Tại sao ngủ mắt nhắm không kín

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan Đã trả lời: Ngày 12/03/2021
Mắt

Chào bạn!

Tình trạng mắt không nhắm được kín khi đã chủ động nhắm mắt hoặc vô thức khi đang ngủ là một thực tế thường gặp. Đánh giá khả năng nhắm kín mắt khi được yêu cầu nhắm là nghiệm pháp bắt buộc khi khám chức năng của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt). Khi đó, bác sĩ mắt hoặc bác sĩ thần kinh sẽ yêu cầu người bệnh nhắm chặt mắt chủ động hoặc nhắm 2 mắt như đi ngủ. Nếu chức năng của cơ nhắm mắt có vấn đề hoặc dây thần kinh số VII bị liệt thì mắt sẽ bị hở.

Ở ngoài đời thực, vợ chồng, người thân của bệnh nhân là những người có thể phát hiện ra bất thường này. Khi quan sát người thân của mình khi đang ngủ, họ thấy ngáy đều mà mắt khép hờ hoặc vẫn mở không kín được. Về cơ bản, hiện tượng ngủ nhắm mắt không kín là dấu hiệu của:

– Liệt dây thần kinh số VII

– Một số bệnh lý có lồi mắt khiến mi không thể che phủ được nhãn cầu như bệnh lý hốc mắt do tuyến giáp, viêm hoặc u hốc mắt, bệnh lý mạch máu hốc mắt,…

– Một vài hội chứng bẩm sinh như co rút mi vô căn, dị dạng phân bố thần kinh, rối loạn trương lực cơ.

Thực tế là nếu lòng đen bị hở ra, không được mi chen chắn bảo vệ và không được nước mắt làm ẩm và nuôi dưỡng trong một vài giờ hoặc vài ngày do chấn thương, sau phẫu thuật mắt thì chưa thể gây nguy hiểm nhiều cho mắt. Nhưng nếu các bạn để như vậy lâu thì lòng đen sẽ bị viêm loét, khô tróc, thậm chí có thể mù lòa do bị thủng hoặc tạo thành sẹo giác mạc. Lúc này, các bạn phải sử dụng thuốc tra nhỏ mắt hoặc phẫu thuật mắt.

Do đó, người ngủ mở mắt cần phải đi khám 2 chuyên khoa là thần kinh và mắt. Nếu tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này sẽ được điều trị tận gốc để thoát khỏi tình trạng này. Một số biện pháp tình thế và tạm thời thường được chuyên khoa mắt áp dụng đó là:

– Sử dụng băng che hoặc dùng khiên chắn mắt vào ban đêm giúp mắt được che kín, tránh tình trạng khô mắt và viêm loét do hở mi.

– Tra nước mắt nhân tạo, gel hoặc thuốc mỡ, kháng sinh tạo lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu giúp làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt.

– Phẫu thuật khâu cò mi 1 phần hoặc toàn bộ cũng giúp mi nhắm kín, bảo vệ được nhãn cầu nhưng không phải là phương pháp điều trị lâu dài và triệt để.

Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn về tình trạng mắt của mình, bác có thể liên hệ với tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt nhé.

Nguyên nhân hở mi mắt

Các trường hợp hở mi mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như: liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não...; Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u…; Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hở mi mắt; Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ; Nguyên nhân hay gặp là sau phẫu thuật thẩm mỹ, cắt da thừa, lấy mỡ mắt… thường hay gặp ở mi dưới.

Tại sao ngủ mắt nhắm không kín

Hở mi mắt khiến bệnh nhân không nhắm được kín mắt.

Làm sao để phát hiện?

Người bị hở mi mắt có dấu hiệu không nhắm mắt được kín khi đã chủ động nhắm mắt hoặc vô thức khi đang ngủ. Đánh giá khả năng nhắm kín mắt khi được yêu cầu nhắm là nghiệm pháp bắt buộc khi khám chức năng của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt). Khi đó bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ mắt sẽ yêu cầu bệnh nhân nhắm 2 mắt như đi ngủ hoặc nhắm chặt mắt chủ động.

Ở đời thường, một số người có thể phát hiện ra bất thường này mà không phải là bác sĩ. Họ chính là vợ chồng, người thân của bệnh nhân. Quan sát thân nhân của mình đang ngủ, họ thấy đã trong tình trạng ngủ say mà mắt vẫn mở hoặc khép hờ, không kín được như mắt bên kia.

Biến chứng hở mi mắt

Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt. Cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt. Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô.

Khi bị hở mi mắt - nghĩa là không có hiện tượng chớp - cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực.

Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc…

Một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3, là dây thân kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt.

Tại sao ngủ mắt nhắm không kín

Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm.

Chữa trị hở mi mắt

Để điều trị hở mi, bệnh nhân cần đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa mắt. Chi phí chữa bệnh tùy theo mức độ nặng nhẹ của hở mi.

Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

Trong khi chưa được điều trị bằng phẫu thuật, nên đeo kính để hạn chế các kích thích tại mắt. Thường xuyên tra mắt bằng các dung dịch nước muối sinh lý (natriclorua 9%o) hoặc nước mắt nhân tạo. Khi ngủ có thể dùng các mỡ kháng sinh hoặc các gel nhỏ mắt như liposic, corneregel giữ ẩm phần mắt bị hở.

Đối với tình trạng mi mắt bị hở thì biện pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao là phẫu thuật. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Vì vậy nên lựa chọn các địa chỉ uy tín để hạn chế rủi ro. Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ chăm sóc thích hợp. Nên thực hiện vệ sinh mắt sạch sẽ và bảo vệ mắt chu đáo để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Một số biện pháp tình thế, tạm thời được chuyên khoa mắt áp dụng đó là: Băng che hoặc dùng khiên chắn mắt (eye shield) vào ban đêm giúp mắt được che kín, tránh khô mắt và viêm loét do hở mi; Tra gel hoặc mỡ nước mắt nhân tạo, kháng sinh tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu, làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt. Phẫu thuật khâu cò mi một phần hoặc toàn bộ cũng là một thủ thuật hay làm giúp mi nhắm kín, bảo vệ được nhãn cầu nhưng không phải là biện pháp điều trị lâu dài và triệt để.


/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ho-mi-mat-yeu-nguy-co-va-cach-dieu-tri/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhãn khoa.

Mi mắt đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thẩm mỹ và hoạt động chức năng của đôi mắt. Hở mi mắt là tình trạng mắt không được bảo vệ hoàn toàn bởi hoạt động nhắm, mở của mi mắt. Nguy cơ hở mi mắt nếu không được phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh.

Mi mắt là một phức hợp gồm da, cơ vòng mi, mô dưới da, sụn mi và kết mạc phần sụn mi giúp che kín toàn bộ mặt trước của mắt. Mi mắt có cơ chế nhắm kín giúp bảo vệ nhãn cầu, giác mạc trước những chấn thương cơ học từ ngoài tác động và cung cấp độ ẩm cần thiết đảm bảo chức năng bình thường của mắt.

Ngoài ra mi mắt còn có vai trò:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho mắt, góp phần tạo nên một đôi mắt đẹp.
  • Bảo vệ các thành phần bên trong mắt, nhất là giác mạc.
  • Ngăn không cho bụi hoặc dị vật rơi vào mắt.
  • Mi mắt nhắm kín được bảo vệ mắt không bị khô khi ngủ.
  • Khi chớp mí mắt, nước mắt dàn đều ở lòng đen và lòng trắng giúp mắt luôn trơn ướt, nhìn rõ ràng và gạt bỏ bụi, vi khuẩn trong mắt.

Hở mi mắt là tình trạng mí mắt không có khả năng khép kín hoàn toàn, kể cả khi bệnh nhân đã chủ động nhắm mắt hoặc vô thức hở mắt khi đang ngủ.

Để nhận biết hở mi mắt, bác sĩ sẽ cần kiểm tra chức năng của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt) bằng cách yêu cầu bệnh nhân nhắm 2 mắt như đi ngủ hoặc nhắm chặt mắt chủ động. Nếu thấy hình dạng mi mắt bị biến đổi, cơ chế bơm nước mắt bị ảnh hưởng, bề mặt nhãn cầu bị tổn thương thì tức là bệnh nhân đã bị hở mi mắt.

Xem thêm: Liệt dây thần kinh số VII (liệt mặt) có nguy hiểm không?

Tại sao ngủ mắt nhắm không kín

Hở mi mắt là tình trạng mí mắt không có khả năng khép kín hoàn toàn

Nguyên nhân gây hở mi mắt rất đa dạng và phức tạp, có thể liệt kê ra nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng hoạt động nhắm mở mắt.
  • Cơ mặt bị tổn thương.
  • Tổn thương vùng mắt hoặc có khối u.
  • Tác động của chấn thương sọ não.
  • Do bệnh lý về mắt như lồi mắt, lõm mắt, sẹo...
  • Do rối loạn giấc ngủ.
  • Biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ (cắt da thừa, lấy mỡ mắt...).

Một vài trường hợp khác hiếm gặp là do nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng mắc tình trạng này. Tùy vào từng trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể gây mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

Nếu hở mi mắt không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động chức năng của mắt, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì là bộ phận đóng vai trò bảo vệ cho nhãn cầu nên nếu bị ảnh hưởng lâu dài, sẽ gây tác động đến các chức năng cơ bản của mắt. Mắt luôn cần phải được cung cấp nước liên tục để tránh bị mỏi, khô thông qua hoạt động chớp mắt, nhưng hở mi mắt đồng nghĩa với việc không có hiện tượng chớp, khiến mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc.

Biến chứng nặng nề nhất của hở mi mắt là gây mắc các bệnh lý giác mạc (viêm loét giác mạc, nhiễm khuẩn giác mạc, nhiễm khuẩn kết mạc), gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Đó là lý do vì sao cần đặc biệt chú ý nếu mắt bị hở mi.

Tại sao ngủ mắt nhắm không kín

Nếu không điều trị kịp thời, lâu dần có thể dẫn đến loét giác mạc

Một trong những nguyên nhân của hở mi mắt là do tê liệt dây thần kinh điều khiển hoạt động nhắm mở, chớp của mí mắt. Trường hợp này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào huyệt vị của dây thần kinh này khiến nó hoạt động bình thường trở lại.

Với các trường hợp còn lại thì biện pháp điều trị hở mi mắt mang lại hiệu quả cao là tiến hành bằng phẫu thuật. Tùy vào mức độ hở mi nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Sau khi phẫu thuật xong bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh chế độ chăm sóc mắt phù hợp để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Nếu chưa được điều trị bằng phẫu thuật, một số biện pháp tình thế tạm thời có thể áp dụng đó là:

  • Đeo kính, băng che hoặc khiên chắn mắt để hạn chế các kích thích (bụi, vi khuẩn...) tác động vào mắt.
  • Thường xuyên tra gel, nước muối sinh lý (natri clorua 9%) hoặc nước mắt nhân tạo để tạo một lớp bảo vệ ngoài bề mặt nhãn cầu, làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Khi người bệnh bị hở mi sẽ khiến mắt có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như: loét giác mạc, khô mắt... do đó người bệnh cần đến viện khám và điều trị sớm.

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là những cơ sở y tế hàng đầu cả nước trong khám chữa các bệnh liên quan đến mắt, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ y tế.

Chuyên khoa Mắt tại Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại đây là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Vinmec luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: