Bê tông dời trạm bao lâu thì không nên dùng

Một trong những yếu tố quyết định tính bền vững và sống còn của các công trình không gì khác phụ thuộc vào kỹ thuật xây dựng nền móng và thi công. Nền móng có chắc thì công trình mới bền lâu. Nếu cốt thép là " xương sống" của công trình thì Bê tông  chính là " nền tảng" bê tông có tính công tác tốt và chất lượng cao sẽ hình thành một công trình bền vững với thời gian, 

Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,... theo một tỷ lệ nhất định [được gọi là cấp phối bê tông]. Trong bê tông, chất kết dính [xi măng + nước, nhựa đường, phụ gia...] làm vai trò liên kết các cốt liệu thô [đá, sỏi,...đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ] và cốt liệu mịn [thường là cát, đá mạt, đá xay,...] và khi đóng rắn, làm cho tất cả thành một khối cứng như đá.


Bê tông được chia làm nhiều loại, những loại bê tông phổ biến đang được sử dụng hiện nay : bê tông tươi, bê tông nhựa, bê tông Asphalt, bê tông Polime  và các loại bê tông đặc biệt khác

Bê tông được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình kiến trúc, móng, gạch không nung hay gạch block, mặt lát của vỉa hè, các cấu trúc trong bãi đỗ xe, hàng rào, cột điện và thậm chí là thuyền.

 Đối với từng hạng mục, từng cấu trúc công trình  các kiến trúc sư , các kỹ sư sẽ chỉ ra những loại bê tông, mác bê tông chuyện dụng thích hợp cho từng hạng mục ấy 


Yêu cầu kỹ thuật chung khi đổ bê tông


1.Bê tông trộn thủ công, máy trộn mini: 

Đối với bê tông trộn thủ công, máy trộn mini:  thì nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật. Xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997, xi măng pooc lăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật.
Vật tư; - Khi xi măng nhập về công trình, kỹ sư cùng với giám sát kiểm tra chứng chỉ chất lượng của lô xi măng và lập biên bản nghiệm thu vật tư. Lưu ý sắp xếp xi măng trong kho theo nguyên tắc “vào trước thì phải lấy ra dùng trước”.- Khi một nguồn cát, đá nhập về công trình thì kỹ sư cùng với giám sát kiểm tra chất lượng so với mẫu đã trình. Các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu để gửi đi thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư.

- Ngoài ra nước thi công phải đảm bão về yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4506-87, nước cho bê tông và vữa

 Yêu cầu kỹ thuật.- Đơn vị thí nghiệm là đơn vị tư vấn độc lập do đơn vị thi công đệ trình và được sự chấp thuận của tư vấn giám sát hoặc chủ đầu tư. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sự theo dõi đầy đủ của các bên. - Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để xác định nguồn vật tư cát, đá nhập về công trình có được sử dụng cho công trình hay không và thiết lập cấp phối trộn.- Cấp phối trộn và cách trộn;- Căn cứ trên kết quả thí nghiệm cát, đá phòng thí nghiệm sẽ thiết kế bảng cấp phối trộn cho từng loại mác bê tông.- Tính toán quy đổi cấp phối bê tông theo mẽ trộn [bao xi măng] và trình giám sát duyệt.- Dán bảng quy đổi cấp phối tại các vị trí trộn.- Đong cát, xi măng theo khối lượng vừa tính toán [xi măng theo bao, cát được xác định bằng thùng nhựa 20 lít hoặc tùy trường hợp tính toán quy đổi phù hợp].- Dùng máy trộn vữa loại B 250 hoặc B500 chạy bằng động cơ xăng;

- Thời gian trộn: 5~10 phút 1 mẽ trộn.

 Những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ không dễ để đáp ứng đối với phương pháp trộn truyền thống này. Bên cạnh đó, với phương pháp thi công này chỉ thích hợp với những hạng mục nhỏ, những công trình dân dụng 


2. Bê tông tươi[ hay bê tông thương phẩm] 
- Thông thường, bê tông tươi được đưa trực tiếp từ trạm trộn, tới công trình và bơm trực tiếp từ xe trung chuyển tới bề mặt thi công . Thời gian di chuyển, thời gian đổ bê tông được giới hạn trong khoảng nhất định, không được để bê tông đã trộn quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới thi công và công trình.

