Tại sao lgbt lại bị kỳ thị

Băng Đình

|17:23 / 29.06.2021

Xã hội đã có cái nhìn rộng mở hơn đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+ nhưng những người song tính lại mang trong lòng nỗi khổ khó giải bày trong chính cộng đồng của mình.

Người song tính (biexual) được định nghĩa như thế nào? 

Ngày nay, cộng đồng LGBT+ đã được chấp nhận nhiều hơn ở các nước trên thế giới, lá cờ lục sắc đã vươn bay trên khắp tất cả các mặt trận. Tuy vậy, vẫn còn không ít hiểu lầm và định kiến, thế nhưng với sự cố gắng không mệt mỏi, họ đã tìm được một phần tự do dành cho mình.

Tuy nhiên phía bên trong thế giới ấy, vẫn còn một cộng đồng nhỏ những người đặc biệt chịu nhiều dị nghị và coi thường từ cả cộng đồng của mình. Đó là nỗi lòng của những người song tính.

Lưỡng giới hay một người song tính luyến ái (bixeual) ý chỉ một người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và xu hướng tính dục cả hai giới tính nam và nữ. Hầu hết mọi người đều bị thu hút về mặt thể chất và cảm xúc với những người cùng giới hoặc khác giới. Tuy nhiên, vẫn còn một định nghĩa đơn giản về song tính là: "Những người song tính có thể có bị hấp dẫn về tình dục, tình cảm, cảm xúc với cả người cùng giới tính của họ và giới tính đối lập".

Bisexual - những người song tính thường bị bỏ quên trong trong thế giới của cộng đồng LGBTQ+

Họ bị lãng quên vì câu chuyện của những người đồng tính, người chuyển giới đôi khi làm cho người ta quan tâm hơn mà vô tình phát lờ đi sự hiện diện của người song tính. Thậm chí có nhiều người nói rằng "Tôi không chấp nhận giới tính kỳ lạ này" hoặc "Tôi không muốn hẹn hò với người song tính".

Tại sao dẫn đến sự kỳ thị này? Bởi vì nhiều người không coi song tính là một xu hướng tính dục không bình thường và đặc biệt là làn sóng định kiến gay gắt về người song tính. Người ta cho rằng đây là những người dễ thay lòng đổi dạ, không chung thủy, quan hệ lang chạ, dễ mắc các bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao, không nhất quán cảm xúc, nhu cầu tình dục quá cao... 

Tôi có quen một anh bạn tên T và tự đặt cho mình một nickname là Dark. Anh là một biexual, nhưng anh chưa bao giờ thoải mái trong chính giới tính thật của mình. "Đôi khi nỗi đau của tôi không phải bởi vì tôi là người song tính. Nỗi đau của tôi là bởi cách tôi bị đối xử là một kẻ có tội trong thế giới của mình. Cũng từ đó tôi tự cho mình là một Dark - một người luôn sống trong bóng tối của chính mình vì tôi thấy mình bị cô lập ở cộng đồng LGBTQ" - T chia sẻ. 

Them nghiên cứu của USAid kết hợp với UNDP thực hiện cho thấy tại Á châu, trong đó có Việt Nam, cộng đồng LGBTQ+ không được hỗ trợ đầy đủ. Bị kỳ thị, phân biệt đối xử, họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đòn đánh tâm lý này chưa kinh khủng bằng việc những người song tính lại bị bỏ qua hoặc ghét bỏ trong chính cộng đồng của mình. 

Những người song tính cũng có hỷ nộ ái ố nên tình cảm, cảm xúc vẫn tồn tại trong họ song song với nhu cầu tình dục. Việc sống đúng với cảm xúc của mình là sai? Việc thổ lộ bản thân mình là sai? Vậy lối thoát nào cho những số phận bị xã hội từ chối?

Dù là song tính, đồng tính hay chuyển giới cũng cần sự cảm thông và chia sẻ 

 Tất cả chúng ta hãy học cách kiểm soát những cảm xúc kiên định, và bắt đầu tái tạo hình dáng cho những trải nghiệm cuộc sống hàng ngày một cách trân trọng và có chủ động. Dù là song tính, đồng tính hay chuyển giới cũng cần được sống và đón nhận tất cả những điều tốt đẹp. Vì cuộc sống vốn dĩ công bằng với tất cả chúng ta.

Đừng làm tổn thương những con người trong cộng đồng LGBTQ+ bằng những lời bình phẩm, nhận xét, miệt thị hay xúc phạm. Họ cũng là những con người có trái tim và cảm xúc như chúng ta. Họ không xứng đáng phải gánh chịu những lý lẽ vô lý đó. Giữa hàng loạt định kiến bủa vây từ gia đình, xã hội đến chính cộng đồng của mình thì họ sẽ cảm giác như thế nào?

Lê Hoàn - một anh chàng song tính đã thành lập chương trình trình diễn Drag show "Le papillon". Anh chia sẻ: "Bởi vì anh đủ can đảm để come out với bố mẹ nhưng lại không dám come out giới tính thật là người song tính với người yêu của mình. Vì thế anh đã thành lập chương trình này". 

Sau bốn năm, chương trình đã tạo ra nhiều ấn tượng tốt và xóa mờ ranh giới giữa các xu hướng tính dục. Dù là song tính, đồng tính hay chuyển giới, lòng yêu thương và sự cảm thông mới chính là chìa khóa để có một mối quan hệ hạnh phúc và bền vững.

Pride Month - Tháng tự hào LGBT không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT mà còn là sự kiện kết nối tất cả những ai đã và đang đồng hành cùng lá cờ lục sắc. Tuyến bài #PrideMonth của mục GenVie sẽ cùng bạn khám phá những góc nhìn, quan điểm và chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng về cộng đồng LGBT. Chúng tôi hy vọng có thể gửi đến tất cả thông điệp: Hãy luôn là chính mình trong mọi khoảnh khắc!

Tại sao lgbt lại bị kỳ thị

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Muốn hòa nhập vào cộng đồng nhanh, chính bản thân mỗi LGBT cần tự nâng cao kiến thức, hành động và cư xử đúng theo chuẩn văn minh xã hội.

Những tấm gương vươn lên chính mình, những hình ảnh cá nhân tiêu biểu, các doanh nhân thành đạt là người LGBT ngày càng ghi điểm trong mắt công chúng. Xã hội đang có cái nhìn mới về LGBT, có thể một phần hơi định kiến nhưng không thể phủ nhận rằng: “Thành viên LGBT khá tài năng và đạt được nhiều thành công.”

Thế nhưng, bên cạnh đó, không ít những ánh nhìn đôi lúc còn mang tính mỉa mai hay nhẹ nhàng hơn là cái chẹp miệng, tặc lưỡi nói: “Ôi chúng là LGBT đó.”, “Kệ thôi, bọn LGBT nó vẫn vậy!” khi gặp một tình huống nào đó gắn liền với người LGBT. Thiết nghĩ, trong một xã hội đang mở rộng chào đón LGBT, đâu đó có những ánh nhìn kì thị thì điều đó không hẳn là do định kiến ăn sâu vào tiềm thức mọi người mà có thể chính một số thành viên LGBT đang tự đẩy mình vào “nhóm LGBT bị xã hội kì thị”.

Dưới đây là một vài lý do xuất phát từ chính LGBT khiến người khác kì thị.

1. LGBT “nhạy cảm vô cùng”

Đây là đặc tính mà rất nhiều LGBT đang mắc phải. Các bạn tự cho rằng mình có quyền nghi ngờ, có quyền nhạy cảm. Chính sự thể hiện thái quá là điều khiến người khác nhìn bạn như một kẻ tội lỗi, khác xa đồng loại. Hôm trước, tôi nghe lại chuyện một bạn kể: Bạn ấy là người dị tính, nhắn tin hỏi một bạn là LGBT đăng ký tham gia hoạt động. Bạn hỏi: “Cậu có phải là gay không?” Một câu hỏi cực kỳ bình thường nhưng bạn LGBT bỗng dưng nổi đóa lên, dạng rất tổn thương: “Mình là gay đấy! Có sao không?” Dường như một câu hỏi hỏi thăm bình thường của người khác cũng bị coi là “câu hỏi kì thị” với mình.

Tại sao lgbt lại bị kỳ thị
Nhiều LGBT "rất nhạy cảm" trước câu hỏi của người lạ. (Ảnh minh họa).

Cách cư xử thích “xù lông nhím” hỏi sao người khác lại không có cái nhìn khác lạ về LGBT. Đơn giản một điều người dị tính không phải ai cũng có thể biết được bạn là ai, là gay hay là trans, là les đơn thuần hay một sb (là đồng tính nữ thích ăn mặc theo phong cách tomboy). Chỉ có cách hỏi để biết, để xưng hô nhưng nhiều bạn LGBT lại cho rằng: “Họ động chạm đến mình!”, “Họ thích mỉa mai mình.” Ngay cả đến việc người dị tính đôi lúc chưa thể nhuần nhuyễn các thuật ngữ xưng hô. Họ hay nhầm chuyển giới nữ, chuyển giới nam. Có lúc, một chuyển giới nữ, họ vô tình gọi là “anh” hay một les thích phong cách tomboy bị gọi thành “chị”,… Muôn kiểu xưng hô chắc chắn người lần đầu tiên gặp không thể “gọi đúng” nhưng dường như không ít LGBT đánh đồng đó là người ta khinh mình.

Mới hôm trước, tôi lại nghe thấy một chuyện. Một bạn chuyển giới được hẹn lịch phỏng vấn tỏ ra rất hào hứng chuẩn bị đi. Đến ngày hẹn, bạn chẳng trả lời, ỉm đi. Sau đó chỉ nhắn lại một cái tin: “Do tâm lý mình không ổn định mình không thể đi.” Có thể thời điểm ấy, bạn đang gặp vấn đề nào đó trong mối quan hệ công việc, gia đình nhưng vô tình chung, việc không giữ đúng lời hẹn, thích “sớm nắng chiều mưa” là hành động tự đẩy mình vào “bị kì thị”.

2. Trang phục, lời nói ngược với thẩm mỹ

Một nỗi đau khổ của người chuyển giới đôi lúc lại chính là giọng nói. Khi chưa có sự tác động của hoóc môn, giọng nói của người chuyển giới vẫn còn giữ nguyên như ban đầu. Chắc chắn rằng, hình ảnh một cô gái xinh đẹp với giọng nói ồm ồm hay một chàng trai với âm giọng lanh lảnh cũng sẽ gây chú ý cho người ngoài. Điều này chúng ta khó trách thành viên LGBT hay người ngoài. Bởi bản thân con người đều hay có tính tò mò, dễ bị chú ý bởi những điều khác lạ đập ngay vào mắt hay tai.

Tuy nhiên, trong quá trình trò chuyện, tôi nhận thấy nhiều LGBT thường sử dụng ngôn ngữ lóng với âm giọng khác thường như muốn gây sự chú ý. Đó là điều hoàn toàn không nên bởi như vậy, chính bạn đang tự đẩy mình vào hình ảnh xấu trước con mắt của người khác.

Tại sao lgbt lại bị kỳ thị
Lựa chọn trang phục hay cách ứng xử hợp lý là việc mà các LGBT nên làm. (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, vấn đề trang phục, bạn là LGBT, bạn có quyền mặc quần áo cầu vồng tham dự sự kiện của cộng đồng nhưng không có nghĩa là có thể mặc đồ như vậy đến các chương trình dành chung cho tất cả mọi người. Đôi lúc, một bạn chuyển giới nữ cố tình trang điểm đậm, son phấn lờ loẹt, váy vóc rườm rà tạo gu ngoại hình “khác lạ” dễ trở thành “đối tượng” bị người ngoài nhìn với ánh mắt lạ kỳ.

3. Thể hiện cách ứng xử trái thuần phong mỹ tục

Nếu một đôi nam nữ dị tính hôn nhau nơi quán café, nơi công cộng chắc chắn sẽ gây sự chú ý và ánh mắt dò xét của người ngoài. Và dĩ nhiên ánh mắt đó sẽ càng khó chịu hơn khi cặp đôi ấy là một cặp đồng tính nam hay cặp đồng tính nữ. Đó chỉ là một trong rất nhiều những cách ứng xử thiếu văn hóa của nhiều bạn trẻ LGBT khi xuất hiện chốn công cộng. Vô tình chung, các bạn đã tự khiến mình trở thành “nhóm đặc biệt, bị kì thị” trong con mắt của người khác.

Tại sao lgbt lại bị kỳ thị
Hãy hành xử như những người văn minh. (Ảnh minh họa).

Bản thân tôi thiết nghĩ, mình đã đặc biệt rồi thì hãy hòa đồng như mọi người khác đừng gây sự chú ý quá độc đáo về trang phục hay ngoại hình. Có thể bạn là người cá tính, thích thể hiện. Vậy thì đồng nghĩa với đó là hãy là người sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời dè bỉu. Khi bị người khác xoi mói bạn đừng tự hỏi: “Sao họ lại kì thị mình”.

Vẫn biết, các thành viên trong cộng đồng LGBT phải trải qua những tháng ngày hoang mang lo lắng, bị gia đình phản đối, bị bạn bè chế giễu nên sẽ dễ dàng nhạy cảm và bị tổn thương. Thế nhưng, chúng ta cần phải chứng mình, “sự ra đời của chúng ta là lẽ tự nhiên”. Muốn hòa nhập vào cộng đồng nhanh, chính bản thân mỗi LGBT cần tự nâng cao kiến thức, hành động và cư xử đúng theo chuẩn văn minh xã hội.

(Bài viết theo quan điểm cá nhân của một chàng trai chuyển giới)