Tại sao móng chân bị nứt

Các bệnh liên quan đến móng chân móng tay

Cùng với răng và xương, móng là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể. Nó bảo vệ mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi, làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Sự thay đổi của móng cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe.

Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước. Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2 mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại.

Để cho móng phát triển bình thường, chúng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hoặc bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh. Một số biến dạng điển hình như: đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu, móng tay có rãnh...

Một số hiện tượng thường gặp khác như móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn [eczema], viêm da, nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.

Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.

Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn [vô danh]. Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt. Bán nguyệt nhỏ, số lượng ít, thường thấy ở “thực chứng” [bệnh cấp tính] và “dương hư” [suy giảm chức năng] - theo phân loại chứng trạng trong Đông y. Bán nguyệt lớn, số lượng nhiều thường thấy ở những người khí huyết thịnh vượng hoặc các bệnh “âm hư dương thịnh”, dễ bị trúng phong.

Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối.

Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp [Basedow], thiếu máu, rối loạn tuần hoàn ngoại vi...

Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính, thiếu máu, có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan.

Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.

Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố [melanoma]. Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.

Móng chân mọc vào trong cũng là hiện tượng cực kỳ phổ biến ở những người thường xuyên lấy khóe, chăm sóc móng nhưng ít khi bệnh tự khỏi. Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và điều trị chứng này, nên cắt móng chân theo đường viền của ngón chân nhưng đừng cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân vì điều này sẽ kích thích phần móng chân còn lại mọc ngược vào trong.

Móng chân nên để dài đến hết phần thịt của ngón chân, tránh đi những đôi giày chật mà sẽ gây áp lực lên móng. Để điều trị chứng móng mọc ngược, ngâm chân vào nước muối ấm mỗi ngày 1 lần trong 5 phút. Nước sẽ thâm nhập sâu vào các khe và sẽ giết chết các vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Trong khi da trở nên mềm mại dưới nước, dùng bông gòn nhẹ nhàng làm sạch lớp da chết quanh móng để giảm áp lực của da đối với móng.

Một bệnh thường gặp khác là nấm móng. Nấm móng do nhiều loại nấm gây ra, do những vi khuẩn nấm đã ăn mòn hoặc làm chết các tế bào và protein ở vùng móng. Hiện tượng bong móng do nấm gây ra là một hiện tượng khá phổ biến.

Khi bị nấm móng chân, bạn sẽ có thể gặp những triệu chứng như:

- Móng chân trở nên vàng, nâu và trắng.

- Trở nên dày, to và cứng.

- Dễ vỡ và bung ra.

Những chiếc móng bị bong ra do nấm, đa phần đều có khả năng mọc lại. Tuy nhiên chiếc móng mới vẫn sẽ có thể bị nhiễm "bệnh" như chiếc móng đã bị bong trước đó. Chính vì thế, ngay khi bạn gặp phải những biểu hiện của bệnh nấm móng, bạn cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tận gốc chứng bệnh trên.

Lưu ý, môi trường thuận lợi để nấm móng phát triển là bóng tối và ẩm ướt. Chính bởi vậy, nếu không muốn mắc bệnh, bạn cần tránh đi tất hay giày quá chật, không nên sơn những lớp sơn móng quá dày.

Thêm vào đó, nấm móng chân cũng có thể dễ lan truyền từ chân nọ sang chân kia và từ móng này sang móng khác. Vì thế, bạn không nên đi chân trần vào nhà tắm công cộng cũng như phòng thay quần áo chung.

Một vài bí quyết sau đây giúp bạn loại trừ nguy cơ bị bong móng và "sở hữu" một bộ móng "khỏe":

- Luôn thay tất và nên dùng tất có chất liệu làm bằng vải sợi tự nhiên [chất cotton], để có thể thấm hút mồ hôi một cách dễ dàng và giúp cho đôi chân bạn luôn được thông thoáng.

- Đi giày vừa chân, không quá chật, để tạo cho chân cảm giác thoải mái và loại trừ nguy cơ bị bong móng do mang giày quá kích chân.

- Thường xuyên cắt tỉa và chăm sóc móng chân. Không nên để móng chân quá dài rất dễ bị gãy, vỡ hay lật móng.

Tình trạng nấm ở móng chân khiến bộ phận này bị nứt nẻ, có màu vàng và mất thẩm mỹ. Thậm chí, căn bệnh này còn gây đau đớn khi đi giày, dép. Bệnh nấm móng chân nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy có những biện pháp nào để phòng ngừa bệnh nấm móng chân?


Móng chân là bộ phận dễ bị tích tụ vi khuẩn nếu không được vệ sinh và chăm sóc thường xuyên. Khi nấm xâm nhập và phát triển vào các vết nứt trên móng hoặc vết cắt trên da sẽ gây ra tình trạng nấm móng chân. Lúc này, móng chân sẽ có sự thay đổi màu sắc và trông dày hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến việc đi lại và chất lượng cuộc sống của người bệnh do bị đau nhiều.

Bạn đang xem: Móng chân bị nứt

Bệnh nấm móng chân có thể lây lan sang các phần khác của móng, thậm chí nó còn phát triển lên móng tay và da. Theo các chuyên gia, nam giới là đối tượng dễ bị nấm móng chân hơn nữ giới. Người cao tuổi rất dễ bị nấm do sức đề kháng kém. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thường xuyên hút thuốc,... cũng tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.


