Tại sao lại có dòi trong thức ăn

Vụ việc giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho được mua tại một cửa hàng thực phẩm sạch đang gây xôn xao dư luận. Trước đó, nhiều vụ phát hiện thức ăn có giòi tại Việt Nam cũng khiến nhiều người bức xúc.

Giòi trong khúc cá kho của cửa hàng thực phẩm sạch 

Ngày 2/4, anh Nguyễn Văn T. đăng lên mạng xã hội đoạn video ghi lại hình ảnh những con giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho khiến nhiều người rùng mình. Anh T. cho biết anh đã mua khúc cá kho trên tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood trên phố Ngụy Như Kon Tum [quận Thanh Xuân, Hà Nội]. Sau khi xảy ra sự việc, chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood đã xin lỗi anh T. và thông báo tạm dừng bán hàng toàn hệ thống từ ngày 4/4 đến hết ngày 6/4.

Miếng cá kho có giòi được khách hàng quay lại.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu CleverFood bị khách hàng phản ánh.

Vào tháng 8/2019, một nữ khách hàng đặt mua một con tôm hùm tại CleverFood [chi nhánh Ciputra tại CT14A1, KĐT Nam Thăng Long, Hà Nội]. Nhưng khi chế biến, khách hàng phát hiện con tôm hùm vừa mua bị hỏng quá nửa, thịt tôm ngả sang màu đen.

Tương ớt lúc nhúc giòi

VTC News phản ánh, tháng 2/2019, một đoạn clip ghi lại hình ảnh chai tương ớt lúc nhúc giòi của một quán vỉa hè khiến người xem rùng mình. Dù địa điểm và tên quán không được nêu cụ thể nhưng đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Hiện tượng tương ớt có giòi còn được phát hiện tại nơi sản xuất. Điển hình là vụ việc phát hiện 7 tấn tương ớt có giòi ở một cơ sở tại thị xã Dĩ An, Bình Dương vào tháng 8/2016. Chủ cơ sở khai nhận sản xuất tương ớt bằng ớt bột, phụ gia trôi nổi trên thị trường và muối ngâm trong 3 tháng, nấu đặc rồi ủ. Mỗi ngày cơ sở bán được hàng trăm lít.

Giòi bò lổm ngổm trong măng tươi ngâm

Ngày 12/4/2016, cơ quan chức năng tại Nghệ An kiểm tra một cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi của hộ ông Dương Văn Lợi [trú phường Lê Mao].

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trong nhà ông Lợi có 91 thùng phi nhựa, 2 téc chứa đầy măng đang ngâm trong nước và 30 bao tải đựng măng tươi với tổng khối lượng khoảng 5 tấn măng. Toàn bộ số măng này đã bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, kiểm tra kỹ các thùng, cơ quan chức năng phát hiện một số thùng xuất hiện giòi đang bò lẫn trong măng tươi.

Làm bột nêm bằng xương động vật có giòi

Chiều 30/10/2015, trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Bình Tú, huyện Thăng Bình [Quảng Nam], tổ công tác của Trạm CSGT Thăng Bình phát hiện một xe tải chở hơn 9,3 tấn xương động vật có giòi [chủ yếu xương trâu, bò và heo] bốc mùi hôi thối và có giòi.

Tài xế Trần Văn Viên [32 tuổi, trú xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam] không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng trên. Tài xế này khai, số xương động vật này của một người ngụ ở Đà Nẵng gửi vào Quảng Ngãi cho một người tên Nữ để chế biến bột nêm.

Liên tiếp phát hiện giòi trong cơm của công nhân

Chuyện phát hiện giòi trong cơm của công nhân không phải là hiếm ở Việt Nam.

Ngày 7/2/2020, một đoạn clip được chia sẻ trên trang fanpage có tên "Khu công nghiệp Võ Quế 1, Bắc Ninh" ghi lại cảnh giòi bò lúc nhúc trong miếng thịt gà đã qua chế biến, khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Phản ánh với Báo Lao Động, một số công nhân làm việc tại Công ty TNHH Woojeon Vina [Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh] cho hay, trong bữa ăn ca đêm, họ phát hiện trong thịt gà quay có chứa giòi sống bò ra từ khe miếng thịt.

