái sinh và đổi mới. 

Nguồn: Live Science

Video liên quan

Chủ Đề