Tại sao môi trên lại lớn và lộ ra ngoài

Môi bé là một cặp nếp gấp da mỏng tạo thành một phần của âm hộ, hoặc cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ. Chúng hoạt động như những cấu trúc bảo vệ bao quanh âm vật, lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm về cấu trúc, chức năng cũng như các bệnh lí liên quan đến môi bé thông qua bài viết dưới đây. 

1. Cấu trúc và chức năng của môi bé?

Môi bé và môi lớn tạo thành nếp 2 bên của tiền đình âm hộ. Môi bé nằm ở bên trong, sát với tiền đình âm hộ. Môi lớn nằm ở bên ngoài ngay cạnh môi nhỏ.

Môi bé dài khoảng 5cm, rộng khoảng 0,5 cm nằm trong hai môi lớn ngăn cách bởi rãnh gian môi. Hai môi bé giới hạn bên trong bởi một khoang gọi là tiền đình âm hộ. Phía trước tách ra làm hai nếp, nếp nông phủ mặt nông của âm vật và nối với nếp tương ứng đối diện tạo thành mũ âm vật. Phía sau, nối với nhau thành hãm môi âm hộ.

Tiền đình âm hộ là một lõm được giới hạn hai bên bởi mặt trong hai môi bé, phía trước âm vật và phía sau là hãm môi âm hộ.

Cấu tạo của môi bé

Môi bé gồm có ba chức năng chính:

  • Tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào cơ thể
  • Bảo vệ các cơ quan sinh dục bên trong khỏi các sinh vật lây nhiễm
  • Tạo khoái cảm tình dục

2. Những vấn đề có thể xảy ra ở môi bé?

2.1 Môi bé phì đại

Trên thực tế, môi bé có hình dạng và kích thước khác nhau ở mỗi cá nhân. Việc môi bé lớn hơn môi lớn vẫn được xem như là bình thường. Tuy nhiên, việc lớn hơn dẫn đến mất cân xứng nhiều thì được gọi là phì đại môi bé.

Nguyên nhân nào gây ra phì đại môi bé?

Việc phát triển môi bé phì đại lại là hoàn toàn bình thường và đây không phải là bệnh. Bởi vì kích thước chiều rộng và chiều dài môi bé là hoàn toàn khác nhau ở mỗi người. 

Khi phì đại môi bé có gây ra vấn đề gì không?

Tình trạng môi bé có kích thước lớn đôi khi ảnh hưởng đến một số người. Một trong những vấn đề hay gặp là làm cho phụ nữ mất đi tự tin.

Đôi khi, nó có thể gây ra các vấn đề như:

  • Dễ bị nhiễm trùng âm hộ do khó vệ sinh
  • Có thể gây đau khi hoạt động
Môi bé phì đại và môi bé bình thường

Môi bé phì đại có thể được điều trị như thế nào?

Thực tế nếu môi bé lớn hơn môi lớn nhưng lại không hề gây phiền toái gì thì không cần thiết được điều trị. Một số bạn nữ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc đồ lót 100% cotton hoặc sử dụng thuốc mỡ, như dầu dừa hoặc thuốc mỡ A và D để giảm cọ xát.

Nếu vẫn còn đau, bạn sẽ cần được khám và cân nhắc phẫu thuật để làm cho môi bé nhỏ hơn. Đây được gọi là tạo hình môi âm hộ. Sau khi phẫu thuật, môi vùng âm hộ thường mất 1 đến 2 tháng để lành hoàn toàn.

>> Nhiễm khuẩn âm đạo: Những tác hại khôn lường

2.2 Dính môi bé

Đây là hiện tượng hai môi bé sinh dục nữ dính lại với nhau chỉ còn một khoảng trống nhỏ. Trong một số trường hợp môi bé hầu như bịt kín.

Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ gái dưới 7 tuổi và thường không có gì đáng lo ngại.

Nguyên nhân gây ra?

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng dính môi bé. Tuy nhiên nó thường xảy ra do kích ứng hoặc viêm nhiễm âm đạo.

Trong trường hợp môi bé chỉ dính nhẹ, thường sẽ tự tách ra sau khi bé gái tới tuổi dậy thì nhờ tăng nồng độ estrogen.

Khi nào cần gặp bác sỹ?

Đối với hầu hết bé gái, dính môi bé không gây ra bất kì vấn đề gì. Thông thường tình trạng này được cha mẹ vô tình phát hiện khi tắm hoặc thay tã cho bé.

Dính môi bé được cha mẹ vô tình phát hiện khi tắm hoặc thay tã cho bé

Lúc này cần đưa trẻ đến khám. Bác sĩ sẽ xác nhận liệu có phải do dính môi bé hay do các bất thường nào khác. Sau đó, bé gái sẽ được khám định kì vùng sinh dục tùy theo tình trạng.

Điều trị như thế nào?

Trong trường hợp dính mức độ trung bình. Trẻ có thể cần được tiểu phẫu tách môi bé. Bên cạnh đó, bôi thuốc mỡ hoặc kem chứa estrogen để chống dính trở lại.

3. Sơ lược về tạo hình môi âm hộ

3.1 Tạo hình môi âm hộ là gì?

Nếu bạn tìm kiếm trên Google, đa phần đều dò được các thuật ngữ khác nhau như “trẻ hóa vùng kín” hay “trẻ hóa cô bé”. 

Trẻ hóa âm đạo hay trẻ hoá vùng kín là một thuật ngữ rộng bao gồm vô số lựa chọn cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển hiện nay. Các liệu pháp “trẻ hóa âm đạo” thường bao gồm sử dụng các thiết bị năng lượng như lazer, tần số vô tuyến,… Hầu hết các thủ thuật trẻ hóa âm đạo sử dụng một số dạng năng lượng để đạt được các kết quả như: se khít âm đạo, giảm triệu chứng tiểu không kiểm soát, hạn chế khô âm đạo, làm hồng và săn chắc môi âm hộ,…

Sự khác biệt chính giữa phẫu thuật tạo hình môi âm hộ và các phương pháp theo mô hình “trẻ hóa âm đạo” là phẫu thuật tạo hình môi là một thủ thuật phẫu thuật. Thủ thuật tạo hình môi âm hộ nhằm mục đích làm giảm kích thước của môi bé để giảm việc mất cân xứng so với môi lớn trong trường hợp môi bé phì đại. 

3.2 Lý do tạo hình môi âm hộ?

Có nhiều lý do khiến phụ nữ bị giãn rộng môi âm hộ, bao gồm sinh con, lão hóa, hoạt động tình dục nhiều và di truyền. Phụ nữ chọn phẫu thuật vì một số lý do. Nhiều phụ nữ bị phì đại môi âm hộ, đặc biệt là môi bé gặp khó khăn khi tập thể dục, vệ sinh gây nhiễm trùng đường tiết niệu, hoạt động tình dục và các hoạt động thể chất khác.

Hơn nữa, với xu hướng ngày càng tăng việc mặc quần bó sát để tập yoga, tập thể dục, quần áo bơi, vùng kín to ra có thể khiến phụ nữ khó mặc những bộ quần áo như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân nữ đều thừa nhận nguyên nhân chính là cảm giác vô cùng tự ti khi quan hệ tình cảm với bạn đời. 

>> Ung thư âm hộ là gì? Tìm hiểu ngay để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời

3.3 Quy trình tạo hình môi âm hộ như thế nào?

Quy trình cắt phần môi dư thừa:

Đây là kỹ thuật ban đầu khi thực hiện tạo hình môi. Trong quy trình này, phần dư thừa được cắt bỏ và khâu lại sao cho đối xứng hai bên và cân xứng với môi lớn.

Thủ tục tạo hình:

Lúc này bác sỹ sẽ tạo hình để môi bé nhìn tự nhiên sau phẫu thuật. Sau đó sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ tự tiêu.

Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật tạo hình môi bé

Trên thực tế, có các loại phẫu thuật để thu nhỏ môi âm hộ và tất cả các kỹ thuật này đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật tạo hình môi, chìa khóa để đảm bảo kết quả phù hợp là đảm bảo rằng bạn đang đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được hội đồng chứng nhận chuyên về thủ thuật này.

3.4 Gây mê cho tạo hình môi?

Phẫu thuật tạo hình môi là một phẫu thuật không cần nhập viện. Quy trình có thể thực hiện trong vòng một giờ hoặc kết hợp với những ca phẫu thuật thẩm mỹ khác. Cuộc phẫu thuật có thể được thực hiện dưới quá trình gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Điều này tùy thuộc vào kế hoạch điều trị được thảo luận với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

3.5 Chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào?

Bộ phận sinh dục của phụ nữ rất nhạy cảm và nói chung cần được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi tiến hành một thủ thuật như tạo hình môi, có một số hướng dẫn sau phẫu thuật mà bạn cần lưu ý sau khi tiến hành thủ thuật.

  • Bạn nên tránh tắm lâu và nên lau khô vết thương sau khi rửa sạch. 
  • Thuốc kháng sinh do bác sĩ phẫu thuật kê đơn nên được dùng để giảm đau và viêm có thể xuất hiện sau thủ thuật.
  • Cần tránh đi xe đạp, chạy và các hoạt động thể chất khác cho đến khi bạn được bác sĩ phẫu thuật cho phép. Việc quay trở lại sớm các hoạt động có thể gây áp lực lên vết thương và sẽ trì hoãn quá trình lành vết thương một cách không cần thiết. 
  • Bạn không nên mặc quần áo hoặc áo lót chật vì chúng gây ma sát với vết thương.
  • Không thể quan hệ tình dục trong ít nhất bốn tuần.

Môi bé là một trong những phần cấu tạo nên cơ quan sinh dục ngoài của nữ. Vì thế việc vệ sinh vùng kín đúng cách và chăm sóc môi bé làm cho phụ nữ tự tin hơn. Trường hợp, nếu vùng bé có dấu hiệu sưng, đau, nổi hạt, và các bất thường khác. Hãy thăm khám bác sỹ phụ khoa để được tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị. 

>> Xem thêm: Môi lớn và các vấn đề thường gặp

Video liên quan

Chủ Đề