Công nhân phát hiện ấu trùng giòi trong miếng thịt gà. [Ảnh: Lao Động]

Trước đó, ngày 24/4/2019, trong lúc ăn trưa, công nhân Nhà máy may Hitexvina [TX. Thái Hòa, Nghệ An] phát hiện trong thịt và trứng có giòi. Đơn vị kinh doanh nhà bếp tại công ty này đã bị xử phạt hành chính 6 triệu đồng.

Tại TP.HCM, một số công nhân làm việc tại Công ty TNHH Đông Nam VN [phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân] phản ảnh, khoảng 11h30' ngày 13/9/2012, khi đang ăn cơm trưa tại căngtin của Công ty, họ phát hiện có giòi trong một suất ăn.

Dòi lúc nhúc trong suất cơm sinh viên

Theo Báo Người Lao Động, trưa 14/6/2016, sau khi mua một phần cơm tại căntin nhà B3 [ký túc xá khu B ĐHQG TP.HCM], B.H.T [sinh viên Trường ĐH Nông Lâm] phát hiện hàng chục con dòi lúc nhúc trong phần cá chiên. Ngay sau khi phát hiện, T. đã quay clip phản ánh lên nhóm facebook: “Hội những người ở ký túc xá khu B”.

Những hình ảnh về thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được sinh viên chia sẻ lên trang facebook "Hội những người ở KTX khu B".

Sau đó, các sinh viên khác cũng chia sẻ những hình ảnh về phần cơm khác xuất hiện dòi, sâu, gián và nhiều vật thể lạ khi mua cơm ở căn tin nhà B3.

Ông Trần Thanh An, Giám đốc KTX, đã cùng tổ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của KTX kiểm tra căn tin nhà B3. Tại đây, tổ kiểm tra phát hiện nhiều con dòi khác trong đầu cá chiên.

Phát hiện giòi bò lổn nhổn trong đĩa sụn gà

Ngày 8/8/2017, thông tin trên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng với quán ăn Sườn nướng Cao Bồi [quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng].

Trước đó, ngày 7/8/2017, một người dân đã đăng lên Facebook cá nhân phản ánh việc nhiều người cùng vào ăn ở quán Sườn nướng Cao Bồi và có gọi món sụn gà chiên. Món này sau đó được khách yêu cầu hâm nóng lại và tiếp tục sử dụng thì phát hiện có 5 con giòi đang bò lổn ngổn bên trong.

Theo ông Tiến, có thể giòi sống nằm trong cà chua hoặc xà lách vì món sụn gà đã được hâm nóng thì không thể có giòi sống bên trong.

Ăn thực phẩm có giòi nguy hiểm ra sao?

GS. TS Lê Trần Bình - nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam] khẳng định trên GiadinhNet, dù giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng cũng có những tác hại đáng kể. Thực phẩm có giòi sinh sống ăn hết chất bổ, khi con người ăn sẽ chẳng còn giá trị dinh dưỡng gì. Nó còn có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, giun sán.

Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào độ hư hỏng của thức ăn, nếu thức ăn đã hỏng đến mức có giòi và nhiễm các loại vi sinh vật sản sinh độc tố có thể gây ngộ độc với triệu chứng nôn mửa, người tím tái, phải đi cấp cứu.

Hạnh Nguyên[Tổng hợp]

Giòi [hay còn gọi là dòi] là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi. Vậy bạn có biết giòi sống được bao lâu và vòng đời của giòi hay không? Cùng Silk Screen tìm hiểu nhé!

Đời sống loài ruồi có thể chia thành bốn dạng: trứng, giòi, nhộng, và ruồi. 

