Tại sao móng tay bị lõm

Khi móng tay thay đổi màu sắc, hình dạng hoặc xuất hiện các bất thường có thể là dấu hiệu báo động cơ thể đang gặp vấn đề. Việc kiểm tra móng thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý nghiêm trọng tiềm tàng, trong đó có tình trạng móng tay lõm hình thìa hay còn gọi là móng tay muỗng.

Tiến sĩ Amy Derrick - Giảng viên Khoa Da liễu trường Đại học Northwestern Hoa Kỳ cho biết: có khoảng hơn 30 dấu hiệu trên móng tay phản ánh các vấn đề về sức khỏe, trong đó có hiện tượng móng tay lõm hình thìa [koilonychias] hay con gọi là móng tay muỗng.

Móng lõm hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay [hoặc móng chân] bị lõm xuống, phần xung quanh cạnh của móng tay lại vênh lên, trông giống hình dạng của một chiếc thìa. Móng lõm hình thìa có khả năng giữ được một giọt nước trên móng.

Khi mắc phải tình trạng này, móng tay của bệnh nhân trở nên mỏng hơn, có thể bị nứt và phần ngoài của móng dễ tách ra khỏi giường móng. Tình trạng lõm móng hình thìa thường xảy ra ở móng tay, tuy nhiên đôi khi triệu chứng này còn xuất hiện ở cả móng chân.

Cơ chế gây nên tình trạng móng tay lõm thìa chưa được xác định rõ ràng. Người ta cho rằng nó có liên quan đến sự mềm giường và chất nền của móng tay tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ cơ chế gây bệnh.

Lõm móng tay có thể do môi trường làm việc - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những người làm nghề thủ công hay thợ làm tóc cũng dễ xảy ra khả năng bị lõm móng tay. Nguyên nhân của vấn đề này là do những ngón tay của những người thợ thủ công thường xuyên dùng lực mạnh. Đối với những người thợ làm tóc, họ cũng luôn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.

Móng tay bị lõm thiếu chất gì?

Nguyên nhân thường gặp khi móng tay bị lõm là do thiếu chất sắt hay thiếu máu. Hai nguyên nhân này liên quan đến nhau vì sắt là chất tạo nên máu trong cơ thể, khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.

Dấu hiệu móng tay bị lõm

Khi bị lõm móng tay, ngoài biểu hiện móng tay lõm xuống thì móng tay còn mỏng hơn, xuất hiện nhiều vết xước hay các vết nứt nhỏ.

Dấu hiệu móng tay bị lõm - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó người bị lõm móng tay có dấu hiệu mệt mỏi, sắc da nhợt nhạt, có cảm giác khó thở và thậm chí là cảm giác sức khỏe suy yếu. 

Cách điều trị móng tay bị lõm

Xác định nguyên nhân lõm móng tay

Khi thấy móng tay của mình bị lõm, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra các triệu chứng khác trên cơ thể để có thể xác định được nguyên nhân chính xác.

Nếu như bạn không mắc bất kỳ căn bệnh gì và chế độ dinh dưỡng của bạn đầy đủ thì có lẽ nguyên nhân dẫn đến móng tay bạn bị lõm là do chấn thương, môi trường hay các yếu tố di truyền.

Nếu đó những nguyên nhân này thì bạn không cần lo ngại cho sức khỏe của mình. Nếu không phải, bạn cần đi khám để xác định được căn bệnh mình mắc phải và có hướng điều trị kịp thời.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt và vitamin

Đối với trường hợp bị lõm móng tay do thiếu chất, bạn nên bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt heo, hải sản, gia cầm, các loại đậu hay trái cây sấy khô…

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin cho cơ thể qua các loại thực phẩm hay viên vitamin. Cơ thể của bạn sẽ cần một thời gian nhất định để hấp thụ chất và lượng sắt mới trở lại mức ổn định. Đối với móng tay thì thời gian để khôi phục lại hình dáng ban đầu là khoảng 6 tháng.

Những việc cần làm khi bị lõm móng tay

  • Cắt móng tay thường xuyên, giữ cho móng luôn được ngắn và sạch sẽ.
Cắt móng tay thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet
  • Không cắn móng tay.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp vào các chất tẩy rửa mạnh. Bạn nên đeo găng tay khi phải tiếp xúc.

>>> Xem thêm:

- Móng tay bị gợn sóng tiết lộ những điều gì về sức khỏe?

- Móng tay có sọc là dấu hiệu của bệnh gì?

Cách phòng ngừa móng tay bị lõm trở lại

Để phòng ngừa móng tay bị lõm trở lại bạn cần giữ cho móng tay luôn được sạch sẽ và cắt ngắn. Việc làm như vậy giúp bạn phòng ngừa những vấn đề thường gặp về móng tay. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý:

  • Không nên cắn móng tay.
  • Không sử dụng sơn móng tay cho đến khi móng tay bình thường trở lại.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học.
  • Khi bị thương ở phần móng, bạn nên giữ cho vết thương sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với chất tẩy rửa - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là tổng hợp nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng chống móng tay bị lõm. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân bị lõm móng tay, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/mong-tay-bi-lom-co-phai-la-benh-hay-khong-355040.html

Video liên quan

Chủ Đề