Bê tông tươi khi nhập về công trình cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về mác bê tông, độ sụt, nhiệt độ, thời gian từ lúc xuất xưởng và khi đến công trường.-  Thời gian: Giờ xuất xưởng ghi trên phiếu và giờ đổ bê tông ra cấu kiện không vượt quá 120 phút.-  Mác bê tông: có những loại bê tông mác 200. 250, 300, 400, 600,...Việc cung ứng bê tông phải chuẩn xác với thỏa thuận đã được tính toán từ trước đó- Nhiệt độ bê tông: Nhiệt độ bê tông tại thời điểm đổ không nên vượt quá 30 độ.- Độ sụt: Thử độ sụt bê tông so với phiếu giao hàng. Bê tông được đổ vào nón sụt 3 lần, mỗi lần đầm 15 cái bằng thanh thép tròn đường kính 14, sau đó gạt phẳng và rút nón thử trong thời gian 5+-2s, dùng thước đo kiểm tra độ sụt.

- Lấy mẫu:Lấy mẫu bêtông [3 khối 15x15x15cm] cho mỗi đợt 20m3 thực hiện, có dán ký hiệu riêng để đánh dấu trên mẫu và khu vực đổ bê tông trên bản vẽ.

3.Giáp mối giữa các vùng đổ bê tông:
Giám sát kỹ thuật trong quá trình đổ bê tông rất cần thiết. Đặc biệt với những khu vực có sự giáp nối bê tông để tránh rạn, nứt, tránh dột, thấm,... cho coonh trình

Khi đổ bê tông trên diện tính lớn cần tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ không bị trường hợp “vùng bê tông đổ trước đã bắt đầu ninh kết [bê tông bắt đầu khô] nhưng vùng bê tông đổ sau chưa đổ đến kịp”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hướng đổ bê tông và phân chia vùng đổ bê tông trong cùng đợt. - Trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều bơm phải sắp xếp bơm và hướng đổ bê tông hợp lý, nếu diện tích sàn quá lớn tùy theo tình hình có thể phân chia mạch ngừng đổ bê tông.- Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ không nên vượt quá 60 phút và còn tùy thuộc vào thời tiết khi đổ bê tông. - Tham khảo tiêu chuẩn 4453-1995,Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.


4.Đầm dùi:
 Quá trình đổ bê tông đi kèm với vieeccj đầm, né bê tông để đảm bảo độ đồng đều, độ cứng cần thiết cho mặt sàn bê tông.

Hiện nay, công việc đầ, nén đã có máy móc thay thế, khiến công việc dễ dàng hơn rất nhiều.- Cột, vách: Đổ vào chân cột, chân vách 1 lớp cao 30cm-40cm đầm kỹ sau đó tiếp tục đổ và đầm từng lớp 60cm-80cm cho đến cao trình dừng. Khi đầm lớp vừa đổ thì chày đầm dùi cắm vào lớp trước 20cm. Khi nào nước bê tông nổi đều trên tiết diện cột, vách thì ngừng đầm và đổ lớp tiếp theo. Tránh đầm quá nhiều làm bê tông phân tầng và ảnh hưởng đến cóp pha.- Dầm sàn: Đối với dầm sàn có chiều cao lớn phải đổ và đầm bê tông theo từng lớp, trên sàn phài được cào bê tông và đầm đều [cào bê tông đến đâu đầm theo đến đó].- Cầu thang: Đây là cấu kiện rất dễ bị rỗ do đó cần lưu ý khi đổ và đầm. Khi đầm bê tông phải kết hợp với cào và vuốt bê tông để hạn chế chảy bê tông. Khi bê tông đã ổn định nên kết hợp dùng búa gõ lại trên bề mặt cóp pha.


5.Bề mặt bê tông: đúng cao độ, bề mặt phẳng đều;

- Đối với cột, vách cao độ đừng đổ phải được đánh dấu lên thép hoặc cóp pha.- Đối với sàn kiểm tra cao độ trong quá trình đổ bê tông bằng máy thủy bình và mia. Khi bê tông đã được cào trên mặt bằng thì người cầm mia khoanh vùng [đường kính 20cm] vị trí cần đánh dấu cao độ bằng bàn chà, dùng mia đặt lên vị trí khoanh vùng và đọc chỉ số so với cao độ chuẩn. Chỉnh sửa cao độ đến khi đạt cao độ chuẩn, khoảng cách giữa các vùng làm dấu móc thường cách đều 2m về 2 phương.

- Phải che chắn bề mặt bê tông khi trời mưa. Trong trường hợp trời mưa quá lớn buộc phải dừng công tác đổ bê tông thì cần xem xét đến vị trí mạch ngừng, xin ý kiến giám sát và tham khảo TCVN 4453-1995.

Khâu bảo dưỡng bề mặt bê tông được xem là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng. Bởi để chắc chắn bề mặt bê tông đã được đổ thành công, không có lỗi, hoặc phát hiện lỗi kipj thời để có thể xử lý sớm nhất. Quy trình này sẽ diễn ra liên tục trong thười gian 7 ngày sau khi hoàn thành việc đổ bê tông. 

Quy trình bảo dưỡng bê tông như sau: - Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ - 3 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. - Tưới nước dùng cách phun [phun mưa nhân tạo] bằng bình xịt, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. 

  Khách hàng lưu ý: Trong thời gian chuẩn bị, đang hoặc sau đổ bê tông 1 tuần, nên có hàng rào chắn, cách ly bảo vệ bề mặt cho tới khi chúng khô cứng một cách tự nhiên và đạt tới độ an toàn tránh những vết chân, vết xe đi lại hoặc có chướng ngại vật ảnh hưởng.

THỜI GIAN ĐÔNG CỨNG CỦA BÊ TÔNG? TẠI SAO BÊ TÔNG BỊ NỨT? TẠI SAO LẠI CHẬM ĐÔNG?

Thời gian đông cứng của bê tông bao nhiêu lâu là câu hỏi của không ít chủ thầu xây dựng và người dân để đảm bảo công trình được bền vững nhất. Chúng đặc biệt quan trọng bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé ⬇⬇⬇

1. Thời gian đông cứng của bê tông là gì?

Thời gian đông cứng của bê tông là khoảng thời gian kể từ khi xi măng bắt đầu trộn với nước đến khi hỗn hợp đạt được cường độ kháng xuyên quy ước theo tiêu chuẩn xây dựng việt nam mới nhất [TCVN 9338:2012]. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi nếu không, bạn không được dỡ cốp pha nếu không muốn bị ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Bê tông tươi trước thời gian đông cứng lại

2. Tác dụng của thời gian chờ bê tông đông cứng

- Công trình của bạn có sử dụng bê tông chất lượng tốt đến đâu cũng phải quan tâm đến thời gian đông cứng của bê tông [thời gian ngưng kết]. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp điều chỉnh để cho vật liệu đạt chất lượng tốt nhất. Cho dù bề mặt bê tông đã khô, nhìn bề ngoài có vẻ rất cứng nhưng quá trình thủy hóa xi măng vẫn còn đang xảy ra bên trong. Việc thủy hóa sẽ làm cường độ bê tông đạt đến độ tối đa.

- Trường hợp bê tông ninh kết chưa hoàn toàn đem sử dụng rất dễ gặp rủi ro, khiến công trình không đảm bảo chất lượng gây mất tiền. Thời gian chờ bê tông sàn đông cứng sẽ phụ thuộc vào các loại bê tông và điều kiện môi trường khác nhau.

- Nếu nhiệt độ cao, khi tưới nước lên mặt bê tông, nó sẽ bốc hơi nhanh làm quá trình thủy hóa không hoàn toàn gây nên hiện tượng nứt. Còn quá ẩm tốc độ bốc hơi chậm, thủy hóa kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

>

3. Thời gian đông cứng của bê tông là bao lâu?

- Trung bình cỡ khoảng 3 tới 4 tuần đầu là thời gian đông cứng của bê tông hoàn toàn trong mùa hè. Còn với mùa Đông thì có thể sẽ lâu hơn một chút. Sau thời gian này, bạn có thể áp dụng chống thấm sân thượng, mái hay nhà vệ sinh. Khi bê tông được đổ xong quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành ngay. Lúc này khối bê tông sau đổ sẽ dần ninh kết với nhau có cường độ tăng dần.

- Việc bảo dưỡng bê tông móng [tưới nước] cũng ảnh hưởng không nhỏ tới độ ninh kết của khối sàn bê tông. Trước khi tháo dỡ cốp pha, bạn phải chắc chắn rằng đó là khi thời gian đông cứng của bê tông theo quy định đã đạt. Nếu chưa đủ sẽ gây nên những hiện tượng trần, sàn của ngôi nhà bị nứt nẻ sụt đổ.

- Ngay sau khi tháo dỡ cốp pha bạn cần chú ý đối với loại bê tông thương phẩm thì chỉ đạt cường độ chịu lực với những tác động nhẹ. Chính vì điều đó, cần có thời gian cho bê tông có độ ninh kết tăng để chịu tác động lớn hơn.

Bảo dưỡng bê tông trong thời gian đông cứng

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đông cứng của bê tông bao gồm:

- Các yếu tố như không khí, nhiệt độ môi trường, nước ấm, ... ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của xi măng

- Xi măng cần thủy hóa trước khi đông kết, nên lượng nước dùng cho công việc trộn lớn hơn nước dùng cho quá trình thủy hóa.

5. Các yếu tố ảnh hưởng về thời gian đông cứng của bê tông

- Tính thấm nước: Thường các xi măng hạt thô tạo ra nhiều độ rỗng so với loại mịn. Và tính thấm nước của khối bê tông bị chi phối nhiều bởi thành phần của xi măng và phụ gia xây dựng, cũng như tỷ lệ. Có hai loại lỗ rỗng trong đá xi măng là Lỗ rỗng gen nằm giữa các phần tử gen, rất nhỏ, đường kính khoảng 0,5 đến 3,0.

- Độ rỗng mao quản tùy thuộc vào tỉ lệ N/X lúc đầu và mức độ thủy hóa xi măng. Khi mức độ thủy hóa tăng lên, độ rỗng nhỏ đi và độ thấm cũng giảm.

- Lựa chọn và sử dụng xi măng: Thường vấn đề chọn xi măng cần dựa trên yêu cầu kỹ thuật của công trình. Căn cứ vào điều kiện khối bê tông cho công trình mà người thiết kế chọn các loại xi măng phù hợp. Việc chọn các loại xi măng mác cao thay thế xi măng mác thấp là điều không nên.

- Độ mịn và thành phần hóa của xi măng cũng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi cường độ trong môi trường nhất định. Nếu xi măng càng mịn thì thời gian phản ứng rút ngắn và cường độ càng cao.

Thời tiết là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đông cứng của bê tông

>

6. Ảnh hưởng của xi măng đến các tính chất bê tông và thời gian đông cứng của bê tông

- Sự nứt nẻ do nhiệt: Thông thường các phản ứng thủy hóa thường sinh nhiệt, đây là hàm số của các thành phần khoáng và độ mịn của xi măng. Sự nứt nẻ do nhiệt: Thông thường các phản ứng thủy hóa thường sinh nhiệt, đây là hàm số của các thành phần khoáng và độ mịn của xi măng. Những bạn phải có những biện pháp phòng ngừa để tránh việc chênh lệch nhiệt quá cao giữa bên trong và ngoài.

- Độ mịn của xi măng: Trong quá trình này, thời gian chờ bê tông sàn đông cứng đầu ảnh hưởng khá đáng kể. Tốc độ phát nhiệt liên quan mạnh mẽ đến cường độ của xi măng. Theo sự đánh giá, xi măng poóclăng nhiệt thủy hóa cao hơn xi măng poóclăng hỗn hợp.

- Tính dễ đổ: Thông thường xi măng được xem là thành phần nhỏ nhất trong bê tông có tác dụng đến tính dẻo cũng như tính dễ đổ của khối bê tông. Nếu hỗn hợp ít xi măng sẽ làm cho khối bê tông khó đổ, kém dẻo và rất khó hoàn thiện và ngược lại. Tuy nhiên, bê tông quá nhiều xi măng sẽ dính nhiều gây khó thi công. Ngoài ra tính dễ đổ còn phụ thuộc vào độ mịn của xi măng, tính chất đông kết.

- Cường độ: Yếu tố này bị chi phối nhiều bởi thành phần khóa của xi măng.

- Thành phần C3S tăng cường độ sau 10 đến 20 giờ đến 28 ngày.

- Trong bê tông, C2S có ảnh hưởng nhiều đối với cường độ về sau trong môi trường có độ ẩm thích hợp.

- Thành phần C3A đóng góp chủ yếu vào việc tăng cường độ trong 24 giờ và sớm hơn, vì bản thân C3A thủy hoá nhanh.

- Thành phần C4AF ít ảnh hưởng đến cường độ hơn.

- Cường độ của bê tông cũng bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố mất khi nung. Độ mịn xi măng lớn cường độ sẽ tăng đến 28 ngày và mạnh nhất sau 10 đến 20 giờ đầu sau khi đổ.

- Ổn định thể tích: Sự thay đổi thể tích bê tông do tiết nước, nhiệt độ biến đổi, các phản ứng thủy hóa của xi măng.

7. Thời gian chờ bê tông sàn

Độ tiết nước giảm khi độ mịn xi măng tăng, cơ hạt nhỏ, yếu tố kiềm và C3A tăng. Xi măng có hàm lượng CaO và MgO cao quá mức so với bình thường nảy sinh hiện tượng trương nở sau gây bất lợi cho quá trình thủy hóa.

Video trạm trộn bê tông G7 Corp

>

Video liên quan

Chủ Đề