Trứng ruồi đẻ vào những nơi ẩm thấp nước đọng, các thứ rữa thối, hay phân thải. Sau 8-20 giờ, trứng nở thành giòi. Ở dạng này, con giòi bắt đầu ăn. Chúng chuộng nhất là thịt hư rữa. Ăn thật no xong, con giòi bò tìm nơi để biến thành nhộng.

Giòi sống được bao lâu

Giòi sống được bao lâu? Vòng đời của ruồi

Con ruồi có 4 giai đoạn phát triển trong suốt vòng đời của mình. Chúng sẽ bắt đầu từ trứng ruồi -> ấu trùng [giòi] -> nhộng -> ruồi trưởng thành. Như vậy thì cuộc sống của một con ruồi bắt đầu như sau:

Vòng đời của ruồi:

  • Giai đoạn 1: trứng ruồi: Vào chu kỳ sinh sản của ruồi, ruồi đực và cái tiến hành giao phối để bắt đầu quá trình sinh sản. Sau đó ruồi cái sẽ tìm kiếm địa điểm thích hợp để tiến hành đẻ trứng. Nơi ruồi cái đẻ trứng là nơi thích hợp cho trứng tồn tại và ấu trùng phát triển.

Và nơi này cũng chính là nơi lý tưởng cho trứng nở thành ấu trùng và kết kén thành nhộng. Những vị trí thích hợp để ruồi đẻ trứng như xác động vật, bãi rác, hố chôn rác thải, phân động vật và người,… Mỗi lần sinh sản của ruồi thường đẻ từ 150 – 200 trứng. Và trong suốt cuộc đời của mình thì ruồi đẻ khoảng 4 lần và sau đó chết.

  • Giai đoạn 2: ấu trùng ruồi [dòi]: giòi là loài chỉ cần nhìn vào thôi là bạn đã thấy hai chữ hiện lên trong đầu của mình là “gớm ghiếc”. Ấu trùng ruồi này còn tượng trưng cho cái chết, khi chúng thường xuất hiện trên xác động vật và có cả xác người.

Có rất nhiều người lầm tưởng giòi là một loại độc lập. Nhưng thật ra giòi chỉ là một trong 4 quá trình phát triển trong vòng đời của ruồi.

Con giòi sau khi chui ra khỏi lớp vỏ trứng thì chúng bắt đầu ăn. Thức ăn của chúng thường là xác chết thối rữa tại nơi mà ruồi mẹ đẻ trứng. Công việc duy nhất trong giai đoạn này của chúng chỉ là ăn. Chúng cần một lượng lớn thức ăn để tích trữ năng lượng cho quá trình tiếp theo.

Sau một khoảng thời gian ăn và tích trữ năng lượng cho giai đoạn tiếp theo. Ấu trùng ruồi sẽ tiến hành tìm nơi tối tăm để ẩn nấp và bắt đầu tạo kén.

>>> Xem thêm: Cách diệt bọ xít hiệu quả

  • Giai đoạn 3: nhộng ruồi: Sau khi đã tích trữ đủ năng lượng cho bản thân của giòi. Chúng bắt đầu tìm nơi tối tăm ẩm thấp và tiến hành tạo kén để trở thành nhộng.

Kén của ruồi có hình trụ đầu tròn và cứng dần theo thời gian. Chúng có màu nâu, đỏ và chuyển dần thành màu đen và cuối giai đoạn phát triển. Có chiều dài kén từ 1mm – 2mm và chúng phát triển dần theo quá trình phát triển của giòi và ruồi sống được bao lâu.

  • Giai đoạn 4: ruồi trưởng thành: Khi trải qua thời gian phát triển của giai đoạn nhộng và lột xác. Lúc này cơ thể của giòi đã thành hình dạng của một con ruồi với đủ 6 chân và một đôi cánh. Ruồi trưởng thành lúc này sẽ tự phá vỡ kén để chui ra ngoài. Kích thước lúc này của ruồi trưởng thành từ 5mm – 8mm.