2. Triệu chứng và nguyên nhân bệnh nấm móng chân


Để có thể điều trị và phòng ngừa nấm móng chân một cách hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh này. Từ đó, sẽ giúp bác sĩ thuận lợi hơn trong việc chữa trị triệt để bệnh.

2.1. Triệu chứng bệnh nấm móng chân

Dựa vào màu sắc bất thường của móng chân bạn có thể xác định được mình có bị nấm móng chân không? Thông thường, bệnh lý này có dấu hiệu một hoặc nhiều móng chân có sự thay đổi màu sắc sang màu trắng, nâu, vàng. Sau đó, móng chân sẽ dày lên và nứt nẻ. Nếu tình trạng này sớm không được điều trị sẽ gây chảy máu.

Móng chân thường xuyên bị gãy cũng là một triệu chứng của bệnh nấm móng chân. Tình trạng nấm phát triển mạnh có thể khiến móng lỏng và tách ra khỏi nền móng tay.

2.2. Nguyên nhân gây nấm móng chân

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nấm móng chân được xác định là do một nhóm nấm dermatophytes gây ra. Môi trường phát triển của nấm này là ở trên da và keratin [thành phần chính của tóc và móng].


Nấm móng chân là do nhóm nấm dermatophyes gây ra

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa nấm móng chân:

3.1. Giữ chân sạch sẽ và khô ráo

Vệ sinh bàn chân, bàn tay thường xuyên là cách dễ dàng loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng xà phòng với nước. Sau đó, lau khô bàn chân, không được bỏ sót các kẽ ngón chân. Theo đó, kẽ móng chân ẩm ướt có thể khiến nấm phát triển mạnh hơn.

3.2. Không đi chân trần

Môi trường ẩm ướt có thể là điều kiện để nấm dermatophyte phát triển. Khi đi chân trần bạn có thể dễ bị nhiễm nấm, thậm chí, bạn có thể tăng nguy cơ bị lây nhiễm nấm từ người khác. Đó là lý do bạn được khuyến khích đem giày đi tắm hoặc đi dép tông quanh các hồ bơi công cộng, phòng thay đồ và phòng tắm.

3.3. Thay tất và giày thường xuyên

Việc đi giày và tất mỗi ngày có thể khiến bạn bị mồ hôi chân. Do đó, bạn cần thay tất và giặt khô thường xuyên. Giặt giày cũng rất quan trọng nhằm loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn. Đặc biệt với các những vận động viên thể thao, việc thay giày và tất càng cần được thực hiện thường xuyên hơn.

3.4. Sử dụng giày dép vừa kích cỡ chân

Nấm phát triển mạnh khi chân đi giày và tất chật. Bạn nên lựa chọn những đôi giày vừa với kích thước chân để các móng chân, kẽ ngón chân có không gian thở. Lựa chọn chất liệu giày thoải mái, thấm mồ hôi.

Xem thêm: Cách Xóa Tài Khoản Trên Win 10 Hoàn Toàn, 5 Cách Xóa Tài Khoản User Trên Windows 10

3.5. Cắt móng chân

Cắt móng chân sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng nấm móng. Những hãy cẩn thận trong khi cắt móng chân bởi nó có thể kẹp vào da và gây tổn thương da.


Cắt móng chân sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh nấm móng

Sau khi tắm và lau khô chân, bạn có thể rắc một ít bột lên vùng chân. Bột bắp là một trong những loại bột được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bạn sử dụng bột thuốc bởi nó có tác dụng chống lại nấm móng và da chân.

3.7. Giữ các dụng cụ vệ sinh móng sạch sẽ

Làm sạch và khử trùng dụng cụ cắt móng tay, dũa và kéo sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng rượu có thể đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, không dùng chung các dụng cụ này với người khác để tránh lây nhiễm nấm.

3.8. Hạn chế việc sơn móng chân

Sơn móng tay có thể là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Do đó, bạn nên hạn chế việc sơn hoặc đắp móng tay giả.

3.9. Chọn tiệm làm móng sạch sẽ

Muốn chăm sóc móng chân thì bạn nên tìm một thẩm mỹ viện được cấp phép và được chăm sóc cẩn thận. Đảm bảo rằng họ đã tiệt trùng tất cả các dụng cụ của họ sau mỗi lần sử dụng và trước mỗi khách hàng mới hoặc bạn có thể tự mang theo các dụng cụ đã được tiệt trùng.

3.10. Sử dụng kem chống nấm

Nếu bạn đã từng bị nấm móng chân trước đó, bạn cần sử dụng kem chống nấm để tránh tái phát. Bạn nên sử dụng kem này theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

3.11. Không sử dụng giày dép đã cũ

Nấm có thể phát triển trong giày dép cũ. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc xịt chống nấm cho đôi giày mới hơn vào mỗi buổi sáng trước khi xỏ giày vào. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, không bao giờ dùng chung giày hoặc tất với người khác.

Cuối cùng, nếu bạn thấy móng chân có sự thay đổi về màu sắc hoặc hình dạng hãy đến gặp bác sĩ. Việc phát hiện triệu chứng và điều trị sớm sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đem lại hiệu quả điều trị bệnh nấm móng chân một cách tốt nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cachtrongrausach.vn là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Da liễu. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại cachtrongrausach.vn, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi cachtrongrausach.vn] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mycachtrongrausach.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Video liên quan

Chủ Đề