Tại sao ngủ dậy bị đắng miệng

Miệng đắng sau khi ngủ dậy, ăn uống, hay đột nhiên đắng miệng có thể cảnh báo những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức đầy đủ và kịp thời nhất về miệng đắng là bệnh gì, từ đó đưa ra mẹo cực bổ ích về cách phòng ngừa và điều trị.

I – Thường xuyên bị đắng miệng là bệnh gì?

Miệng đắng là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người.. Đây là tình trạng miệng có vị đắng sau khi ngủ dậy, khi ợ hơi, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, hôi miệng kèm theo chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe hằng ngày.

Ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì? Miệng đắng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Miệng đắng có sao không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu đắng miệng do vừa ăn các thực phẩm có vị đắng là điều bình thường, không quá nghiêm trọng. Nhưng nhiều khả năng tình trạng miệng đắng của bạn có thể cảnh bảo một số bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy, hãy tìm hiểu miệng đắng bệnh gì thật kỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.

II – Tại sao miệng đắng? Nguyên nhân bị đắng miệng

Có nhiều nguyên nhân miệng bị đắng, có thể do thói quen sinh hoạt hoặc những bệnh lý phát ra từ bên trong cơ thể. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân vì sao miệng đắng thường gặp nhất.

1. Bị đắng miệng khi ốm là dấu hiệu bệnh gì?

Miệng đắng chán ăn khi bị ốm là dấu hiệu thường gặp nhất. Khi khả năng miễn dịch suy giảm, có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này như: tác dụng phụ của thuốc, viêm nhiễm khoang miệng, trào ngược dạ dày, viêm gan, sơ gan, viêm họng, thiếu chất,…

Bệnh nhân rất thường đắng miệng khi ốm.

2. Đắng miệng khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà của rất nhiều người. Miệng đắng không muốn ăn có thể là dấu hiệu của bệnh gan, mật, hay các vấn đề bệnh nha chu.

Miệng đắng khi ngủ dậy báo hiệu bạn sắp bị ốm, cơ thể mệt mỏi, cần được bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

3. Bị đắng miệng khi mang thai

Mẹ bầu bị đắng miệng do sự thay đổi của horcmon trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến vị giác. Mẹ bầu có thể thèm ăn quá mức hoặc khó chịu với một số thực phẩm có mùi lạ.

Đắng miệng buồn nôn khi mang thai

Sau khi người mẹ nôn trớ, dịch dạ dày tiết ra gây ra tình trạng ắng miệng buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, chúng sẽ tự biến mất sau thời kỳ thai nghén.

4. Miệng đắng lưỡi trắng

Đắng miệng hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý như: khô miệng, nấm miệng, bỏng rát lưỡi,…

Vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ khi miệng bị khô, gây ra tình trạng miệng đắng và hôi hoặc xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi, nướu, cổ họng.

Miệng đắng lưỡi trắng là do một số bệnh răng miệng.

5. Uống thuốc bị đắng miệng

Uống thuốc xong bị đắng miệng là biểu hiện thường gặp sau khi uống thuốc. Một số loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể là nguyên gây bệnh như: đắng miệng khi uống thuốc dạ dày, thuốc lithium, thuốc tim, thuốc kháng sinh,…

6. Đắng miệng buồn nôn là bệnh gì?

Ngoài điệng đắng khi mang thai, nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh trào người dạ dày. Bệnh nhân thường bị sốt đắng miệng buồn nôn nhất vào buổi sáng, khi gặp thời tiết lạnh, ăn đồ cay, nóng,…

Đắng miệng có phải có thai thì chưa thể xác định rõ được. Bạn nên mua que thử thai hoặc đến khám bác sĩ để kiểm tra chính xác.

7. Bị đắng miệng kéo dài do tổn thương dây thần kinh

Một số bệnh về não như: u não, động kinh, đa xơ cứng, mất trí nhớ,… có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác của cơ thể, gây rối loạn vị giác và đắng miệng mệt mỏi.

8. Sốt xuất huyết bị đắng miệng

Thời tiết mưa ẩm tăng khả năng bị sốt xuất huyết cho bệnh nhân. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là đắng miệng khi bị sốt, hay chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, lạnh run và có những nốt đỏ trên da.

9. Căng thẳng gây đắng miệng về đêm

Nhiều khi không phải đắng miệng bị bệnh gì mà là do tình trạng căng thẳng quá mức và kéo dài làm kích thích phản ứng trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị thay đổi vị giác gây miệng đắng và khô.

Căng thẳng kéo dài là nguyên nhây gây đắng miệng.