Mặc dù đã trở thành ruồi trưởng thành nhưng cơ thể ruồi lúc này chưa phát triển đầy đủ. Ruồi trưởng thành cần một khoản thời gian nữa để phát triển thành ruồi trưởng thành hoàn hảo.

Và sau khi đục kén chui ra ngoài thì khoảng 2 ngày sau là ruồi bắt đầu sinh sản. Thông qua 4 giai đoạn phát triển vòng đời của ruồi. Chúng ta có thể tính được ruồi sống được bao lâu là khoảng 14 ngày sau khi trải qua 3 giai đoạn phát triển. Từ trứng thành giòi, nhộng và đóng kén lột xác thành ruồi trưởng thành.

Giòi là một cơn ác mộng thực sự với rất nhiều người. Đừng lo lắng, có giải pháp “đánh bay” giòi trong thùng rác cực hiệu quả không thể bỏ qua!

Giòi là ấu trùng của ruồi. Ruồi đẻ trứng trong thùng rác và nếu như thời tiết ấm áp những quả trứng này có thể nở trong vòng vài giờ. Ấu trùng chui ra khỏi trứng và tự lấy thức ăn để phát triển. Ấu trùng hoặc giòi này có thể biến thành ruồi trong vòng 3 ngày khi trời nóng. Đó là lý do tại sao bạn hầu như chỉ nhìn thấy giòi trong thùng rác khi thời tiết ấm áp chứ không phải khi trời lạnh.

Tại sao có dòi trong nhà?

Dòi hay giòi chính là loại ấu trùng nở ra từ trứng do ruồi đẻ ra, chúng là một phần của chuỗi thức ăn. Thông thường, giòi có vai trò trong việc phân hủy các chất hữu cơ đang phân hủy và thức ăn thừa là một trong số đó.

Vì thế, dòi xuất hiện trong nhà là do ruồi đẻ trứng vào thức ăn thừa trong nhà của bạn.

Cách loại bỏ giòi trước khi chúng tiến hóa thành ruồi

Để ngăn giòi vào rác, trước hết bạn nên đảm bảo rằng không có thức ăn nào bị bỏ vào thùng rác. Hãy bọc bất kỳ miếng thịt nào bạn muốn vứt ra ngoài bằng báo trước khi cho vào thùng rác. Đặt thùng rác trong bóng râm để đảm bảo nhiệt độ không tăng quá nhiều bên trong thùng. Vệ sinh thùng rác thường xuyên và cũng nên mở nắp thùng rác thường xuyên để thùng rác không quá ngột ngạt. 

Nếu thùng rác có đầy giòi, bạn sẽ muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Nếu bạn chờ đợi quá lâu, giòi có thể tiến hóa thành ruồi trong vài ngày sau. Đây là những gì bạn có thể làm:

  • Nước sôi: Nước sôi sẽ bị giết chết giòi. Cách này chỉ hiệu quả nếu như bạn đổ trực tiếp nước sôi lên giòi. Nếu bạn có một thùng rác đầy, thủ thuật này có thể không hiệu quả.
  • Cát: Giòi không thể sống được trong cát. Nếu bạn đổ cát vào thùng rác, giòi sẽ chết và bạn chỉ cần quét sạch chúng cùng với cát.
  • Clo: Đây là một cách tiếp cận quyết liệt hơn, nhưng hiệu quả. Đổ clo lên thành trong của thùng rác rồi rửa sạch là giòi sẽ chết hết.
  • Muối: Cũng giống như ốc sên, giòi không thích muối. Nếu chúng tiếp xúc với muối, chúng sẽ bị tan chảy. Vì vậy, bạn chỉ cần đổ một lượng lớn muối vào thùng rác và chờ một lúc rồi đổ ra và rửa sạch thùng rác.
  • Ống quần: Hãy đổ đầy băng phiến vào ống quần và buộc cẩn thận. Đặt ống quần bên trong hộp đựng. Giòi không thích băng phiến, vì vậy những sinh vật này sẽ nhanh chóng biến mất.

