Tại sao ko đóng chai nước ngọt thật đầy

Câu hỏi: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Trả lời:

Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vê hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng nhé:

I. Lí thuyết

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng => mực nước trong ống dâng lên

Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước lạnh => mực nước giảm xuống

- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.

Ví dụ: Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau.

Cùng nhúng 3 bình trong 1 chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.

Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.

Chú ý:Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chứa bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra. Do đó sự nở của chất lỏng mà chúng ta quan sát được trong thí nghiệm được gọi là sự nở biểu kiến, trong đó sự nở của bình không được tính đến. Tuy nhiên, ở trình độ lớp 6 không cần phân biệt sự nở biểu kiến và sự nở thật của chất lỏng.

2. Lưu ý

- Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

- Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

- Nguyên nhân của sự nở bất thường của nước là sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.

-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau [rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …].

3. Các ứng dụng

Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống.

khi đun nước, nếu đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng nước sẽ tràn ra làm tắt lửa.

Không đóng chai nước ngọt thật đầy: khi trời nóng, nước ngọt trong các chai sẽ dãn nở vì nhiệt, nhưng nếu đóng nước chai quá đầy, chai không có chỗ dãn nở sẽ gây ra một lực khá lớn, làm bật nắp chai.

II. Bài tập

Câu 1:Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A.Khối lượng của chất lỏng tăng

B.Trọng lượng của chất lỏng tăng

C.Thể tích của chất lỏng tăng

D.Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích đều tăng

Đáp án: C. Thể tích của chất lỏng tăng

Câu 2:

Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.

B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.

C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.

D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.

Đáp án

Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.

⇒ Đáp án A

Câu 3:Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?

A.Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

C. Cả 2 đều đúng

D.Cả 2 đều sai

Đáp án: C. Cả 2 đều đúng

Câu 4:Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.

B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.

C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.

D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Đáp án

- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.

⇒ Đáp án A.

Câu 5:Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Đáp án

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

⇒ Đáp án D

Khi cầm chai nước ngọt, bạn có từng tự hỏi, tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Lý do sẽ được GiaiNgo bật mí ngay sau đây!

Những hiện tượng rất thực tế xuất hiện ở xung quanh ta có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi chưa? Bạn mua một chai nước ngọt giải khát nhưng kì lạ là phần nước trong chai không bao giờ đầy. Là do lỗi của nhà sản xuất hay có một lý do đặc biệt nào khác? Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Bạn cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời của vấn đề này nhé!

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy

Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy là bởi lý do sau:

  • Tính chất vật lý: Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • Nhà sản xuất tránh trường hợp nhiệt độ nơi bảo quản nước ngọt cao hơn nhiệt độ ở nơi sản xuất, khiến thể tích nước ngọt trong chai nở ra, làm bung nắp chai.
  • Giảm thiểu mức rủi ro trong công tác vận chuyển và bảo quản.

Tóm lại, nguyên nhân người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy là bởi vì tính chất của chất lỏng, dẫn đến những yếu tố cần thiết trong công tác di chuyển cũng như bảo quản. Điều này đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm nước giải khát cũng như sự an toàn trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích?

Hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng cũng tương tự với hiện tượng nước ngọt đóng chai.

Nước trong ống thủy tinh khi gặp nhiệt độ cao, lúc này nước nóng lên, nở ra và làm tăng thể tích nước. Khi đó mực nước trong ống sẽ dâng lên, thể hiện tính chất vật lý [nở vì nhiệt] của chất lỏng.

Thí nghiệm quan sát ống thủy tinh khi đặt trong bình nước nóng là một thí nghiệm phổ biến mà ta đã được học từ lớp 6 ở môn Vật Lý. Qua đó chúng ta cũng có thể nhắc lại một số tính chất phổ biến của chất lỏng như sau:

  • Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
  • Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Ta cũng cần lưu ý rằng nguyên nhân cho sự nở bất thường của nước được chỉ ra rằng là do sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau và ở những nhiệt độ khác nhau.

Hãy giải thích tại sao khi đựng chất lỏng trong chai người ta không đổ chất lỏng vào đầy chai

Khi đựng chất lỏng trong chai người ta không đổ chất lỏng vào đầy chai là do nguyên nhân sau: Khi nhiệt độ môi trường tăng lên cao, chất lỏng trong chai sẽ nở ra. Lúc này gặp lực cản từ nắp chai, chất lỏng sẽ tạo ra một lực khá lớn tác dụng vào nắp chai, khiến nắp bật ra.

Vì thế nếu ta đổ chất lỏng đầy vào chai sẽ gây ra sự rủi ro trong công tác bảo quản. Thay vào đó chỉ nên đổ một lượng vừa phải, có không gian để chất lỏng nở khi gặp nhiệt độ cao, đảm bảo an toàn.

Dựa trên tính chất nở vì nhiệt của chất lỏng mà trong đời sống thực tế con người sẽ có những ứng dụng phù hợp trong các lĩnh vực khác nhau. GiaiNgo đã cùng bạn trả lời câu hỏi rằng tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Nguyên nhân của nó bạn đã biết rồi đấy.

Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi GiaiNgo để được giải đáp những thắc mắc thú vị bạn nha!

Video liên quan

Chủ Đề