10. Miệng đắng ngắt trong thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ bị đắng miệng trong thời kỳ mãn kinh là do nồng độ estrogen trong cơ thể bị suy giảm, tăng nguy cơ bị bỏng rát lưỡi hay khô miệng.

Ngoài ra, bạn có thể bị đắng miệng do HIV, thời kỳ điều trị ung thư làm gia tăng các bệnh răng miệng. Bệnh nhân bị cảm lạnh gây đắng miệng do cơ thể truyền đi các protein gây viêm nhiễm để tiêu diệt các tế bào gây hại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vị giác của bạn.

Nếu bạn không biết hay bị đắng miệng là bệnh gì thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

III – Bị đắng miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng. Vì vậy, dưới đây là một số gợi ý miệng đắng nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

1. Bị đắng miệng nên ăn gì?

– Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất như cam, bưởi (với người không mắc bệnh dạ dày) để tăng khả năng tiết nước bọt và hạn chế tình trạng miệng đắng khi ngủ dậy.

Đắng miệng nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C.

– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ với nhiều trái cây, rau xanh trong khẩu phần ăn.

– Ăn các loại cháo loãng, sinh tố giàu dinh dưỡng khi bị đắng miệng.

– Uống nhiều nước lọc để tăng nước bọt rửa trôi vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

– Nhai kẹo cao su không đường thường xuyên có tác dụng giảm các bệnh nha chu rất tốt.

2. Đắng miệng không nên ăn gì?

– Không nên ăn các đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi sẽ tăng hoạt động trào ngược dạ dày, dịch mật gây đắng miệng.

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý gây khô miệng, nấm miệng.

– Tránh các loại nước có ga, axit để kìm hãm bệnh trào ngược dạ dày.

– Đắng miệng khi mang thai nên tránh những thực phẩm có mùi khó chịu dễ gây buồn nôn.

– Không ăn những đồ ăn chứa nhiều đường, protein hoặc để lại vụn khiến vi khuẩn xấu trong răng miệng phát triển.

IV – Cách chăm sóc miệng khi miệng bị đắng

Cho dù bạn miệng bị đắng là bệnh gì thì cũng nên tuân thủ các quy trình chăm sóc răng miệng và sinh hoạt để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh.

– Vệ sinh răng miệng khoa học: Nên đánh răng kỹ càng ít nhất 2 lần/ngày. Súc miệng với nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống là những bước cơ bản trong chu trình chăm sóc răng miệng hằng ngày.

– Lấy cao răng thường xuyên: Cao răng, mảng bám là nơi cư trú của vi khuẩn gây hàng loạt bệnh lý răng miệng. Vì vậy, để tránh tình trạng đắng miệng do các bệnh nha chu, bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 3 tháng/lần.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến một số lối sống sinh hoạt như:

– Kiểm soát chế độ ăn uống tốt: Không để quá đói hoặc quá no làm dạ dày phải tiết nhiều dịch axit hoặc làm tổn thương dạ dày, mật, gan,… khiến bạn bị đắng miệng.

– Sử dụng thuốc đúng cách: Không nên tự ý mua các loại thuốc gây đắng miệng và đặc biệt nên đọc kỹ tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với các những người dị ứng với thành phần của thuốc.

– Cách trị đắng miệng sau khi uống thuốc là bạn nên uống thật nhiều nước lọc hoặc ăn một số đồ ngọt sau đó, súc miệng lại sẽ cải thiện được tình trạng này.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Biện pháp làm hết đắng miệng hiệu quả:

– Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và kết hợp nước súc miệng diệt khuẩn hàng ngày là cách ngăn ngừa miệng đắng hiệu quả.

– Nhai kẹo cao su không chứa đường: Phương pháp nhằm đảm bảo lượng nước bọt trong miệng.

– Uống đủ nước giúp hết đắng miệng: Người bệnh nên uống tối thiểu 2 – 3 lít nước/ngày.

Nếu bạn nghi ngờ đắng miệng là triệu chứng của bệnh gì, nên đi kiểm tra sức khỏe sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em có triệu chứng: sáng ngủ dậy thì bị đắng miệng và có chất màu vàng trong miệng, trong người có lúc cảm giác bồn chồn và run người. Em bị sụt cân, có đau bụng trên rốn. Em có đi khám nội soi thì được chẩn đoán viêm hang vị dạ dày nhưng uống thuốc không giảm nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? Cám ơn bác sĩ.

Bùi Thanh Nhàn (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa - Gan mật - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? ”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Dựa trên thông tin mô tả, bác sĩ cho rằng có khả năng bạn bị Trào ngược dạ dày - thực quản. Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
  • Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, nếu điều trị không đỡ, bạn nên tái khám để được tư vấn kỹ hơn và được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về đắng miệng khi ngủ dậy, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.