Vì sao nói Ấp chiến lược là xương sống

“Ấp chiến lược được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của

A. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

  Ấp là một từ thông dụng ở miền Nam để chỉ những thôn xóm hẻo lánh ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

  “Ấp chiến lược” là cách gọi của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đây để chỉ những trại tập trung, những khu dồn dân được dựng lên ở khắp miền Nam khi  bắt đầu chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và tiếp tục được thực trong suốt quá trình cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.


  Bình định, dồn dân, lập “ấp chiến lược” luôn luôn được của Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi là chương trình xương sống, là “quốc sách”, là tận kế cự địch” [kế cuối cùng chống địch]. Đó là kế sách cơ bản và chủ yếu để của Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực, một ngọn đòn tấn công toàn diện chống lại phong trào cách mạng của đồng bào miền Nam, bao gồm các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, tâm lý, gián điệp, nhưng chủ yếu là bằng vũ lực với các cuộc hành quân càn quét liên miên, thực hiện cho kỳ được việc dồn dân, quây rào lập ấp quy mô lớn.

  Hệ thống “ấp chiến lược” ở miền Nam đã được xây dựng như sau: mỗi ấp chiến lược qui mô trung bình trên dưới 100 ha với khoảng vài ba bốn nghìn dân, được quây trong vòng đai dài vài ba ki lô mét, có rào tre hay cọc gỗ vót nhọn cao quá đầu người bên ngoài. Bên trong là bờ luỹ bằng đất đắp cao và dầy, có hàng rào giây thép gai chắn giữ. Giữa bờ luỹ rào ngoài và rào trong là một hào sâu và rộng [đất đào hào dùng để đắp luỹ] có cắm chông tre dày đặc. Nơi nào không đắp bờ luỹ và đào hào sâu thì cắm bãi cây có gai hoặc bãi cọc sắt đầu nhọn có gài mìn tự động dày đặc. Sát vòng đai là lô cốt bê tông và nhiều ụ đất cao dựng chòi canh, có lực lượng phòng vệ luân phiên canh giữ. Ra vào ấp thường chỉ có 2 hay 1 cổng, đóng mở theo giờ giấc, người trong ấp ra vào phải xuất trình hai loại thẻ vào và ra khác nhau có dán ảnh để kiểm soát và ghi tên vào sổ lưu để điều tra khi cần.

  Nhà cửa của người dân chen nhau trong vòng đai, mà ở trung tâm là khu hành chính, nơi đặt trụ sở của ban quản trị và của các tổ chức chính trị kìm kẹp, khống chế dân trong ấp. Cứ dăm bảy nóc nhà phải lập thành “liên gia”. Cứ dăm bảy ấp phải lập thành “liên ấp” có một vòng đai chung bao quanh với nhiều đài quan sát, tháp canh. Các “liên gia”, “liên ấp chiến lược” phải có nhiệm vụ kiểm soát lẫn nhau.

  Hệ thống “ấp chiến lược” đã được của Mỹ và chính quyền Sài Gòn dựng lên khắp miền Nam, mỗi tỉnh hàng trăm ấp. Đó thực sự là hệ thống pháo đài và tập đoàn cứ điểm kiên cố, khó có thể phá từ bên trong hoặc từ bên ngoài, lại được các lực lượng lính bảo an và lính chính qui trang bị bằng những phương tiện hiện đại đóng quanh vùng sẵn sàng ứng chiến khi có động.

  Mục tiêu toan tính của của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là dựa vào quốc sách ấp chiến lược  để vừa cô lập, tiêu diệt bộ phận nòng cốt của cách mạng, tiêu diệt lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam, khống chế nhân dân miền Nam, cách ly dân với lực lượng cách mạng. Để đối phó với tình trạng phân tán bị động của quân đội,  Mỹ và chính quyền Sài Gòn tính sẽ nhờ ấp chiến lược mà tập trung trở lại chủ lực, sử dụng lực lượng địa phương, dân vệ làm nhiệm vụ trị an, do đó tăng quân số và khả năng cơ động.

  Từ xuân năm 1961 đầu 1962 trở đi, việc càn quét lập ấp chiến lược của của Mỹ và chính quyền Sài Gòn và chống càn quét, chống lập ấp chiến lược và phá ấp chiến lược của lực lượng cách mạng miền Nam luôn luôn lặp đi lặp lại rất quyết liệt, là một nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giữa nhân dân miền Nam với của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cực kỳ khó khăn nặng nề mà quân dân miền Nam phải đối phó hết sức quyết liệt trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   

Page 2

72 điểm

Phương Lan

Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965? A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh cục bộ”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

D. “Chiến tranh đặc biệt”.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án D Ấp chiến lược” được coi là “xương sống”, là quốc sách của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản nào dưới đây? A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng và Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản lien đoàn. D. Đông Dương Cộng sản lien đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
  • Cho các sự kiện sau 1. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay thế cho tiền Đông Dương của Pháp 2. diễn ra tổng tuyển cử khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà 3.Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán 4. chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp hiệp định Sơ bộ Lựa chọn đáp án đúng với tư cách sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian A. 4,3,1,2 B. 1,2,3,4 C. 3,2,4,1. D. 3,4,1,2
  • Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì kháng Nhật cứu nước A. Khởi nghĩa Ba Tơ. B. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. C. “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”. D. Chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”.
  • Điều gì chứng tỏ rõ rệt nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? A. Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế [1946-1950]. B. Năm 1972, sản xuất trong 4 ngày đã đạt bằng sản lượng cả năm của đế quốc Nga cũ. C. Nhanh chóng trở thành cường quốc công nghiệp thế giới D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới
  • Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara là gì? A. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. B. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm. C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng. D. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng.
  • Cho các sự kiện sau 1.Hội nghị bốn bên chính thức họp phiên đầu tiên ở Pari 2.Hiệp định Pari được chính thức kí kết 3.“Trận Điện Biên Phủ trên không” suốt 12 ngày đêm Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian: A. 1,3,2 B. 2,3,1 C. 1,2,3 D. 3,2,1
  • Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923? A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu. B. Bùi Quang Chiêu, Phạm Tuấn Tài. C. Nguyễn Khắc Nhu, Bùi Quang Chiêu D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
  • Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. D. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.
  • Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ? A. Pháp. B. Đức C. Anh. D. Liên Xô
  • Xét về bản chất, toàn cầu hóa là A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề