Tại sao mùa đông lại tích điện

Nên ngâm quần áo với xả để hạn chế xảy ra hiện tượng tĩnh điện. Ảnh minh họa

Đông đến là cơ thể "phát điện"

Chị Nguyễn Thị Thanh Thanh [ở Hà Nội] kể, vào những ngày hanh khô gần đây chị thường hay có hiện tượng mặc áo len hay va chạm vào vật gì bằng kim loại cũng thấy có tiếng nổ lét đét. Đôi khi người thân cũng ngại va chạm vào chị vì khi đó có cảm giác người chị bị điện giật.

Gia đình nhà anh Luyện Văn Sáng [ở Hưng Yên] lại gặp hiện tượng chiếc chăn lông đang dùng có hiện tượng tóe sáng mỗi khi có sự chà xát mạnh. Nhiều khi tiếng nổ phát ra cùng với tia sáng khiến gia đình sợ chiếc chăn có thể tạo ra dòng điện tác động đến cơ thể nên không dám dùng chiếc chăn đó.

Cách đây ít ngày, mạng xã hội cũng đã xôn xao trước chia sẻ của một bà mẹ phải đeo găng tay cao su đi ngủ vì gặp phải hiện tượng tĩnh điện. Người phụ nữ này không dám gần chồng, con vì chạm vào là chị bị "giật". Sau chia sẻ của người phụ nữ này, rất nhiều người lo lắng về hiện tượng tĩnh điện.

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện – nguyên giảng viên Viện vật lý kĩ thuật [Đại học Bách Khoa Hà Nội] cho rằng, vào những ngày trời lạnh, thời tiết hanh khô, quần áo, chăn có thể lóe sáng, khi co kéo sẽ thấy có tiếng nổ lách tách khiến nhiều người lo sợ. Ngoài ra, khi nhiệt độ bắt đầu giảm cộng với sự ma sát của cơ thể, quần áo cứ dính chặt vào người hay có người gặp tình trạng đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, chạm vào đồ vật kim loại...

Đây đều là hiện tượng tĩnh điện. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có nhiều, việc mặc nhiều đồ mùa đông ấm mồ hôi ra nhiều cũng là một yếu tố để tạo ra tích điện. Trong quá trình tiếp xúc, sự ma sát sẽ làm điện tích chuyển từ vật này sang vật kia dẫn tới trên một vật sẽ thừa điện tích dương, trên vật kia sẽ thừa điện tích âm. Giữa dương - âm tiếp xúc với nhau thì có hiện tượng phóng điện. Khi mà tiếp xúc với kim loại - vật liệu dẫn điện nên có hiện tượng này bởi một bên tích điện dương như vải quần áo, bên kia là tích điện âm nên phóng điện.

"Tuy nhiên, hiện tượng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên mọi người không nên quá hoang mang. Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu không gây ảnh hưởng đến chết người, hay ảnh hưởng đến sức khỏe", PGS.TS Nguyễn Trường Luyện nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn [Đại học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội], tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Khi tiếp xúc, sự ma sát có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện. Một số hoạt động mà chúng ta có thể nhận thấy rõ sự mất cân bằng điện tích là trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa hoặc một số hành động cọ xát khác.

Hiện tượng tĩnh điện không gây nguy hiểm. Chưa có một báo cáo khoa học hay trường hợp nào về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng này cả. Khi độ ẩm xuống thấp trong những ngày hanh khô, cùng với sự ma sát với cơ thể hay giữa các sợi vải sẽ tạo một lượng điện vô cùng nhỏ chỉ đủ tạo tiếng nổ lét đét hay có tia sáng nhỏ lóe lên. Nó không thể gây giật chết người như nguồn điện lớn.

Làm gì để phòng tránh tĩnh điện?

Mặc dù tĩnh điện không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng sẽ gây khó chịu, để khắc phục các hiện tượng này, các chuyên gia khuyên mọi người nên chú ý: Tăng cường độ ẩm cho không khí: Độ ẩm cao sẽ giảm sự tĩnh điện nên mọi người hãy tăng cường độ ẩm trong không khí. Trong ngày hanh khô, nhiều khi độ ẩm xuống dưới 20% như những ngày qua, mọi người có thể dùng máy phun sương tạo ẩm. Độ ẩm tăng, hạn chế được hiện tượng nổ tanh tách khi có sự ma sát, hạn chế tĩnh điện.

Sử dụng quần áo chất liệu cotton: PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho rằng, với quần áo, chăn… tĩnh điện thường sẽ gặp phải nhiều hơn vì quần áo chứa nhiều sợi tổng hợp. Hiện tượng tích điện mùa đông ở quần áo không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ hay cơ thể nhưng chúng sẽ làm bạn cảm giác khó chịu mỗi khi ra đường. Để tránh hiện tượng khó chịu này, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton. Những loại quần áo có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện.

Bên cạnh đó, mọi người có thể khắc phục bằng cách ngâm quần áo với nước xả vải cũng có thể giúp làm mềm quần áo, ngăn ngừa tĩnh điện. Hoặc nếu không, mọi người có thể cho một chút giấm vào khi giặt đồ cũng sẽ có hiệu quả làm cho quần áo khi mặc không bị dính bết vào người. Quần áo khi phơi nên để khô tự nhiên thay vì sấy khô đồ bằng máy sấy.

Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên: Da khô không chỉ gây mất thẩm mĩ khi trên da luôn trắng xóa các lớp vẩy mà còn ngứa ngáy khó chịu và rất dễ có hiện tượng tĩnh điện. Mọi người nên chú ý tăng cường độ ẩm cho da trong những ngày thời tiết hanh khô. Đặc biệt là khi mọi người mặc quần áo có các chất liệu như polyester, nylon... nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên. Chỉ cần thoa lớp kem dưỡng ẩm trước khi mặc đồ cũng dễ dàng khắc phục được hiện tượng này.

Sử dụng loại giấy dryer sheet: Mọi người có thể tìm mua sử dụng giấy dryer sheet. Giấy này có tác dụng làm mềm sợi vải, ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể, cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo…

Hà My

Cách xử trí người bị điện giật

Trong tiết trời hanh khô như thế này, hẳn nhiều người thường "thót tim" khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách lúc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, co kéo chăn, bật công tắc điện... hay chỉ là bỗng "chạm" vào nhau.

Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện đó.

Và dường nhưnăm nay, nhiều người thường phàn nàn vì bị giật tĩnh điện nhiều hơn. Nhưng vì sao lại thế nhỉ?

Vì sao bạn bị tĩnh điện trong mùa đông?

Cần phải nói rõ 1 chút, tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt 1 vật liệu.

Trên thực tế, điện tích tích tụ trên bề mặt 1 đối tượng cùng sự cộng hưởng của quá trình ma sát. Khi 2 vật tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này qua vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên 1 vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Trong khi đó, cơ thể người là 1 bộ máy điện hóa cực đặc biệt, có thể tạo ra 1 lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây tê tê khi vô tình ma sát với 1 vật nào.

Khi có hành động ma sát như mặc quần áo, chải tóc... con người cảm nhận được rõ nét sự mất cân bằng điện tích này. Những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên 1 cách kỳ quặc.

Ngoài ra, khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại,điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, cũng không đến mức gây sốc, giật tê đối với người bị tác động.

Quay trở lại câu hỏi trước, nhiều người thường kêu năm nay bị giật tĩnh điện nhiều. Và thủ phạm chính là...độ ẩm trong không khí sụt giảm.

Theo giới nghiên cứu, nướclà một chất dẫn điện tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện.

Hay nói đơn giản, độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn.

Làm sao để tránh bị "điện giật" tĩnh điện vào mùa đông?

-Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí xuống khá thấp. Việc sử dụng máy phun sương, tạo ẩm... ở nhà sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.

- Chú ý chọn chất liệu quần áo

Những đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện rất tốt. Vì thế, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

- Xoa kem dưỡng ẩm cho tay thường xuyên

Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp.Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Nguồn: Accuweather

Video liên quan

Chủ Đề