Khi đã loại bỏ được giòi bạn cần phải làm sạch thùng rác. Đổ 2 lít nước sôi và hòa cùng 1 lít giấm vào trong thùng rác và rửa sạch. Thùng rác sẽ sạch như mới!

Có phải tất cả loại giòi đều có hại không?

Chúng ta chắc hẳn không ai không biết đến RUỒI, loại côn trùng được mặc định trong quan niệm mỗi người là HẠI nhiều hơn LỢI, là nguyên  do của rất nhiều các loại bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng bạn có biết có một số loại ruồi không những không những không có hại mà còn mang lại rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu cho loài ruồi có ích này phải nói đến ruồi lính đen.

Ruồi lính đen là loại ruồi được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân hủy rác hữu cơ rất hiệu quả. Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta. Ruồi trưởng thành có màu đen, kích thước dài khoảng 12-20mm. 

Vậy giòi sống được bao lâu – 1 tháng kể từ khi được sinh ra dưới dạng trứng đến khi nở thành ấu trùng, nhộng rồi cuối cùng lột xác và trở thành Ruồi lính đen với đôi cánh dài. 

Con trưởng thành thường sống dưới các bóng cây ngoài tự nhiên và ít liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng sống khoảng 3-5 ngày không ăn uống gì và chết.

Trong khoảng thời gian 3-5 ngày, mỗi con cái đẻ số lượng trứng khá lớn khoảng 500-800 trứng rồi chết.

Ấu trùng của ruồi lính đen gọi là giòi. Giòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm. Ấu trùng [giòi] của ruồi lính đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. 

Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18kg ấu trùng.

Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giàu lysine; trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid [như virus HIV, sởi] cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.

Do cấu trúc miệng khá lớn và khỏe, giòi ruồi lính đen có thể ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các chất này có thời gian phân hủy bốc mùi ôi thối. 

Do đó ấu trùng ruồi lính đen chính là ứng cử viên số một trong việc loại bỏ mùi hôi thiu của các chất thải hữu cơ. Trong khi ăn, ấu trùng ruồi lính đen thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải mà chúng ăn vào cơ thể. 

Một số nghiên cứu cho kết quả rằng, chỉ bằng phương pháp ăn và tiêu hóa, ấu trùng ruồi lính đen có thể làm giảm đến 90% lượng chất thải cũng như các mầm bệnh.

Giòi ruồi lính đen sẽ tiết ra enzyme để phân hủy rác trước khi rác có mùi hôi. Chính vì vậy, các sinh vật yếm khí sẽ không có điều kiện hoạt động trong toàn bộ quá trình phân hủy.

Khi trưởng thành, ấu trùng sẽ chuyển từ màu kem sang màu đen, miệng và ruột chuyển hóa và ấu trùng sang giai đoạn hóa nhộng.

Thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi trước giai đoạn hóa nhộng được cho là rất phong phú. Qua các con số nghiên cứu cho thấy, trong ấu trùng ruồi lính đen có chứa: [sấy khô] 43 – 51% protein, 15-18% chất béo, 2.8% – 6.2%  canxi, 1-1.2% photpho.

Sử dụng giòi ruồi lính đen để xử lý rác hữu cơ có thể được coi là phương pháp hữu hiệu nhất cho môi trường do không những không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải hay hiệu ứng nhà kính mà còn làm giảm thể tích chất thải lên đến 90%. 

Chính từ việc giảm thiểu lượng chất thải nhanh chóng như vậy nên vô hình chung, ấu trùng ruồi lính đen đã giảm đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và lấp chất thải hữu cơ cho các hộ gia đình.

Qua bài viết về vòng đòi của ruồi, bạn đã có thể biết được những thông tin về giòi và vòng đời của nó. Để ngăn ruồi và nhà hãy liên hệ Silk Screen để lắp cửa lưới chống côn trùng nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN SILK SCREEN

Showroom: LK11 – TT1, KĐT Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0913 25 66 33 – Mr. Nam

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề